Công tác chuẫn bị:

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP tại CÔNG TY TNHH HUỲNH THÀNH (Trang 26)

III. CÔNG TÁC TÔ TRÁT:

1. Công tác chuẫn bị:

Trước khi đào đất phải làm một số công tác chuẩn bị sau:

4.1.1 Dọn dẹp cây cối khu vực xây:

- Khi công trình đào đất gặp bụi rậm hoặc cây thân mềm ta phải có giải pháp đánh bật bui rậm, bằng cách huy động lực lượng công nhân với các dụng cụ thủ công hoặc sủ đung máy ủi mang bàn gạt kết hợp với xe tải.

- Khi công trình đào đất gặp cây lớn (φ ≥15cm) ta phải dùng sức người để cưa hoặc dùng cưa máy để hạ. Với cây có đường kính quá lớn trên 30cm, người ta phối hợp máy kéo, tời quay hoặc có thể dùng mìn để đánh bật gốc.

4.1.2 Tiêu nước mặt cho công trình:

- Để ngăn cho nước mưa trên mặt không tràn vào công trình. Ta phải đào nhũng hố rảnh thoát nước chạy dọc theo công trình hoặc bao quanh công trình với bề rộng của miệng hố tối thiểu 0,5m, chiều sâu 0,5m ÷ 0,7m và đắp thêm gờ chặn để giải pháp được triệt để. Phối hợp với hệ thống máy bơm để dẫn nước mặt ra hệ thống thoát nước chung khu vực.

4.1.3 Giác móng công trình:

- Giác móng công trình định vị công trình từ bản vẻ ra vị trí thật của công trình thi công. Gíac vị trí công trình bao gồm: xác định kích thước của công trình (chiều dài, chiều rộng), xác định tim móng cột.

- Giác móng công trình là định vị tim móng vào đúng vị trí của nó trên mặt bằng. Để làm được việc này ta thông qua một dụng cụ đơn giản là giá

ngựa. Giá ngựa được cấu tạo gồm hai thanh gỗ đứng 4cm x 8cm với chiều cao 1m ÷ 1,2m để làm chống đứng và một miếng ván được bào nhẵn mặt trên với chiều dài tối thiểu 3cm, rộng từ 20cm ÷ 25cm, dài từ 1m ÷ 2m được đóng đinh kiên cố ngay phia sau hai thanh gỗ đứng.

- Ta đặt giá ngựa song song với công trình (cả hai phương) cách công trình tối thiểu là 1,2m để không làm cản trở quá trình thi công đất. Giá nền đóng kiên cố xuống nền đất tránh bị sao lệch.

- Sau khi đã định vị tim người ta có thể tháo gỡ toàn bộ dây giằng để tiến hành đào móng. Sau đó dựa vào các tim định vị trên giá ngựa để kiểm tra các công việc vừa thực hiện.

- Giá ngựa được tháo dở ngay sau khi thi công xong nền móng và cổ cột của công trình.

4.1.4 Huy động thiết bị phục vụ thi công: 4.1.4.1 Công tác thi công đất:

Thi công cơ giới kết hợp thủ công. Huy động các loại xe máy như:

- Xe xúc đất

- Máy đào

- Máy bơm nước

- Máy đầm bàn, đầm dùi…

4.1.4.2 Công tác bê tông:

- Máy đầm dùi, bàn, máy uốn, cắt sắt, máy khoan, máy làm mặt bê tông

4.1.4.3 Công tác coppha,cốt thép

Sử dụng các thiết bị như sau:

- Máy cắt,uốn cốt thép

- Máy hàn

- Máy cưa…

Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:

-Vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.

- Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông.

- Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính toán cụ thể; gỗ chống phải được chống xuống chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.

-Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.

- Mặt khác, riêng ván khuôn sàn có thể lót bạt trên ván nhằm tránh tối đa việc mất nước xi măng.

- Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo.

4.1.5 Công tác chuẩn bị dụng cụ gia công và lắp dựng cốt thép:

4.1.5.1 Dụng cụ kéo thép bằng thủ công có thể dùng tời quay tay, palăng xích.

- Dụng cụ bổ trợ kéo thép gồm: giá đỡ cuộn thép để tháo thép ở cuộn ra không bị xoắn; các bản kẹp giữ đầu thanh thép…

(máy dũi dùng để gia công,dũi thẳng thép d=6 và d = 8)

- Chạm và kháp được làm từ thép có cường độ cao, thường là thép hợp kim. Chạm và kháp có thể cắt được thép có đường kính lớn đến 20mm.

