3.I.3.I. Thuốc sản xuất trong nước
Bảng 3.29: Sự biến động giá của một số thuốc sản xuất trong nước
(Từ tháng 512006 đến tháng 4/2007)
Thời điểm
Đơn giá: đồng/đơn vị bán
Amox 50Qmg Ampi 50Qmg Cefalexin SOQrag Decolgai 4vi&i Tiffi Alaxan 20vi&i Obữnin 30viài EnavonC SOviài T5/06 5000 5000 6500 3000 2000 16000 35000 35000 T6/06 5000 5000 6500 3000 2000 16000 35000 35000 T7/06 5000 5000 6500 3000 2000 16000 35000 35000 T8/06 5000 5000 6500 3000 2000 16000 35000 36000 T9/06 5000 5000 6500 3090 2000 17000 35000 36000 TlO/06 5000 5000 6875 3500 2500 17500 36000 36000 TI 1/06 5000 5000 6750 3500 2600 19000 36000 36000 T12/06 6725 6000 7000 3500 3000 19000 36000 36000 Tl/07 6000 6000 7000 3500 3000 19000 36000 36000 THOI 6000 6000 7000 3500 3000 19000 36000 40000 T3/07 6000 6000 7500 3500 3000 20000 37333 40000 T4/07 7200 6000 7500 3500 3000 20000 38000 40000
Biểu đồ 333: Sự bỉêh đội^ giá của một số thuốc sản xuất troi^ nước
Nhán xét;
Nhìn chung các thuốc sản xuất trong nước có giá bán lẻ tại nhà thuốc là cơ bản ổn định đặc biệt trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2006. Đến thòi điểm cuối năm 2006 và đầu năm 2007, giá của một số thuốc có sự biến động và có xu hướng tăng lên.
Giá bán lẻ của một số thuốc sản xuất trong nước có biến động vói mức tăng trung bình từ 1% đến 12,9%. Tốc độ tăng cao nhất xảy ra tại thời điểm tháng 12 năm 2006 đến đầu năm 2007. Điển hình như Amoxicillin 500mg có giá bán lẻ trung bình trong tháng 12 là 6.725đ/vỉ tăng 34,5% so với mức giá ổn định trong suốt bảy tháng đầu khảo sát. Đến M ng 4 năm 2007 Amoxicillin có giá bán lẻ là 7.200đ/vỉ tăng 6,7% so vói tháng 12 năm 2006, tăng 20% so vói tháng trước và tăng đến 44% so với thời điểm tháng 5 năm 2006. Có thể thấy rõ sự biến động giá khi theo dõi giá bán trong các tuần của tháng 12 năm 2006 và tháng 4 năm 2007 được thể hiện ở Biểu đồ 3.34.
T5/06 T7/06 T9/06 TI 1/06 Tuần 2 Tuần 4 T2/07 Tuần 1 Tuần 3
TI 2/06 TI 2/06 T4/07 T4/07
Biểu đồ 3.34: Biến động giá bán lẻ Amoxicillin 500mg
(Đơn vị tính: nghìn đồng/ vỉ 10 viên)
Vào tuần 1 của tháng 12 giá bán lẻ vẫn ở mức 5.000đ/ vỉ nhưng đến tuần thứ 2 đã tăng lên 6.000đ/vỉ (tăng 20%), tuần thứ 4 có giá bán tăng lên đến 8.000đ/vỉ (tăng 33,3%).
Bên cạnh các thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Ampicillin, Cephalexin có giá biến động, một số thuốc liên doanh như Alaxan, Decogen, Obimin, Tiffi cũng có sự biến động.
Alaxan (vỉ 20 viên) tháng 8 là 16.000đ/vỉ có giá tăng lên 5,3% vào tháng 9 và tăng liên tục với mức độ khác nhau trong các tháng tiếp theo. Tháng 10 có mức giá bán trung bình 17.500đ/vỉ (tăng thêm 2,9%), tháng 11 tăng lên 19.000đ/vỉ (tăng thêm 8,6%) và đến tháng 3 năm 2007 là 20.000đ/vỉ tăng thêm 5,3% so với tháng trước và tăng 21,6% so với thời điểm bắt đầu khảo sát (tháng 5 năm 2006).
