Nghiệm thức ly trích polysaccharide bằng dung môi nước 100 oC chứa hàm lượng đường L-fucose cao nhất (8,0±1,0%), tiếp đến là ly trích bằng dung môi HCl 0,1N (7,5±0,4%) và thấp nhất khi ly trích ở dung môi C2H5OH 90% (1,2±0,6%) (Hình 6). Tuy nhiên, hàm lượng SO42- không có sự chênh lệch lớn mà chỉ dao động từ 2,26% đến 3,46% với nghiệm thức ly trích bằng dung môi nước 100 oC và dung môi HCl 0,1N tương ứng. Đối với nghiệm thức dùng dung môi C2H5OH 90% ly trích chỉ chiếm 2,35% (Hình 7).
L-fucose là một dạng đường trung tính rất quan trọng và chứa nhiều trong ngành rong nâu (Phaeophyta). Dạng sulfate fucan là dạng chủ yếu được thấy từ rong biển. Hàm lượng đường L-fucose rất cao (72%) trong hỗn hợp polysaccharide được ly trích từ rong nâu Undaria pinnatifida bằng dung môi HCl 0,1N (Kim et al., 2007). Khi nghiên cứu về hàm lượng các đường trung tính chứa trong hỗn hợp polysaccharide từ rong gạc hươu F. vesiculosus (Phaeophyta), Pilar et al. (2002) báo cáo rằng hàm lượng đường L-fucose chiếm đến 19,8%. Với kết quả trên dễ thấy rằng hàm lượng đường L- fucose của nghiên cứu hiện tại rất thấp so với kết quả của Pilar et al. (2002) khi ly trích từ rong F. vesiculosus (Phaeophyta). Bên cạnh đó, Tatiana et al. (1999) cũng cho rằng hàm lượng đường L-fucose trong rong F. evanescens chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả các dạng đường trung tính khác như glucose, glactose và xylose. Song song đó, từ rong nâu Macrocystis pyrifera, tỉ lệ đường L-fucose cao gấp đường galactose đến 18 lần (Black và Dewar, 1952).
Trong nghiên cứu của Hitoshi et al. (2006), hàm lượng SO42- được ly trích từ rong
Cladosiphon okamuranus chiếm khoảng 9,8%. Trong khi hàm lượng SO42- trong rong gạc hươu F. vesiculosus lên đến 22,4% và rong S. longicruris chiếm 12% (Rioux et al., 2007). Đối với loài rong nâu S. mcclurei thì Nguyễn Minh Nhứt et al., (2007) cho rằng hàm lượng SO42- chiếm rất cao và dao động từ 20–33%.
Eluvakkal et al. (2010) báo cáo rằng hàm lượng L-fucose chiếm 23,25% và hàm lượng SO42- chỉ chiếm 9,87% trong trọng lượng hỗn hợp polysaccharide từ loài S. wightii. Kết quả gần nhất là Giang et al. (2011), hàm lượng L-fucose và SO42- từ rong mơ S. hemiphyllum var. chinense là 31,8 và 3,6% tương ứng. Thông thường, các đường trung tính dao động không quá 50% và SO42- ít khi vượt 20% trong tổng trọng lượng carbohydrate.
Nếu so sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây thì hàm lượng SO42- được ly trích từ rong mơ vàng S. flavicans chiếm rất thấp trong hỗn hợp ly trích (2,26-3,46%) .
0 2 4 6 8 10 12
Nước 100OC HCl 0,1N C2H5OH 90%
Dung môi L - F u c o s e (% )
Hình 6: Hàm lượng đường L–fucose trong hỗn hợp polysaccharide
0 2 4 6
Nước 100OC HCl 0,1N C2H5OH 90%
Dung môi H àm lư ợ n g L -fu co se (% )
Hình 7: Hàm lượng SO42- trong hỗn hợp polysaccharide
Nước 100 oC
Nước 100 oC C2H5OH 90%