- Chạm: Thường có 2 loại, lưỡi dày và lưỡi mỏng. Cắt được thép tròn có đường kính lớn dùng chạm lưỡi dày. Chạm còn dùng để cắt thép dẹt.

- Kháp : Thường được chế tạo theo bộ, mỗi bộ có kháp trên và kháp dưới.

- Ứng với mỗi loại đường kính thép tròn có bộ kháp để cắt. Thường chế tạo mỗi bộ kháp để cắt cho 1 2÷

loại đường kính thép tròn. Khi cắt chú ý chọn mặt kháp trên và dưới sao cho cùng nằm trên một mặt phẳng vì đây chính là mặt phẳng cắt thép. Khi cắt thép, chạm và kháp được lắp vào tay cầm làm bằng tre cứng hoặc bằng thép. Tay cầm bằng tre khi đánh búa đỡ rung.

- Đe và búa tạ: Đe: để cắt thép bằng kháp phải có lỗ để lắp kháp dưới. Đe phải có mặt cứng, chân đe phải vững. Búa thường có quả nặng 5 7Kg÷ , búa phải có cán tốt, chêm chắc chắn và được vuốt cho nhẵn. Cán búa phải có độ dài nhất định, thường khoảng 50 60(÷ cm) là vừa.

(máy cắt cốt thép dùng để cắt chịu lực)

4.1.5.3 Dụng cụ nắn:

Vam cầm được làm bằng thép có cường độ cao, thường là thép hợp kim. Ứng với các loại đường kính thép nắn có quy cách khác nhau. Vam cầm kết hợp với bàn nắn bằng thép góc hoặc bằng 3 chốt thép đường kính 30mm hàn vào thớt nắn bằng thép bản, được liên kết với bàn thao tác bằng đinh hoặc bulông, dùng để nắn thép có đường kính lớn. Khi dùng vam cần để nắn thép to có thể lắp thêm một đoạn ống để tăng chiều dài tay vam nắn cho nhẹ.

- Vam khuy: Vam khuy để nắn thép nhỏ, đường kính d<10mm. Vam khuy làm bằng thép tròn có đường kính lớn hơn đường kính thép cần nắn 1 cấp. Ví dụ nắn thép φ6

thì dùng vam có đường kính φ8

.

4.1.5.4 Dụng cụ uốn thép :

+ Uốn cốt thép có đường kính d<10mm:

- Thớt uốn: bằng thép tấm dày 2 4(÷ mm), hình chữ nhật hoặc vuông cạnh

8 10(÷ cm)

, bốn góc có lỗ để đóng đinhhoặc bắt bulông xuống bàn thao tác. Trên thớt uốn cố định 2 cọc là cọc tựa và cọc tâm.

- Bàn đế tay quay: bằng thép tấm dày ≥4mm, ở phía đấu có lỗ để đút vừa vào cọc tâm, sau này khi uốn cốt thép, bàn đế tay quay sẽ quay quanh cọc này. Thẳng với cọc tâm theo trục dọc của bàn đế tay quay là cọc uốn được cố định vào bàn đế tay quay. Khi bàn đế tay quay quay, cọc uốn quay theo thực hiện uốn cốt thép. Cũng có thể dùng một đoạn thép góc thay cho bàn đế tay quay cũng rất tiện vì cánh của thép góc lúc nàythay cho cọc uốn.

- Bàn thao tác: bằng gỗ hoặc kết hợp khung bàn bằng thép, mặt bàn bằng gỗ hoặc thép. Bàn cao 0,8 0,9( )÷ m , dài nên từ 1, 4 1,5( )÷ m . Chân bàn nên cố

định để không bị xê dịch khi uốn cốt thép. Mặt bàn phải bằng phẳng, cứng.

+ Uốn cốt thép có d ≥10(mm): Có thể dùng vam cầm và bàn nắn để uốn .

4.1.6 Thi công cắt thép, uốn thép và nắn thép:

-Tính chiều dài cắt thép: Khi uốn, thép giãn dài ra nên cắt thép để uốn giãn dài.

Trị số giãn dài phụ thuộc vào góc uốn như sau: Góc uốn <900 giãn dài 0,5d

Góc uốn =900 giãn dài 1d Góc uốn >900 giãn dài 1,5d (d là đường kính thanh thép uốn)

- Trên đây là trị số giãn dài theo lý thuyết, trong thực tế trị số giãn dài của các loại thép có khác nhau nên người ta thường cắt thép theo lý thuyết rồi uốn thử để tìm trị số giãn dài ứng với thép cắt, sau đó mới cắt hàng loạt.

- Tính số thanh thép cắt:

Khi cắt nên kết hợp cắt những thanh có chiều dài khác nhau trên cùng một thanh hhay một sợi thép để vừa hết thanh thép đó hoặc còn lại ngắn nhất.

