Ánh giá chung.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Công tác chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Cẩm xuyên - Hà Tĩnh giai đoạn 2000-2002 Thực trạng và giải pháp" pptx (Trang 37 - 39)

II. Thực trạng công tác chi trả BHXH ở huyện cẩm Xuyên năm 2000 2002.

3 ánh giá chung.

Trong những năm qua BHXH huyện Cẩm Xuyên đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Cụ thể là các khoản thu trong các năm qua tăng dần. BHXH huyện Cẩm Xuyên đã có nhiều cố gắng nhằm đạt được những chỉ tiêu đã đề ra. Nhìn chung các khoản chi từ ngân sách nhà nước vẫn chiếm một khoản lớn trong tổng chi BHXH trong những năm qua. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế huyện Cẩm Xuyên chưa phát triển mạnh so với một số quận huyện khác trên toàn quốc nên tỷ lệ thu so với chi vẫn chưa cao.

Ngoài ra, những hiện tượng tiêu cực trong cơ quan là không đáng kể đội ngũ cán bộ trong cơ quan hết sức tận tình trong việc giải thích, hướng dẫn những người làm chếđộ. Công tác chi trả các chế độ BHXH ngày càng được cải thiện, việc chi trả diễn ra nhanh chóng kịp thời, an toàn và chính xác. Chính vì vậy đã được đông đảo những người hưởng chế độ hoan nghênh, tạo niềm tin đối với BHXH tỉnh Hà Tĩnh.

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỘT SỐ GIẢI PHÁP

BHXH Việt Nam là ngành mới được thành lập theo NĐ 19/CP ngày 16/2/1995 của Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, BHXH Việt nam đã nhanh chóng ổn định tổ chức và từ ngày 01/10/1995 toàn bộ hệ thống BHXH Việt nam đã chính thức đi vào hoạt động. Đến nay, mặc dù bước đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng BHXH đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích nhất định, khẳng định được vị trí của mình, khẳng định được sự tồn tại và phát triển thông qua các hoạt động của ngành. Đó là số thu BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, chi trả cho các chế độ BHXH kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách và đủ số lượng, bước đầu đã có những biện pháp đầu tư tăng trưởng quỹ mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, qua một thời gian ngắn hoạt động, BHXH Việt nam nhận thấy còn có những thiếu sót tồn tại trong chính sách BHXH và trong quá trình thực hiện.

Để chính sách BHXH bảo đảm tốt hơn đời sống cho người lao động, góp phần tích cực vào việc ổn định an toàn xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế. Dưới đây em xin đưa ra một số ý kiến của mình nhằm hoàn thiện và đổi mới chính sách BHXH.

1.Về văn bản pháp luật

Chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với sự thay đổi trong nội dung và đối tượng điều chỉnh các quan hệ xã hội – pháp luật nói chung và chế độ BHXH nói riêng cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên, trong các chế định thì chế định pháp lí về BHXH dường như mang tính chất ổn định nhất, điều này rất thuận lợi trong việc xây dựng lại hệ thống quy định về BHXH cho tương lai. Tất nhiên, vẫn cần thiết phải có điều chỉnh trợ cấp cho phù

hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển kinh tế. Yêu cầu ởđây là cần phải có chính sách lao động đồng bộ. Việc xây dựng chế độ BHXH phải khắc phục được tính giải quyết tình thế vì chế độ BHXH ban hành hôm nay không chỉ áp dụng để giải quyết các chế độ cho người lao động đã làm việc trước đây nay về nghỉ chế độ mà còn áp dụng trong hiện tại và tương lai. Mặt khác, sự sát nhập của BHXH và BHYT sẽ gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý hai nghiệp vụ này.Vì vậy, theo em cần sớm ban hành Luật BHXH và hệ thống hoá văn bản về BHXH pháp quy về BHXH ở mức cao hơn để thực hiện rõ tầm quan trọng của BHXH và có thể quản lý thống nhât hai nghiệp vụ này.

Song song với việc ban hành Luật BHXH, chúng ta cũng nên thay đổi lại tỉ lệ đóng BHXH. Hiện nay, do mức sống của xã hội ngày càng được nâng cao đã làm cho tuổi thọ trung bình của con người cũng tăng theo. Cách đây 30 năm, tuổi thọ trung bình của người Việt nam chỉ vào khoảng 50 –60 tuổi thì đến nay tuổi thọ trung bình của người Việt nam đã khoảng 75 tuổi. Tuổi thọ trung bình tăng lên sẽ làm cho số tiền chi trả lương hưu tăng, điều này không đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu – chi trong BHXH bởi vì tỉ lệ thu BHXH như hiện nay la hơi thấp. Vì vậy theo tôi, tỷ lệ đóng BHXH nên tăng lên 25% tổng quỹ lương và được phân chia như sau :

+ Người sử dụng lao động đóng góp 18% tổng quỹ lương. + Người lao động đóng góp 7% tổng quỹ lương.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Công tác chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Cẩm xuyên - Hà Tĩnh giai đoạn 2000-2002 Thực trạng và giải pháp" pptx (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)