- Ứng dụng: được dùng để sản xuất chỉnh lưu, tế bào quang điện, Thiết bị đo độ sáng, tế bào năng lượng mặt trời…
9.5.1 Cácbít silic
Đây là hợp chất của các nguyên tố nhóm IV là silic và các bon (AIV.BIV) theo công thức SiCx (x ≈ 1). Cácbít silic trong công thức có: 70,045% Si và 29,955%C
Cácbít silic kỹ thuật được sản xuất trong các lò điện khi khử điôxýt silic bằng cácbon, Sau khi kết thúc quá trình nung và làm nguội lò rút ra được các bó tinh thể SiC gọi là chum tinh thể. Sau khi tán sẽ nhận được bột với những hạt sắc cạnh và gồ ghề, kích thước hạt trung bình từ 40 đến 300μm.
• Màu sắc phụ thuộc vào nguyên liệu ban đầu và quá trình công nghệ. Màu và điện dẫn của tinh thể SiC phụ thuộc vào các tạp chất và số nguyên tử thừa của Si hay C so với thành phần hợp thức.
• Các nguyên tố tạp chất ở nhóm V và sắt trong SiC làm cho nó có màu xanh và điện dẫn loại n,
• Các nguyên tố tạp chất trong nhóm II và nhóm III làm cho nó có màu da trời và tím và điện dẫn loại p.
• Thừa Si làm cho SiC có điện dẫn loại n, còn thừa C có loại p. Tinh thể SiC tinh khiết thì trong suốt.
• Đặc tuyến von – ampe không tuyến tính và điện trở không đường thẳng của SiC nên được gọi là varisto
• Ứng dụng:
SiC được dùng để chế tạo các tấm điện trở phi tuyến của chống sét van để bảo vệ đường dây tải điện và các thiết bị điện; Sản xuất các varisto điện áp thấp dùng trong các thiết bị tự động, kỹ thuật máy tính và dụng cụ điện trong xây dựng, dùng trong các lò điện nhiệt độ cao, để sản xuất bộ phận đốt trong đèn inhitron…
• Varisto làm bằng các hạt SiC rời rạc không ổn định, không được rung, va đập, dễ thay đổi đặc tính. Vì thế các hạt SiC cần gắn chặt bằng chất kết dính