Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của một số nước 1 Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá ở việt nam trong những năm gần đây (Trang 31)

1. Trung Quốc

* Trước 1979: chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá.

=> Các DN mất đi quyền chủ động trong kinh doanh, không gắn kết các DN, không phát triển sản xuất mà ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước và TQ rơi vào khủng hoảng sâu sắc.

* Đầu những năm 1980: thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ánh đúng sức mua của NDT.

1980: USD/NDT=1.53 1990: USD/NDT=5.22 1990: USD/NDT=5.22

=> Cải thiện cán cân thương mại, giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán. Lạm phát gia tăng, hạn chế xuất khẩu.

1993: lạm phát của Trung Quốc là 14,58%, trong khi lạm phát của Mỹ là 2,4% => NDT bị định giá cao

* Năm 1994: điều chỉnh mạnh đồng NDT: tỷ giá USD/NDT từ 5,8 xuống 8,7.

Để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt.

* Năm 1994-1996: chính sách kết hối ngoại tệ

Các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền, khi có nhu cầu sử dụng thì sẽ được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền.

* Từ 1997-2007: chính sách kết hối ngoại tệ được nới lỏng do dự trữ ngoại tệ tăng. * Năm 2007: chính sách kết hối ngoại tệ được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT, CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao.

Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối còn thể hiện ở các quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước. Từ năm 1994 đến năm 2002, các ngân hàng thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ.

Từ năm 1994 đến nay đã gần 20 năm, sau khi điều chỉnh tỷ giá, Trung Quốc vẫn giữ được thị trường ngoại tệ ổn định, dựa trên cơ sở cân đối được cung cầu ngoại tệ. Với chính sách Nhà nước quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngoại tệ sau khi điều chỉnh tỷ giá, đã góp phần tăng quyền sở hữu ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, đó chính là chìa khóa thành công giúp cho các ngân hàng có đủ ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu.

Bài học từ TQ: điều hành cơ chế tỷ giá linh hoạt, chủ động của các cơ quan chức năng.

2. Thái Lan và cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997

* Trước 1997: chính sách neo giá vào giỏ tiền tệ của các đối tác thương mại lớn.

> Thái Lan được hưởng lợi từ việc đồng tiền của các nước trong giỏ tiền tệ ổn định, đặc biệt là USD, làm cho đồng Baht chỉ dao động trong biên độ hẹp USD/B = 24.91- 25.59.

* Đầu những năm 1990, Thái Lan (cũng như một số nước Đông Á khác) thu hút một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn. Giai đoạn 1991-1995: tốc độ tăng GDP của Thái Lan là 8.08-8.94%; lạm phát thấp 3,36-5,7%; tỷ lệ tiết kiệm cao 33,5% GDP, vốn ròng đổ vào Thái Lan đạt 14.239 tỷ USD tính đến trước 1995, tăng hơn 100% so với 3 năm trước. Thị trường chứng khoán phát triển. Các ngân hàng thương mại có lãi lớn, đầu tư mạnh vào thị trường bất động sản.

Kinh tế tăng trưởng nhanh tạo sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách sterilized intervention được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.

* Đến 1995: tốc độ tăng trưởng chậm lại do thị trường bất động sản chững lại, sự nổi lên của Trung Quốc, sự giảm sút cầu chất bán dẫn – sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Thái Lan (1996) và việc đồng USD bị định giá cao (trong khi Baht được cố định theo giỏ tiền tệ trong đó có USD là đồng tiền chính).

=> Thâm hụt cán cân thương mại (xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, đặc biệt hàng xa xỉ do mức sống tăng cao trong những năm trước đó)

Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính 1997 là tấn công đầu cơ và rút vốn hàng loạt. Khi các dấu hiệu khủng hoảng bộc lộ, các nhà đầu tư ồ ạt rút vốn. Lúc này, ngân hàng trung ương đáng lẽ phải thả nổi đồng tiền ngay chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá đến nỗi cạn kiệt dự trữ ngoại hối, khiến tình trạng đầu cơ càng kéo dài (tấn công đầu cơ quy mô lớn vào đồng Baht ngày 14,15/5/1997)

* 1997: hơn 90% dự trữ ngoại hối dùng để giữ giá đồng Baht. Thái Lan buộc phải thay đổi chế độ tỷ giá sang chế độ tỷ giá linh hoạt (thả nổi). Đồng Baht ngay lập tức mất giá 15-20% 28.8 Baht đổi 1 USD và tiếp tục mất giá, chạm đáy 48.8 Baht đổi 1 USD trong năm đó.

Thái Lan sau đó đã phải nhờ đến gói cứu trợ của IMF để vượt qua cơn khủng hoảng (tuy nhiên đáng lẽ Thái Lan nên nhờ cứu trợ ngay sau khi phá giá đồng Baht chứ không phải đợt đến 26 ngày).

* Bài học:

+ Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô + Cải cách khu vực hành chính

+ Cải tổ cách thức quản lý của khu vực xí nghiệp + Cải cách các thị trường

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá ở việt nam trong những năm gần đây (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)