Giám sát, Quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa các nguồn đầu tư từ NSNN, nhất là từ trái phiếu chính phủ, nguồn vốn ODA, các khoản tài sản

Một phần của tài liệu tình hình nợ công và giải pháp trong giai đoạn hiện nay của việt nam (Trang 29)

NSNN, nhất là từ trái phiếu chính phủ, nguồn vốn ODA, các khoản tài sản đầu tư vào các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước

- Số liệu thống kê cho thấy, các khoản đầu tư từ khu vực công của Việt Nam có hiệu quả khá thấp và thất thoát đáng kể. Các vụ việc liên quan đến PMU 18, Vinashin thời gian qua cho thấy tình trạng thất thoát và hiệu quả trong đầu tư công mà nhất là đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ là vấn đề thực tế và đáng lo ngại ở Việt Nam. Bài học quốc tế từ Dubai Worl ở UAE (năm 2009) và tinh trạng không trả được nợ của Vinashin (Việt Nam) trong năm 2010 là những bài học về rủi ro khủng khoảng nợ công có thể nổ ra từ một tập đoàn kinh tế nơi Nhà nươc tâp trung rất nhiều tài chính vào đó. Và các sự kiện đó cũng cho chúng ta hiểu biết thêm về phản ứng của các nhà đầu tư quốc tế mỗi khi doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế của Nhà nước vỡ nợ, trong bối cảnh rất nhậy cảm như hiện nay.

- Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ cùng với phối hợp tốt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Thời gian qua, chính sách tiền tệ và tài khóa còn nhiều lệch lạc chưa gắn kết (nhiều khi tiền tệ thắt chặt thì tài khóa lại mở rộng…); Việc phát triển thị trường trái phiếu đi đôi với củng cố tín nhiệm trái phiếu chính phủ sẽ tạo điều kiện cho NSNN tiếp cận và huy động

các nguồn lực tài chính từ bên ngoài; Hơn thế nữa thị trường trái phiếu phát triển cũng tạo điều kiện cho chính sách tiền tệ của Việt Nam hiệu quả và nhậy bén.

- Có giải pháp cải thiện mức tín nhiệm trái phiếu Chính phủ. Hiện tại mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ đang ở mức thấp [18], mức không đầu tư và do đó không được giới đầu tư quan tâm nhiều. Việc cải thiện mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ sẽ giúp chính phủ khai thông và tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính quốc tế và trên cơ sở đó thị trường trái phiếu sẽ hoạt động ổn định, tạo cơ sở cho việc ổn định tài chính- tiền tệ và đặc biệt ngăn chặn rủi ro vỡ nợ quốc gia đối với Việt Nam. Các giải pháp tổng thể để cải thiện mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ trong thời gian tới đối với Việt Nam là: ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng vừa phải, kiềm chế lạm phát ở mức vừa phải; đảm bảo thâm hụt ngân sách ở mức thấp và chịu đựng được; tăng dự trữ ngoại hối (như nêu trên); ổn định tiền tệ và đảm bảo hệ thống ngân hàng lãnh mạnh…

Một phần của tài liệu tình hình nợ công và giải pháp trong giai đoạn hiện nay của việt nam (Trang 29)