Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Khảo sát cường độ tán xạ Brillouin cưỡng bức trong trường hợp ba chiều (Trang 48)

Thông qua việc khảo sát tán xạ Brillouin trong trường hợp ba chiều, chúng tôi xác định các kết quả bằng giải tích và sử dụng kết quả tham khảo được mô phỏng bằng phương pháp số, đối với hệ số phản xạ R và hệ số chính xác H, các kết quả thu được này đã được so sánh với các kết quả thực nghiệm. Kết quả chính thu được đó là:

• Đối với trường hợp SBS với chùm tia phân bố Gauss thì sự phụ thuộc của độ phản xạ R là hàm của năng lượng bơm. Độ phản xạ tăng theo năng lượng của xung ánh sáng tới, nó bão hòa ở xấp xỉ 90%. Năng lượng giới hạn SBS được ước tính khoảng 0,4mJ. Độ chính xác tiến đến 1 nhanh hơn độ phản xạ và tiến đến 1 khi độ phản xạ R→1

• Đối với trường hợp SBS ba chiều không bão hòa thì độ phản xạ toàn phần được khoảng 78% và hệ số chính xác 94%. Độ phản xạ SBS và độ chính xác tăng theo hàm mũ như một hàm của năng lượng bơm và bão hòa ở các mức khác nhau.

KẾT LUẬN CHUNG

Từ những phân tích mang tính tổng quan về lý thuyết, thực nghiệm về tán xạ Brillouin được cập nhật trong những năm gần đây, đề tài đã định hướng vào việc nghiên cứu lý thuyết trong không gian ba chiều. Các kết quả chính được tóm lược trong mấy điểm dưới đây:

• Đã giới thiệu tổng quan về tán xạ Brillouin. Từ đó chỉ ra nguyên nhân và bản chất của tán xạ Brillouin, cũng như các cơ chế sinh ra quá trình tán xạ này. Đã phân biệt quá trình tán xạ Brillouin và quá trình tán xạ Raman, đưa ra các thông số đặc trưng cho các vật liệu khi sử dụng trong thực nghiệm đối với tán xạ Brillouin. • Khảo sát tán xạ Brillouin trong trường hợp ba chiều. Từ đó xác định hệ số phản xạ R và hệ số chính xác H qua hai trường hợp đó là trường hợp SBS với chùm tia phân bố Gauss và trường hợp SBS ba chiều không bão hòa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Shen Y R 1984 Principles of Nonlinear Optics (New York: Wiley) [2]. Boyd R W 1992 Nonlinear Optics (Boston: Academic) ch 7–9

[3]. Kaiser W and Maier M 1972 Stimulated Rayleigh, Brillouin and Raman spectroscopy in Laser Handbook vol 2 ed F T Arecchi p 1077

[4]. Hyun-Su-Kim, Sung-Ho-Kim, Do-Kyeong-Ko, Gwon-Lim, Byung-Heon- Cha and Jongmin-Lee 1999 Appl. Phys. Lett. 74 1358

[5]. Eichler H J, Haase A and Menzel R 1996 Opt. Quantum Electron. 28 261 [6]. Zel’ dovich B Ya, Pilipetsky N F and Shkunov V V 1985 Principles of

Phase Conjugation (Berlin: Springer); 1982 Sov. Phys. Usp. 25 713

[7]. KaiserWand MaierM1972 Stimulated Rayleigh Brillouin and Raman spectroscopy in Laser Handbook vol 2 ed F T Arecchi (Amsterdam: North- Holland) p 1077

[8]. Kummrow A 1993 Opt. Commun. 96 185

[9]. Moore T R and Boyd R W 1996 J. Nonlin. Opt. Phys. Mat. 5 387; 1998 J. Mod Opt. 45 735

[10]. Afshaarvahid S and Munch J 2001 J. Nonlin Opt. Phys. Mat. 10 1; 1998 Phys. Rev. A 57 3961

[11]. Dane C B, Neumann W A and Hackel L A 1992 Opt. Lett. 17 1271 [12]. Maier M and Renner G 1971 Opt. Commun. 3 301

Một phần của tài liệu Khảo sát cường độ tán xạ Brillouin cưỡng bức trong trường hợp ba chiều (Trang 48)