Biện pháp tích cực hóa:

Một phần của tài liệu Đề xuất một số biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh thông qua dạy học môn toán ở trường THCS (Trang 32)

Trước hết: Người giáo viên phải soạn bài chu đáo, khi lên lớp, nhất thiết phải có giáo án trên giấy, ngay cả khi sử dụng máy chiếu Projector. Khi giảng bài, giáo viên phải làm rõ trọng tâm và mối quan hệ lôgíc nội tại của mạch kiến thức bài học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát huy trí lực và phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới). Bồi dưỡng kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức, hạn chế ghi nhớ máy móc, thay việc sửa lỗi bằng cách hướng dẫn học sinh tự trả lời câu hỏi: do dâu dẫn đến kết quả sai?

Thứ hai: Giáo viên phải là người làm chủ lớp học, thiết lập bầu không khí

thân thiện tích cực, chủ động giải quyết mọi tình huống bảo đảm yêu cầu sư phạm.

Thứ ba: Sử dụng hợp lý sách giáo khoa (không đọc chép, hướng dẫn học

sinh chỉ ghi theo diễn đạt của giáo viên, không để học sinh đọc theo sách giáo khoa để trả lời câu hỏi) và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, phương tiện trực quan, phương tiện nghe nhìn; ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành. Ở một số bài phải làm rõ mối liên hệ dọc theo mạch kiến thức môn học và mối quan hệ môn với các môn học khác để khắc sâu kiến thức.

Thứ tư: Cần phải tích luỹ, khai thác sử dụng hồ sơ chuyên môn, liên hệ thực tế sinh động để làm sâu sắc thêm bài giảng, giao bài tập, chủ đề nguyên cứu, sưu tầm về nhà để rèn luyện kỷ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.

Thứ năm: Giáo viên nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh giải quyết, dẫn dắt

học sinh tự đưa ra kết luận cần thiết. Dạy phải sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và kiên trì giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.

Thứ sáu: giáo viên cần chú trọng rèn luyện kỹ năng tư duy lôgic, tự hệ

thống hóa kiến thức, ghi nhớ có ý nghĩa (hạn chế ghi nhớ máy móc), rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, giáo viên chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu, chủ động sưu tầm

chọn lọc tư liệu liên hệ thực tế, nắm bắt các kỹ năng và kỹ thuật dạy học cần thiết (kỹ năng sử dụng thiết bị, viết bảng, vẽ hình, kỹ năng diễn giải, kỹ năng lôi cuốn chú ý, kỹ năng thao tác mẫu…kỹ năng tiến hành các hoạt động dạy học cụ thể; dạy học vi mô, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy học nêu vấn đề, trình bày theo cấu trúc…)

3.Một số giáo án thực nghiệm sư phạm Giáo án 1 (Đại số 7) Tiết57:§ 6: CỘNG TRỪ ĐA THỨC I. Mục tiêu: 1.Kiến thức:

Học sinh biết cách cộng, trừ đa thức.

2.Kỹ năng:

Học sinh được rèn kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” hoặc dấu “-”, thu gọn đa thức, chuyển vế đa thức.

3.Thái độ:

Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. Nghiêm túc, biết lắng nghe giáo viên giảng bài.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu, thước thẳng, phấn màu. Học sinh: Vở ghi, vở nháp, SGK, dụng cụ học tập.

Tiến trình dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ:

+Đa thức là gì? Cho ví dụ?

+Thu gọn đa thức sau:

Q = x2 + y2 + z2 + x2 - y2 + z2 + x2 + y2 - z2.

2.Đặt vấn đề.

Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu như thế nào được gọi là một đa thức. Vậy để cộng, trừ hai đa thức ta làm thế nào? Tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu điều đó.

3.Bài mới.

Hoạt động của giáo viên – học sinh Ghi bảng

GV: Chiếu hai đa thức M và N. GV: Gợi ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:- Để cộng đa thức M và N bước đầu tiên ta phải làm gì?

- 1 em cho cô biết bước tiếp theo là gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau khi nhóm đơn thức đồng dạng lại với nhau ta sẽ làm gì? HS: Trả lời các câu hỏi rồi tính M + N theo hướng dẫn.

GV: Dựa vào quy tắc “dấu ngoặc” và tính chất giao hoán, kết hợp. HS: Trình bày tại chỗ.

GV: Ghi bảng các bước cộng hai đa thức M và N.

GV: Giới thiệu kết quả là tổng của hai đa thức M và N.

