Phương pháp mổ khám

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn “Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị" pdf (Trang 28 - 31)

Mổ khám không toàn diện: Lợn sau khi giết chỉ cắt lấy phần ruột, vuốt chất chứa ra, gạn rửa, thu nhặt giun.

3.8.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực tẩy trừ của thuốc

- Để kiểm tra hiệu lực tẩy trừ của hai loại thuốc trên, tiến hành chọn một số lượng lợn thích hợp ở các lứa tuổi khác nhau đã tiến hành xét nghiệm phân và cho kết quả dương tính vào thí nghiệm thuốc. Chia thí nghiệm làm hai lô: một lô sử dụng thuốc Vimectin, lô còn lại sử dụng Levavet.

- Trước khi cấp thuốc, cân trọng lượng từng con để xác định liều thuốc theo trọng lượng cơ thể.

- Sau khi cấp thuốc 1 giờ, kiểm tra các triệu chứng, phản ứng phụ sau khi sử dụng thuốc.

- 3 ngày sau khi cấp thuốc, tiến hành lấy phân xét nghiệm. Đối với các mẫu dương tính với giun đũa lợn sau khi kiểm tra, tiếp tục kiểm tra ở ngày thứ 5 và ngày thứ 7.

Tên thuốc Liều lượng (ml/kg P)

Số lợn thí nghiệm (con)

Tỉ lệ tẩy sạch (%) sau 3 ngày 5 ngày 7 ngày Vimectin

Bio-Levamisol 10%

3.8.7. Phương pháp xử lý số liệu

+ Xử lý theo phương pháp thống kê sinh học.

- Cường độ nhiễm theo từng địa điểm, từng độ tuổi, theo tính biệt, theo phương thức chăn nuôi: Xác định số lượng giun đũa trong đường ruột cao nhất và thấp nhất theo từng địa điểm, từng độ tuổi, theo tính biệt, theo phương thức chăn nuôi.

- Hiệu lực tẩy trừ của thuốc (%) = (số con tẩy sạch/số con thí nghiệm)*100% + Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

PHẦN IV

KẾT QUẢ -THẢO LUẬN

4.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn trên lợn chăn nuôi gia đình tại Krông Bông Krông Bông

4.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại các địa điểm

Bệnh giun đũa lợn là bệnh giun sán truyền qua đất ( quá trình phát triển vòng đời không cần qua vật chủ trung gian). Chính vì vậy, bệnh giun đũa lợn chịu sự tác động rất lớn của điều kiện khí hậu, tính chất thổ nhưỡng, độ cao so với mật nước biển, sự hoạt động của con người, sự tác động qua lại của khu hệ động vật và khu hệ thực vật; tóm lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Mỗi vùng sinh thái khác nhau điều kiện tự nhiên cũng khác nhau, hoạt động của con người trong lao động cũng không giống nhau. Thế nên, việc xem xét mỗi vùng sinh thái khác nhau tác động đến tình hình nhiễm giun đũa lợn như thế nào là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành chọn ba địa điểm đại diện cho ba vùng sinh thái khác nhau tại huyện Krông Bông là: Thị trấn Krông Kmar (vùng trung tâm và cũng là vùng cao nhất), xã Hòa Sơn (vùng cận trung tâm), và xã Êa Trul (vùng ven trung tâm). Tại ba địa điểm này chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm phân 384 mẫu phân lợn (trong đó có 135 mẫu phân được lấy ngẫu nhiên tại 8 khối và buôn Ya của thị trấn, 147 mẫu phân lợn lấy ngẫu nhiên tại 15 thôn xã Hòa Sơn và 102 mẫu phân lợn lấy ngẫu nhiên tại 9 thôn, buôn đồng bào dân tộc tại xã Êa Trul) bằng phương pháp phù nỗi với NaCl bão hòa và ghi nhận kết quả về tỉ lệ nhiễm ở bảng sau:

Địa điểm nghiên cứu Số con nghiên cứu Số con nhiễm Tỉ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (max-min)

(n) (+) Thị trấn Krông Kmar 135 39 28,89 4,78 ± 0,43 Xã Hòa Sơn 147 57 38,78 5,26 ± 0,39 Xã EaTrul 102 48 47,06 6,50 ± 0,73 Tổng 384 144 37,50 5,33 ± 0,27

Như vậy, qua bảng số liệu chúng tôi thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn tại ba địa điểm mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu là 37,50 %. Cao hơn so với tình hình nhiễm giun sán ở một số vùng như: Thanh Hóa 13,2 %, Quảng Ninh 26,5 %, Nam Hà 33,3 % nhưng thấp hơn một số vùng khác như: Hải Hưng 40,5 %, Hà Bắc 42,1 %, Nghĩa Lộ 43,5 %, Hà Tĩnh 43,6 %.