-Công thức: L - ∑nili = lmin

với lmin : chiều dài đoạn thép thừa nhỏ nhất li : chiều dài từng thanh thép cần uốn

L : chiều dài thanh thép ban đầu Từ lmin ta suy ra li

-Làm sạch cốt thép :

Khi bề mặt cốt thép có một lớp vẩy gỉ, dùng trong bêtông làm giảm sự dính kết với bêtông. Mặt khác cốt thép bị gỉ dù nằm trong bêtông vẫn tiếp tục bị gỉ sâu vào trong làm lớp gỉ càng dày lên, thể tích nở ra gây rạn nứt kết cấu và như vậy sẽ cành thúc nay nhanh quá trình gỉ của cốt thép.

Vì những lí do trên, nhất thiết phải làm sạch gỉ cốt thép mới đem dùng trong bêtông. Các cách làm sạch gỉ cốt thép như sau:

- Cạo gỉ bằng bàn chải sắt: đặt cốt thép lên giá, dùng bàn chải sắt cọ xát vào bề mặt cốt thép sao cho ma sát giữa bàn chải với mặt ngoài cốt thép vừa đủ để lớp vẩy gỉ bong ra.

- Có thể đánh sạch gỉ cột thép bằng cách luồn kéo cốt thép qua lại trên cát. Ma sát giữa các hạt và cốt thép sẽ làm lớp vẩy gỉ bong ra và cốt thép được sạch, sau khi cạo hết gỉ, dùng giẻ lau cốt thép cho sạch.

- Nắn cốt thép :

* Thép có đường kính lớn:

Đặt chỗ cong của thanh thép vào vị trí cọc nắn. Để miệng vam ngoạm chặt thanh thép gần chỗ cong. Xoay vam 1 góc tùy độôn1 của thanh thép. Nắn bằng vam chưa thật thẳng được, phải đặt thép lên đe hoặc bàn cứng, phẳng, dùng búa tạ đánh dần vào chỗ cong đến khi thép thật thẳng.

* Thép có đường kính nhỏ : Đặt chiều cong của vam khuy cùng chiều cong của thanh thép. Đặt chiều cong của vam khuy cùng chiều cong của thanh thép. Bóp cho tay vam và thân thép gần vào nhau tùy độ cong của thân thép. Nắn thép có đường kính d<10 bằng vam khuy có thể rất thẳng.

-Uốn cốt thép :

-Trước khi uốn cốt thép cần căn cứ hình dạng và kích thước thanh cốt thép cần uốn để xác định trình tự các góc uốn.

-Lấy dấu uốn: Với cốt thép to và hình dạng phức tạp nên lấy dấu trên thanh thép, với cốt thép nhỏ và đơn giản thì lấy dấu trên bàn uốn, (cố gắng lấy dấu về một phía để tránh thao tác thừa do phải trở đầu cốt thép).

5.THI CÔNG MÓNG:

5.1.1 Công tác đào móng:

Công trình chỉ có 2 loại móng M1, M2, M4 Trong đó:

- M1, M2: móng đơn

- M4: móng đôi

- Ta chọn biện pháp đào móng ở đây là đào bằng máy kết hợp với đào tay.

- Khi đào đất đào tới đâu ta sẽ gom đất và vận chuyển đi chỗ khác, chỉ để lại phần nhỏ lấp móng và san lấp mặt bằng.

- Để trành lưu lượng nước ngầm, trời mưa làm cản trở quá trình thi công nên bố trí những mương nhỏ,hố thu nước, máy bơm quanh chu vi hố móng để thoát nước làm sạch hố móng.

- Đào móng từng khu vực của từng khối thành một hố móng chung. Sau khi đào đất xong sẽ tiến hành đầm nén đáy móng và đổ bê tông lót móng.

(Đào móng bằng máy)

5.1.2 Lắp dựng ván khuôn móng.

- Để thuận tiện trong thi công Coppha móng được lắp dựng sau cốt thép móng.

- Ván khuôn móng được sử dụng là ván khuôn gỗ với hệ chống đỡ là các thanh thép hình (thép C và hộp) kết hợp với đầu kích chữ U và đầu kích bằng.

- Trước khi lắp dựng ván khuôn móng ta tiến hành đổ bê tông lót đá 10x20 Mác 100 và dày 100. Sau đó tiến hành lót ván khuôn móng ( ván khuôn móng được đặt trên lớp bêtông lót)

- Trình tự lắp dựng ván khuôn móng được tiến hành theo thứ tự như sau:

+ Trước tiên ta tiến hành ghép các tấm ván để tạo thành ván thành móng sao cho mảng ván thành có h ≥ hmóng là: 150mm bằng cách đóng đinh ván vào các thanh gỗ 40x60, để khi đổ Bêtông không bị văng ra ngoài.

