C. Đánh giá vài trò của nông nghiệp tới phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-
2. Vai trò của nông nghiệp với các vấn đề xã hộ
Sứ mệnh cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn bộ nền kinh tế.
Việt nam vốn là nước được coi là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước,cuộc sống lâu đời dựa vào nghề nông là chính.
Là một nước phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, từ lâu đời người dân Việt Nam coi nông nghiệp là một nghề giữ vai trò quan trọng,cung cấp lương thực thực phẩm cho 90 triệu dân.Đặc biệt là lúa gạo, hiện nay lúa gạo đang nuôi sống một nửa dân số thế giới và càng quan trọng hơn với các nước châu Á như Việt Nam. Hiện nay, sản lượng lúa chiếm trên 90% sản lượng cây lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân. Lúa gạo cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân Việt Nam. Vì vậy cây lúa luôn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia của Việt Nam.
Theo nghị quyết về an ninh lương thực đã chỉ ra rõ: Đến năm 2020, bảo vệ đất lúa 3,8 triệu héc ta để có sản lượng 41-43 triệu tấn, tăng diện tích trồng ngô lên 1,3 triệu héc ta, sản lượng 7,5 triệu tấn; diện tích cây ăn quả 1,2 triệu héc ta, sản lượng 12 triệu tấn; rau các loại 1,2 triệu héc ta, sản lượng 20 triệu tấn; sản lượng thịt hơi 8 triệu tấn, sữa tươi 1 triệu tấn, trứng gia cầm 14 tỉ quả, 2,4 triệu tấn thủy sản khai thác và 4 triệu tấn thủy sản nuôi trồng.
Với vai trò quan trọng hàng đầu đó nông nghiệp đầu tư đảm bảo chính là đảm bảo cho vấn về an ninh lương thực.
Không chỉ cung cấp lương thực,thực tế nông nghiệp đóng vai trò rất lớn trong giải quyết việc làm cho xã hội.
Về cơ cấu ngành kinh tế, năm 2006 trong tổng số gần 31 triệu người tham gia LLLĐ ở nông thôn, có tới 75% làm việc trong Nông-Lâm-Thuỷ sản, chỉ 15% làm việc trong công nghiệp và dịch vụ. Trong những người thiếu việc làm ở nông thôn, có tới 80% tập trung trong nông nghiệp. , mỗi năm khu vực nông nghiệp tạo thêm được số việc làm mới bằng 2,3% LLLĐ. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005.
Ngành nông nghiệp Việt Nam nhìn chung còn lạc hậu,sử dụng nhiều lao động. Nhìn vào bảng số liệu cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam thời kì 1990-2003.
STT Ngành 1990 1995 2000 2005 GDP LD GDP LD GDP LD GDP LD 1 Nông nghiệp 38.74 73 27.18 71.3 24.53 68.2 21.8 65.6 2 nghiệpCông 22.67 11.2 28.76 11.4 36.73 12.1 39.97 13.5 3 Dịch vụ 38.59 15.82 44.06 17.3 38.74 19.7 38.23 20.9 4 Toàn nền kinh tế 100 100 100 100 100 100 100 100
Ta thấy được mặc dù lao động sử dụng trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần cho các năm tuy nhiên nó vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Lực lượng lao động tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao như vậy đã góp phần giải quyết được một số lượng lớn việc làm,giảm bớt gánh nặng thất nghiệp cho nền kinh tế.