1. Kết luận.
Trong bối cảnh nguồn kinh phí cho công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là dự án xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ hạn chế nhưng đòi hởi về tiến độ triển khai cũng như chất lượng xây dựng Luật thì nguồn hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ hỗ trợ mở rộng của Chương trình SEMLA thực sự có hiệu quả, thực sự đã tạo điều kiện cho Cục Đo đạc và Bản đồ là đơn vị được giao chủ trì xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ sớm chủ động trong việc triển khai xây dựng Đề cương chi tiết cũng như dự thảo các Điều khoản của Luật kịp thời bảo đảm tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trình Quốc Hội.
2. Kiến nghị và đề xuất.
Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cần sự hỗ trợ về nguồn kinh phí từ Chương trình SEMLA cho việc khảo sát, học tập kinh nghiệm xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ của Nhật Bản và một số nước trong khu vực có điều kiện tương đồng như Việt Nam.
PHỤ LỤC:
- Phụ lục số 1: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về đo đạc và bản đồ;
- Phụ lục số 2: Báo cáo khảo sát, thu thập tài liệu đánh giá thực trạng quan hệ xã hội tại 06 địa phương gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Dương, Quảng Ninh, Bình Dương, Tiền Giang và An Giang.
- Phụ lục số 3: Các báo cáo chuyên đề (10);
- Phụ lục số 4: Biên bản Hội thảo mở rộng; Biên bản Hội thảo hẹp; - Phụ lục số 5: Tổng hợp kết quả phiếu Điều tra;