Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Một phần của tài liệu Đề tài văn hóa DOANH NGHIỆP (Trang 27 - 45)

II. Xây dựng hay thay đổi văn hóa doanh nghiệp

2. Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Sự kiên nhẫn (nintai), thể diện (kao), trách nhiệm (giri), nghĩa vụ (on) là bốn yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ trong kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Trong đó.

Kao, giri và on liên quan chặt chẽ với nhau, chỉ đạo hành động của người Nhật. Nintai là một yếu tố cực kỳ cần thiết, dùng để chỉ sự tỷ mỷ, cần cù, cẩn thận và có

phương pháp tốt và đạt hiệu quả khi kinh doanh, thương lượng với người khác. Nếu thiếu sự kiên nhẫn (nintai) thì rất dễ bị mất thể diện (kao).

Ai cũng biết sau thế chiến thứ hai, trong khi tiếp thu ở quy mô lớn hệ thống lý luận quản lý tiên tiến của Mỹ và châu Âu, Nhật Bản đã biết gạt bỏ chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do vốn là cơ sở của lý luận quản lý Âu, Mỹ để giữ lại văn hóa quản lý kiểu gia tộc. Vì sao vậy? Vì chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá nhân xung đột với văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản suy cho cùng hòa đồng gắn bó mật thiết với tinh thần “trung thành hiếu đễ” của Khổng Tử. Với sự lựa chọn khôn ngoan đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đã làm cho văn hóa doanh nghiệp hòa nhập với bản sắc văn hóa dân tộc, sáng tạo ra hệ thống quản lý độc đáo kiểu Nhật Bản. Cốt lõi của quản lý Nhật Bản là chế độ làm việc suốt đời, trật tự công lao hằng năm, công đoàn nằm trong nội bộ doanh nghiệp. Nghĩa là những người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Và trong các công ty của Nhật Bản đều có tổ chức công đoàn Đây thực sự là

ba bí quyết lớn của quản lý Nhật Bản. Rõ ràng, một trong những nguyên nhân làm cho các công ty lớn của Nhật phát triển mạnh mẽ chính là họ biết gắn công nghệ, kỹ thuật, cách thức quản lý doanh nghiệp hiện đại với văn hóa Nhật vốn lấy trung hiếu làm gốc

Văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật đã tạo cho công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên. Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con... cũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo. Vì làm việc suốt đời cho công ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty. Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.

Có một sự khác bịêt cơ bản trong tư duy của người Nhật về doanh nghiệp. Tại Mỹ và phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông. Người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau. Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Chỉ số cổ tức là thước đo năng lực của nhà quản lý. Tuy nhiên, người Nhật lại quan niệm rằng doanh nghiệp tồn tại như một hoạt động mang tính đạo đức. Mọi người trong công ty phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung. Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất. Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như ở phương Tây. Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật Bản, người lãnh đạo phải lo nâng cao đời sống cho người lao động và điều này ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nó cũng liên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp đã tạo cho mọi thành viên sự trung thành cao. Tất cả đều quan tâm đến sự sống còn của doanh nghiệp, do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao.

Tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, các nhà phân tích đã chỉ ra những nét đặc trưng như sau:

2.1.Phong cách quản lý ở Nhật

Việc quản lý ở Nhật chú trọng đến nhu cầu thông tin xuyên suốt công ty. Đối với quản lý cao cấp, họ giám sát ở tầm vĩ mô vì vậy mọi chính sách đều bắt nguồn từ tầng lớp giữa trong công ty, sau đó được thông qua và phê chuẩn.

Trong một tổ chức, nếu người quản lý tài giỏi bao nhiêu thì chính cách khiêm tốn và không tham vọng của anh ta lại quan trọng bấy nhiêu. Nhân cách và quyền lực cá nhân không phải là yếu tố trước tiên để có được sự lãnh đạo hiệu quả.

Nhiệm vụ của người quản lý là phải tạo dựng nên một môi trường làm việc theo nhóm và phải làm cho nó phát triển. Người đó phải luôn có mặt và chia sẻ kiến thức với các đồng nghiệp khác đồng thời họ sẽ cung cấp cho anh ta những thông tin đầy

đủ. Sự tương trợ trong mối quan hệ này chính là nền tảng của việc quản lý và làm việc theo nhóm hiệu quả.