GV: Yêu cầu học sinh làm ?1. HS: Làm bài tập ngoài giấy nháp. GV: Gọi học sinh lên bảng làm ?1còn lại làm vào vở rồi đối chiếu kết quả với bạn.

GV: Chữa bài cho học sinh và nhấn mạnh đa thức tổng nên sắp xếp theo bậc giảm dần của biến.

1. Cộng hai đa thức.

Cho hai đa thức: M = 5x2y + 5x -3 N = xyz – 4x2y + 5x – Ta có: M + N = (5x2y + 5x -3) + (xyz – 4x2y + 5x – ) = 5x2y + 5x -3 + xyz – 4x2y + 5x – ) = (5x2y - 4x2y) + (5x + 5x) + xyz + (-3 ) = x2y + 10xy + xyz

Ta nói: Đa thức x2y + 10xy + xyz là tổng của hai đa thức M và N.

?1:

Hoạt động 2: Trừ hai đa thức. GV: Chiếu ví dụ 2.

HS: Suy nghĩ làm ví dụ 2.

GV: Tương tự như phép cộng hai

2. Trừ hai đa thức:

Cho hai đa thức:

đa thức.

GV: Ghi bảng cách viết P – Q sau đó hỏi tiếp theo em bước tiếp theo ta làm thế nào?

HS: Trả lời tại chỗ.

GV: Giới thiệu kết quả là hiệu của hai đa thức P và Q.

GV: Lưu ý quy tắc bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước.

GV: Yêu cầu học sinh làm ?2.

HS: Thảo luận 2 bạn cùng bàn để làm ?2.

GV: Gọi một vài nhóm đại diện cho kết quả.

GV: Chữa bài và chốt lại các bước để trừ hai đa thức. Q = xyz – 4x2y + xy2 + 5x Ta có: P – Q = (5x2y – 4xy2 + 5x – 3) – (xyz – 4x2y + xy2 + 5x ) = 5x2y – 4xy2 + 5x – 3 – xyz + 4x2y - xy2 - 5x = (5x2y + 4x2y ) + ( -4xy2 – xy2 ) + ( 5x – 5x) – xyz + ( -3 + ) = 9x2y – 5xy2 – xyz -

Ta nói: Đa thức 9x2y – 5xy2 – xyz - là hiệu của hai đa thức P và Q.

?2:

Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố. GV: Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm

bài tập 29/SGK.

HS: Làm bài tập vào vở nháp. GV: Cùng học sinh giải bài tập 29. GV: Gọi 2 học sinh lên bảng, mỗi học sinh làm 1 câu.

HS: Làm theo yêu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Chữa và chốt lại cách làm. GV: Lưu ý học sinh khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “ - ”, phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.

GV: Cho học sinh làm tiếp bài tập

3. Luyện tập Bài tập 29/SGK: Tính: a)(x + y) + (x –y ) = x + y + x – y = 2x b)(x + y) - (x –y ) = x + y - x + y = 2y Bài tập 31/SGK:

31/SGK.

HS: Làm bài theo nhóm mỗi dãy làm một ý và cử đại diện lên bảng trình bày.

GV: Tính N – M ta làm tương tự như M – N chỉ việc đổi dấu

GV: Chữa bài.

Tính

• M + N = (3xyz – 3x2 + 5xy -1) + (5x2 + xyz - 5xy + 3 – y)

= 3xyz – 3x2 + 5xy -1 + 5x2 + xyz - 5xy + 3 – y

= (– 3x2 + 5x2 ) + ( 3xyz + xyz ) + (5xy -5xy) – y + (-1 + 3)

= 2x2 + 4xyz – y + 2

Ta nói: Đa thức 2x2 + 4xyz – y + 2 là tổng của hai đa thức M và N.

• M - N = (3xyz – 3x2 + 5xy -1) - (5x2 + xyz - 5xy + 3 – y)

= 3xyz – 3x2 + 5xy -1 - 5x2 - xyz + 5xy - 3 + y

= (– 3x2 - 5x2 ) + ( 3xyz - xyz ) + (5xy + 5xy) + y + (-1 - 3)

= -8x2 + 2xy + 10xy + y – 4

Ta nói: Đa thức -8x2 + 2xy + 10xy + y – 4 là hiệu của hai đa thức M và N

4. Hướng dẫn bài tập về nhà:

+ Làm bài tập 30, 32, 33 SGK.

Giáo án 2 (Đại số 7)

Tiết 53: §3: ĐƠN THỨC I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

+ Học sinh nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức. + Nhận biết được đơn thức thu gọn.

+ Phân biệt được phần hệ số, phần biến của đơn thức. + Biết nhân hai đơn thức.