Ngoài ra, theo công bố của một số tác giả miền Bắc tỉ lệ nhiễm giao động từ 13 – 14 % (Phạm Văn Khuê và Trịnh Văn Thịnh, 1982). Năm 1978, Phạm Văn Khuê và Phan Lục điều tra 1055 lợn tại 6 tỉnh Nam Bộ cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn là 31,04 %. Trong đó tại 3 tỉnh miền Đông nhiễm 40 %, 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhiễm 23 %. Năm 1995, Lương Văn Huấn mổ khám 891 lợn thuộc 4 lứa tuổi (< 3 tháng tuổi, 3 – 4 tháng tuổi, 5 – 7 tháng tuổi và trên 7 tháng tuổi) và khảo sát 5044 lợn tại 12 tỉnh phía Nam cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa là 53 %, Bình Trị Thiên là 34 %, Quảng Nam-Đà Nẵng là 61 %, Binh Định 45 %, Thành phố Hồ Chí Minh 41 %, Long An 47 %, Tiền Giang 73 %, Kiên Giang 70 %. Phạm Chức, Châu Bá Lộc và cộng sự (1986) cho biết lợn Kiên Giang nhiễm từ 28 – 50 %. Bùi Lộc, Nguyễn Đăng Khảo, Vũ Sỹ Nhàn (1979) cho biết lợn miền Trung nhiễm 36 – 58 %.

Như vậy ta thấy rằng trong thời gian trở lại đây tình hình nhiễm giun đũa có khuynh hướng giảm dần. Có thể nói đó là nổ lực khá nhiều của các nhà nghiên cứu, của người chăn nuôi, của cơ quan thú y trong việc phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm nói chung và phòng và trị bệnh giun đũa lợn nói riêng. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm như vậy vẫn còn khá cao. Như đã nói ở trên đó là do sự tác động của điều kiện tự nhiên, do điều kiện khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, tính chất thổ nhưỡng tương đối thuận lợi cho sự khu trú và phát triển của ký sinh trùng mà đặc biệt là giun đũa lợn. Vì vậy, việc nghiên cứu để có biện pháp phòng trị bệnh giun đũa lợn một cách hiệu quả nhằm hạn chế tác hại do bệnh giun đũa gây ra là điều vẫn còn rất cần thiết, cần được thực hiện.

Tỉ lệ nhiễm chung là 37,50 %, tuy nhiên tại mỗi địa điểm có sự khác biệt rõ rệt. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tại Thị trấn Krông Kmar tỉ lệ nhiễm là 28,89 %, tại xã Hòa Sơn 38,78 %, và tại Êa Trul là 47,06 %. Đồng thời, qua xử lý số liệu cho thấy P = 0,015 < 0,05 chứng tỏ sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê.

Sỡ dĩ, tại thị trấn Krông Kmar tỉ lệ nhiễm thấp hơn so với các vùng khác là vì: Thứ nhất, Trạm thú y huyện nằm ở Thị trấn Krông Kmar nên công tác phòng chống bệnh tại đây được chú trọng và đôn đốc thường xuyên. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ thú y cơ sở ở đây cũng thường xuyên tiếp xúc với Trạm nhiều hơn nên học tập cũng như được phổ biến kiến thức nhiều hơn, là đội ngũ cán bộ thú y cơ sở đi đầu trong toàn huyện trong công tác phòng và điều trị bệnh gia súc, gia cầm. Họ cũng thường xuyên khuyến cáo đến người chăn nuôi về tác hại của bệnh giun đũa lợn để người chăn nuôi chủ động phòng và điều trị bệnh. Công việc tẩy giun sán là một phần trong công việc thường ngày của họ. Trong khi đó tại xã Hòa Sơn và xã Ea Trul là hai địa điểm tương đối xa Trạm, cán bộ thú y ít tiếp xúc nhiều với Trạm, nên đôi khi còn lơ là trong việc phòng và điều trị bệnh mà nhất là đối với bệnh ký sinh trùng, trong đó có bệnh giun đũa lợn.

Thứ hai, đa phần người dân sống tại thị trấn là người dân tộc kinh có trình độ văn hóa và nhận thức cao hơn. Hơn nữa họ gần gũi và tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông thông tin, với trạm khuyến nông huyện thông qua các chương trình như: bạn của nhà nông, hội thảo tập huấn về chăn nuôi thú y, qua tạp chí chăn nuôi, tạp chí thú y, tủ sách dành cho nhà nông…. Vì vậy họ hiểu rằng để chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải có kiến thức về chăn nuôi và phòng trị bệnh. Thế nên, họ chú trọng trong việc chọn giống lợn có năng suất và phẩm chất tốt, nhất là khả năng chống chịu và kháng bệnh để nuôi kinh tế. Thức ăn đa phần là thức ăn công nghiệp, tăng tính thèm ăn, đảm bảo dinh dưỡng và tăng khả năng phòng bệnh. Chuồng trại được xây dựng kiên cố, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chuồng trại khô ráo. Xu hướng đã và đang chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô công nghiệp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn “Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị" pdf (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w