2.2. Phong cách họp

Trước tiên phải đúng giờ, điều này rất quan trọng, nó thể hiện sự tôn trọng đối với đồng nghiệp. Các cuộc họp tại Nhật thường rất khó xác định thời gian kết thúc bởi có rất nhiều ý kiến được đưa ra để đi đến quyết định cuối cùng. .

Mở đấu cuộc họp thường là những cuộc nói chuyện ngoài lề về các chủ đề như sự phát triển của công ty, đồ ăn Nhật…. Đừng tỏ ra bực mình nếu nó làm tốn nhiều thời gian của bạn. Hãy kiên nhấn bởi đó là yếu tố cần thiết trong quá trình tạo lập các mối quan hệ.

Bạn cần nắm rõ về khái niệm“Wa”, từ này có nghĩa là “Sự hòa thuận”. Đây là chìa khóa để tiếp cận người Nhật tại các cuộc họp. Việc tìm ra giải pháp là quan trọng nhưng sẽ vô ích nếu bạn vì nó mà phá vỡ không khí cuộc họp. Không cá nhân nào hy vọng sẽ đưa ra quan điểm cứng rắn, những quan điểm như vậy có thể gây đối đầu và tác động đến “Tinh thần Wa”.

Quyết định được đưa ra nhờ sự nhất trí trong cuộc họp. Điều đó có nghĩa quá trình đưa ra quyết định có thể sẽ rất lâu. Trong trường hợp này càng phải kiên nhẫn nếu không sẽ gây ảnh hưởng bất lợi.

Danh thiếp luôn mở đầu các cuộc kinh doanh. Ở Nhật,danh thiếp lại càng quan trọng hơn. Tất cả các thông tin đều được in đầy đủ lên mặt sau bằng tiếng Nhật.

Người ta thường trao danh thiếp trong lần gặp đầu tiên và phải bằng hai tay. Phải hết sức tôn trọng danh thiếp, nó là danh dự của con người. Đừng viết lên hoặc cũng đừng bỏ quên đâu đó. Trong suốt cuộc họp, danh thiếp phải được đặt cẩn thận trên bàn phía trước mặt, danh thiếp của cấp trên phải đặt lên trên cùng.

Tặng quà là một nét đặc trưng trong đời sống kinh doanh. Món quà không nên quá lãng phí nhưng chất lượng phải tốt. Nên mang những món qùa nhỏ tới Nhật để tặng cho những đối tác mới hoặc thường xuyên. Quà phải được bọc cẩn thận, tránh tặng quà với số lượng 4 hoặc 5 bởi đó là con số không may mắn. Bất kể bạn tặng thứ gì sắc nhọn đều là dấu hiệu kết thúc mối quan hệ. Rượu, đặc biệt là chai Whisky lúa mạch được coi là món quà giá trị.

2.3.Làm việc theo nhóm

Người Nhật tự tạo lập nhóm làm việc dù họ không trải qua bất kỳ khoá đào tạo nào. Quá trình thống nhất ý kiến gọi là Nemawashi (có nghĩa là “Gắn kết gốc rễ”) nhằm tránh bất đồng quan điểm. Quyết định phải được thống nhất trước khi cuộc họp chính thức diễn ra. Điều này để tránh trường hợp bất hòa, đối đầu để bảo vệ quan điểm của bản thân.

Cũng khá quan trọng khi thành viên của nhóm giữ được thể diện trước những nhóm khác, một trong những cách là khiêm tốn và giản dị. Tự tâng bốc mình là cách cư xử trẻ con và không đáng tin.

2.4.Phong cách giao tiếp

Phong cách giao tiếp của Nhật là rất phức tạp. Sự khôn khéo và chứa đựng nhiều sắc thái là nét điển hình.

Sự phát triển những mối quan hệ ở Nhật thường phụ thuộc vào khả năng giao tiếp của mỗi người. Tất nhiên là khá khó đối với những người nước ngoài để có thể hiểu và áp dụng được hết các quy tắc ứng xử tại đây. Cách tốt nhất là hỏi để có được những hiểu biết rõ ràng, đôi lúc cũng nên kiểm tra lại.