2.Kỹ năng:

+ Biết nhân hai đơn thức

+ Biết cách viết một đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn.

3.Thái độ:

Giáo dục cho học sinh tính chính xác, cẩn thận, say mê học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Chuẩn bị:

+ GV: SGK, giáo án, bảng phụ, thước thẳng, máy chiếu. + HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. Tiến trình dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ:

Tính giá trị của biểu thức tại x=3 và y=1? a)x3 y

b)3x2 -2xy

2.Đặt vấn đề:

Qua bài tập trên, các biểu thức x3 y, 3x2 -2xy được gọi là đơn thức hay không? vì sao có vì sao không? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên – Học sinh Nội dung ghi bảng

GV: Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn ?1 HS: Hoạt động theo nhóm làm ?1 GV: Cho các biểu thức đại số: 4xy2; 3-2y; - 3 5x2y3x; 10x + y ; 5(x + y) ; 2x2(-1 2)y3x ; 2x2y ; -2y - Hãy sắp xếp chúng thành 2 nhóm: Nhóm 1: Những biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ. Nhóm 2: Các biểu thức còn lại.

HS: Lên bảng trình bày vào bảng phụ GV: Các biểu thức đại số trong nhóm 2 là những ví dụ về đơn thức.

- Em hãy cho biết thế nào là đơn thức?

HS: Phát biểu khái niệm đơn thức Ví dụ 1: SGK

GV: Các biểu thức trong nhóm 1 không là đơn thức.

HS: Theo dõi

GV: Số không có được gọi là đơn thức không?

HS: Suy nghĩ- trả lời

GV: Yêu cầu HS suy nghĩ làm ?2 HS: lấy ví dụ. 1. Đơn thức ?1 • Các biểu thức có chứa phép cộng, trừ: - Nhóm 1: 3 – 2y ; 10x + y ; 5(x + y) • Các biểu thức còn lại: - Nhóm 2: 4xy2 ; - 3 5x2y3x ; 2x2(-1 2)y3x ; 2x2y ; -2y

Các biểu thức đại số trong nhóm 2 là những ví dụ về đơn thức.

• Định nghĩa: SGK

• Chú ý: SGK

- Số 0 được gọi là đơn thức không

Ví dụ: 3x2y; 5; 2y, 5xyz….

Hoạt động 2: Đơn thức thu gọn

HS: Theo dõi

GV: - Trong đơn thức này có mấy biến?

- Các biến đó có mặt mấy lần, dưới dạng nào?

HS: Trả lời tại chỗ.

GV: Ta nói 10x6y3 là đơn thức thu gọn 10 được gọi là hệ số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

x6y3 gọi là phần biến

GV: Thế nào là đơn thức thu gọn? HS: Suy nghĩ –Trả lời

GV: Đơn thức thu gọn gồm mấy phần? HS: Suy nghĩ –Trả lời

GV: Lấy ví dụ về đơn thức? 3x2yx;

Các đơn thức đó đã thu gọn hay chưa nếu chưa thì em hãy thu gọn đơn thức đó? Chỉ ra phần hệ số, phần biến ? HS: Thực hiện

GV: Số 5 có phải là đơn thức không? HS: Trả lời

GV: Các em cần nhớ phần chú ý vì sẽ cần thiết trong giải bài tập:

VD: Xét đơn thức : 10x6y3 Có 2 biến là x, y.

Các biến đó có mặt một lần, dưới dạng lũy thừa với số mũ nguyên dương.

10: được gọi là hệ số

x6y3 được gọi là phần biến

Định nghĩa: SGK Đơn thức thu gọn gồm 2 phần -Phần hệ số -Phần biến VD: 3; là các hệ số x2yx; xy3zx2y là biến số Chú ý: SGK

Hoạt động 3: Bậc của đơn thức GV: Xét ví dụ: 2x5y3z

HS:Theo dõi

GV: Đơn thức trên có phải là đơn thức thu gọn không? Xác định phần biến phần hệ số?số mũ của mỗi biến?

3. Bậc của một đơn thức

VD: Cho đơn thức 2x5y3z Biến x có số mũ là 5 Biến y có số mũ là 3 Biến z có số mũ là 1

HS: Biến x có số mũ là 5 Biến y có số mũ là 3 Biến z có số mũ là 1

GV: Tổng các số mũ là bao nhiêu? HS: 9

GV: Ta nói tổng số mũ của đơn thức bằng 9 là bậc của đơn thức.

Em hãy cho biết thế nào là bậc của đơn thức?