+ Dựng ván thành móng.

+ Dùng thanh C làm lớp giằng ngang ván thành.

+ Dùng xà gồ (thép hộp 50x100) làm lớp gằng đứng.

+ Cuối cùng ta dùng kích đầu U và kích chân bằng kết hợp với sắt hộp 60x60 kích giằng ván khuôn móng cho đúng vị trí và đúng kĩ thuật.

(Ván khuôn móng)

5.1.3 Lắp đặt cốt thép và đổ Bêtông móng: 5.1.3.1 Lắp dựng cốt thép:

- Cốt thép đươc lắp dựng trước coppha móng.

- Cốt thép được gia công trước tại công trường, sau đó được đưa xuống hố móng để lắp ghép.

- Thép được liên kết với nhau bằng kẽm luộc (kẽm 1mm).

- Thứ tự lắp dựng lắp dựng các loại cốt thép được tiến hành như sau:

+ Lắp dựng cốt thép lưới móng.

+ Lắp dựng thép chịu lực đà giằng móng.

+ Lắp dựng thép đai đà giằng móng.

+ Lắp dựng thép chịu lực cột đầu móng.

+ Lắp dựng thép đai cổ móng.

- Thép dùng làm vĩ móng là thép Þ12a150 được buộc thành lưới để sẵn ở ngoài, khi đổ bê tông móng thì đem vào lắp đặt.

- Mối nối giữa thép cổ móng và thép vĩ móng phải đảm bảo đủ 30d. Buộc các viên kê vào cốt thép theo yêu cầu lớp bảo vệ.

- Cân chỉnh cốt thép theo tim móng và cố định.

- Làm thép đài móng, đà móng.

5.1.3.2 Bê Tông Lót

- Bê tông lót là loại bê tông dùng lót móng trước khi đặt thép đổ bê tông móng.

Đặc tính bê tông lót:

• Làm bằng phẳng để thi công

• Chống mất nước xi măng của lớp bê tông trên

• Giúp đất đai không bị biến dại do tác động bên ngoài • Chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tông móng

Vì thế phần bê tông lót đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình làm móng nền.

(Lớp bê tông lót)

(xe cút kít dùng trong công tác thi công thủ công như: vận chuyển bê tông, cát, đá, xi măng và vữa,...)

Đợt 1: thi công bê tông móng:

-Đổ bê tông lót móng đá 4x6, mác 100, dày 100, rộng hơn đế móng theo mổi phương là 100.

- Đổ bằng thủ công, dùng đầm bàn kỹ, xác định tim móng.

- Đổ bê tông đài móng đà móng.

- Đổ bê tông móng mác # 250.

- Làm vệ sinh lớp cốt thép, coffa và phần bê tông lót móng.

- Bê tông được trộn bằng máy trộn quả lê.

- Tiến hành đổ bê tông bằng thủ công đến đáy đà kiềng.

- Dùng đầm dùi đầm kỹ bê tông.

-Bê tông được trộn tại công trường bằng máy trộn bêtông và được vận chuyển bằng xe kút kít.

- Trước khi đổ Bêtông ta tiến hành kiểm tra độ sụt (độ nhão) của Bêtông để kiểm tra chất lượng Bêtông có đảm bảo không và lưu mẫu lại.

(Kiểm tra độ sụt)

- Loại Bêtông được chọn Bêtông đá 10x20 mác 250, độ sụt 40mm.

- Do diện tích công trường rộng nên việc di chuyển và đổ bêtông móng được tiến hành thuận lợi.

5.1.5 Bảo dưỡng Bêtông móng:

- Sau khi đỗ bê tông móng xong khi cường độ bê tông đạt 25% ta tiến hành tháo dỡ ván khuôn và bão dưỡng Bêtông.

- Tiến hành bảo dưỡng sau khi đổ 1 buổi.

- Bêtông được bào dưỡng bằng cách phủ lên bề mặt Bêtông một lớp bao bố để đảm bảo độ ẩm cho móng, sau đó tiến hành tưới nước 4 ngày trong tuần đầu tiên, việc bảo dưỡng được tiến hành cả ngày lẫn đêm.

- Tháo ván khuôn theo đúng yêu cầu kỹ thuật tránh làm sứt mẽ cấu kiện.

(Bão dưỡng bê tông móng)

Đợt 2: Công tác dầm giằng móng:

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP tại CÔNG TY TNHH HUỲNH THÀNH (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w