Những khó khăn trong giao tiếp thể hiện rõ qua thực tế người Nhật nói Tiếng Anh không tốt. Phần lớn những điều mà các doanh nhân Nhật nói bằng tiếng Anh đều rất khó hiểu hoặc có thể hiểu sai.

Thêm vào đó ngôn ngữ bằng cử chỉ cũng sẽ gây khó khăn. Người Nhật thường ngồi im lặng trong các cuộc họp, họ ngồi một cách thẳng thắn nghiêm chỉnh. Rất hiếm khi bắt gặp được bất kỳ cách thể hiện cảm xúc hay phản ứng của họ trong khi họp.

2.5.Quan điểm về nữ doanh nhân

Thu nhập bình quân hàng năm của phụ nữ Nhật bằng khoảng 50% so với mức thu nhập của đàn ông, đây đã là một con số khá ấn tượng với một quốc gia Châu Á. Mặc dù phụ nữ đã có được quyền bình đẳng về giới nhưng vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử với phụ nữ tại công sở. Phần lớn phụ nữ Nhật chỉ được phân những công việc ở cấp thấp và họ sẽ từ bỏ công việc sau khi kết hôn và sinh con cái. Những năm gần đây quan điểm này đã “thoáng” hơn.

Nữ doanh nhân nước ngoài làm việc tai Nhật chỉ gặp khó khăn khi quản lý các đồng nghiệp nam còn lại họ vẫn được đối xử tôn trọng và lịch thiệp

2.6 .Trang phục công sở

Tại Nhật, người ta thường đánh giá con người qua trang phục. Thông thường trang phục công sở là áo vét tối màu, áo sơ mi và thắt cà vạt. Còn đối với phụ nữ Nhật, họ hiếm khi mặc quần mà thay vào đó là váy. Tuy nhiên váy của họ rất lịch sự và kín đáo. Những phụ nữ thành đạt thường chuộng đeo trang sức đắt tiền.

Có thể tóm tắt sự khác biệt của hai nền văn hóa doanh nghiệp trên trong bảng sau:

Chú trọng

Định tính Định lượng Hoàn thiện quá trình Kết quả Thái độ/nỗ lực của mọi người

đối với việc hoàn thiện Thực hiện của mọi người Hỗ trợ, động viên Kiểm soát

Định hướng dài hạn, thường đòi

hỏi thay đổi hành vi. Định hướng ngắn hạn và trực tiếp hơn - Kỷ luật

- Quản lý thời gian - Phát triển kỹ năng - Tham gia và sự gắn bó - Tinh thần, đạo đức - Truyền đạt - Doanh số - Chi phí - Lợi nhuận CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC THỰC TIỄN 1. Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Như đã trình bày ở trên, mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Do đó muốn tìm hiểu vể đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam thì trước tiên ta phải đi tìm hiểu về đặc điểm văn hóa của dân tộc Việt Nam. Phương Tây thuộc loại hình văn hóa gốc du mục, có truyền thống coi trọng pháp luật và trọng lợi hơn danh nên mọi việc kinh doanh không phạm pháp (nếu phạm thì đã ngồi tù) đều được tôn trọng. Trung Hoa thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp gốc du mục, có truyền thống trọng cả lợi lẫn danh nên cũng rất coi trọng nghề buôn. Bản thân Khổng Tử cũng không hề coi rẻ nghề buôn; ông từng nói: "Giàu và sang, người ta ai cũng muốn" [Luận ngữ, Lý Nhân 5], "Phú quý mà có thể cầu được thì dù làm kẻ cầm roi đánh xe hầu người, ta cũng làm" [Luận ngữ, Thuật Nhi 11].

Chỉ riêng Việt Nam và Đông Nam Á thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình (nông nghiệp lúa nước) trọng danh hơn lợi nên mới có truyền thống khinh rẻ nghề buôn bán. Tư tưởng “trọng nông khinh thương” ăn sâu vào tâm lý người Việt đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộng kinh tế thị trường, làm ăn.