HS: Phát biểu GV: Nêu chú ý

Số thực khác 0 là đơn thức bậc không. Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.

Tổng các số mũ của các biến là: 5 + 3 + 1 = 9

Ta nói 9 là bậc của đơn thức 2x5y3z

Định nghĩa: SGK Chú ý: SGK

Ví dụ: 3, 5, 9….

Hoạt động 4: Nhân hai đơn thức GV: Xét ví dụ: Hai biểu thức số

A=32.167 và B= 34.166 HS: Xem ví dụ

GV: Dựa vào tính chất giao hoán,kết hợp của phép nhân các số và quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta thực hiện phép nhân A với B. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Tương tự gọi HS lên bảng làm bài nhân hai đơn thức: 2x2y và 9xy4

GV: Gợi ý cho học sinh nhân phần hế số với nhau và nhân phần biến với nhau HS: Lên bảng làm

GV: Vậy để nhân hai đơn thức ta làm thế nào?

HS: Để nhân hai đơn thức thì:

4. Nhân hai đơn thức

VD: Hai biểu thức số A= 32.167 và B=34.166 A.B= (32.166).(34.167) = (32.34).(166.167) =36.1613

Thay chữ giống số để làm tương tự

Nhân hai đơn thức 2x2y và 9xy4 (2x2y).(9xy4)= (2.9).(x2y.xy4) =18.(x2.x).(y.y4) = 18.x3y5

Nhân các hệ số với nhau Nhân các phần biến với nhau GV: Cho HS làm ?3 HS: Làm bài vào vở ?3: x3.(-8xy2) = .(-8)].(x3.x).y2 = 2x4y2 4.Củng cố:

+ Nhắc lại khái niệm đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của một đơn thức, nhân hai đơn thức.

+ Gọi HS đứng tại chỗ làm bài tập 13 (SGK/Trang 32).

5.Hướng dẫn về nhà.

+ Nắm vững các kiến thức cơ bản của bài.

+ Làm bài tập 10, 11, 12, 14 (SGK).

Giáo án 3 (Hình học 9)

TIẾT 44: § GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN TRONG ĐƯỜNG TRÒN, GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN NGOÀI ĐƯỜNG TRÒN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học sinh nhận biết được góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn. Học sinh phát biểu và chứng minh được định lí về số đo của góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn.

2. Kĩ năng :

+ Học sinh vận dụng được các kiến thức trên vào bài giải các bài tập liên quan.

+ Rèn luyện kĩ năng chứng minh chặt chẽ, rõ, gọn.

3.Thái độ:

Học sinh nghiêm túc,tự giác tích cực,chủ động trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Thước thẳng, com pa, bảng phụ.

2. Học sinh:

Thước kẻ, com pa,ôn tập định lý về số đo của góc nội tiếp,góc ngoại tiếp của tam giác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Kiểm tra bài cũ :

x O

B A

C

Xác định góc ở tâm, góc nội tiếp, góc tạo bởi một tia tiếp tuyến và 1 dây cung. Viết bài tập tính số đo các góc đó theo cung bị chắn. So sánh các góc đó.

+ Một HS lên bảng kiểm tra. là góc ở tâm: là góc nội tiếp.

là góc tạo bởi một tia tiếp tuyến và dây cung. = Sđ AB ( AB nhỏ ) = 2 1 Sđ AB ( AB nhỏ ) = 2 1 Sđ AB ⇒ = 2 =2 .

2. Đặt vấn đề : Ở các tiết trước các em đã được học góc ở tâm ,góc nội tiếp,góc

tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.Bài học hôm nay ta sẽ học thêm một góc nữa đó là góc có đỉnh ở bên trong và bên ngoài đường tròn.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG

Hoạtđộng 1: Góc có đỉnh bên trong đường tròn

1. Góc có đỉnh bên trong đường tròn

- GV : Yêu cầu HS quan sát hình vẽ.

- HS : Quan sát hình vẽ.

- GV : Giới thiệu góc có đỉnh bên trong đường tròn :

Góc là góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn.

1. Góc có đỉnh bên trong đường tròn

Góc góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn.

n m o e d c b a

- GV : Vậy chắn những cung nào ?

- HS : Trả lời.

- GV : Góc ở tâm có phải là góc có đỉnh ở trong đường tròn không ?

- GV: Dùng thước đo góc xác định số đo của góc BEC và số đo cung BnC và DmA (qua góc ở tâm tương ứng).

- HS : Dùng thước đo.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh thông qua dạy học môn toán ở trường THCS (Trang 32)