Đi sâu hơn vào tìm hiểu văn hóa Việt Nam sẽ thấy được những mặt nổi bật và hạn chế như sau:

Đặc điểm nổi bật:

- Tính năng động và sáng tạo cá nhân rất cao

- Sự cởi mở, thân thiện, mềm dẻo trong quan hệ con người và quan hệ đối ngoại. - Khả năng tiếp thu và “bắt chước” rất cao.

- Tính cộng đồng hay chủ nghĩa tập thể cao, thể hiện ở việc hình thành các làng nghề, các phố nghề.

Đặc điểm hạn chế:

- Theo GS. Takahashi Yoshiaki, Đại học Chuo, Nhật Bản, một số khảo sát về tính chăm chỉ của người dân một số nước châu Á cho thấy người Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản rất chăm chỉ, trong đó người Nhật chăm chỉ nhất. Đặc biệt là tính làm việc theo tổ, nhóm của người Nhật là hiệu quả nhất. Nhưng tính chất này ở người Việt Nam khá thấp.

- Tính thiếu chuẩn mực, thiếu nhất quán, thiếu kiên trì khi theo đuổi đến cùng các

mục tiêu của mình.

- Tính kỷ luật và ý thức pháp luật thấp (thể hiện rõ nhất ở ý thức chấp hành an toàn giao thông ).

- Quá chú trọng đến chủ nghĩa cộng đồng, dựa vào cộng đồng, do đó không dám có tư tưởng cách tân, thoát khỏi lề thói cũ.

- Cá nhân quá coi trọng sĩ diện của mình (mắc bệnh sĩ) do đó không dám nhìn thẳng vào sự thật hay chấp nhận sự thật yếu kém của mình, chỉ ưa những lời nói khen nịnh, êm tai.

- Tính hợp tác và cạnh tranh lành mạnh kém. - Tầm nhìn, mục tiêu thường ngắn hạn.

Chính những tư tưởng này là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng. Từ những đặc điểm này đã hình thành nên những nét văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Quản lý theo cung cách “thuận tiện”

Khảo sát các DN nhỏ và vừa của Việt Nam do GS. Hitokoto Noriyuki, Đại học Tokyo Joho, Nhật Bản cung cấp cũng cho thấy các DN Việt Nam chưa được hệ thống hoá sự ngăn nắp, tính khoa học. Còn ở Nhật, bước vào cổng của một DN nhỏ và vừa bạn sẽ cảm nhận được quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ, tuân thủ theo một hệ thống có tổ chức bài bản. Nó tạo nên “văn hoá DN”, gây ấn tượng để khách hàng, đối tác tin vào chất lượng sản phẩm công ty

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều phát triển từ loại hình công ty gia đình nên giai đoạn đầu được quản lý theo kiểu “thuận tiện”:

- Giám đốc nhúng tay vào hầu hết các quyết định lớn nhỏ của công ty (điều này thể hiện rõ nhất ở những công ty quốc doanh).

- Nhân viên ít có tính sáng tạo, chỉ làm theo những chỉ dẫn của người chủ.

Doanh nghiệp Việt Nam ít sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp, có thể thấy đặc điểm này trong những ví dụ dụ thể sau:

- Đa số các doanh nghiệp Việt Nam thường ít chịu chi tiền làm các nghiên cứu thị trường, cho là tốn kém vô ích.

- Ít khi nhờ đến các công ty quảng cáo chuyên nghiệp mà thường tự mình loay hoay thiết kế quảng cáo.

- Trong một số trường hợp, một công ty có thể bắt nhân viên của mình dịch một hợp đồng dù biết nhân viên của mình năng lực ngoại ngữ kém, chứ không nghĩ đến chuyện nhờ một công ty dịch thuật chuyên nghiệp.

Doanh nghiệp Việt Nam rất đặc trưng cho loại hình văn hóa “nói vậy mà không phải vậy” (giao tiếp mang tính ôn hòa, tránh xung đột trực diện trong quan hệ)

Điều này thể hiện khá rõ trong đàm phán, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài (đặc biệt là các doanh nghiệp Phương Tây) sẽ trả lời không với các đề nghị của phía

đối tác một cách dễ dàng thì doanh nghiệp Việt Nam thường nói “chúng tôi sẽ xem

Một phần của tài liệu Đề tài văn hóa DOANH NGHIỆP (Trang 27 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w