Decolgen vỉ 4 viên được bán với giá 3.500đ/vỉ từ tháng 10 tăng 16,7% so với thời điểm tháng 5 năm 2006. Tiffi tăng từ 2.000đ/vỉ lên 2.500đ/vỉ (tăng 25%) trong tháng 10, tăng tiếp lên 3.000đ/vỉ (tăng 12%) trong tháng 12 và giữ mức giá này trong những tháng tiếp theo.
Obimin (lọ 30viên) có giá bán lẻ tăng từng nấc từ 35.000đAọ (tháng 5) tăng lên 36.000đ/lọ tăng 2,9% (tháng 10) và tăng tiếp lên 38.000Aọ tăng 5,5% vào tháng 4 năm 2007. Enervon c được tiêu thụ có giá bán lẻ tăng 14,2% từ 35.000đAọ (tháng 5) lên 40.000đAọ (tháng 4 năm 2007).
3.I.3.2. Thuốc nhập khẩu
Bảng 3.30: Sự biến động giá của một số thuốc nhập khẩu (T5/06-T4Ỉ07)
Thời điểm
Đơn giá: đồng/ đơn vị bán
Foitec Eganin Asứialin Càvinton Coversyl Dopegyt Zinnat 250 Duxil
T5/06 23700 9000 36000 33333 3500 6000 11000 3533 T6/06 23600 9000 36000 34000 3500 6000 11000 3500 T7/06 23600 9000 36000 34000 3500 6500 11000 3500 T8/06 23600 9000 36000 34000 3500 7500 11000 3200 T9/06 23400 10000 36000 35000 3500 7500 11390 3000 TlO/06 23200 10000 36000 35000 3500 8000 11350 3056 TI 1/06 23800 10000 36000 35000 3633 8000 11500 2889 T12/06 24000 10000 36000 35000 3625 8000 12175 2889 Tl/07 24000 13000 42333 35000 3583 9025 11800 2933 T2/07 25100 13000 43000 36000 3667 9000 11500 2973 T3/07 27000 13000 40000 36000 3789 9000 11650 3000 T4Ỉ07 27400 13000 40000 36000 3800 9000 11500 3000
Biểu đồ 3.35: Biến động giá một số thuốc nhập khẩu
(Đvt: nghìn đồng)
Nhán xét:
Từ tháng 5 đến tháng 7 hầu hết các thuốc nhập khẩu có giá ổn định. Bắt đầu có xu hướng tăng nhẹ từ tháng 8 nhưng đến khoảng thời gian cuối năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 nhiều thuốc nhập khẩu có giá biến động có xu hướng tăng với biên độ tưoỉng đối cao. Mức tăng giá của các thuốc nằm trong khoảng từ 0,4% đến 18,1% so vói thời điểm tháng 5 năm 2006.
Thời điểm tháng 1 năm 2007 so với tháng 12 năm 2006 có sự biến động giá của một số thuốc với mức độ chênh lệch lên tói 12,0%. Hầu hết các thuốc đều có xu hưổng tăng cao hơn trong những tíiáng cuối năm 2006 và đầu năm 2007.
Eganin nhập khẩu từ Hàn Quốc có giá biến động vói biên độ rất lớn: 9.000đ/vỉ trong tháng 5 tăng lên 13.000đ/vỉ vào tháng 1 năm 2007 tăng 44,4% và duy trì liên tục mức giá này trong các tháng tiếp theo.
Cũng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Fortec điều trị rối loạn chức năng gan cũng có giá tăng từ 23.700đ/vỉ (tháng 5 năm 2006) lên đến 24.000đ/vỉ vào tháng 12 và có mức giá bán lẻ lên đến 27.400đ/vỉ tăng tiếp 14,2% tương ứng vói mức tăng 15,6% so với tháng 5 năm 2006.
Giá bán lẻ của Dopegyt tăng liên tục trong thòi gian khảo sát: từ 6.000đ/vỉ (tháng 5) lên 7.000/vỉ, lên tiếp 7.500đ/vỉ (tháng 9), tăng tiếp 6,7%
vầo tháng 10 (giá bán là 8.000đ/vỉ) và trong bốn tháng đầu năm 2007 được bán vói giá 9.000đ/vỉ tăng 12,5% so với tháng trước, tăng 50% so với thòi điểm tháng 5 năm 2006.
Thuốc điều trị cao huyết áp Coversyl bắt đầu có sự biến động tăng vào tháng 11 năm 2006 từ 3500đ/viên lên 3600đ/viên (tăng 2,85%) và tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo lên mức cao nhất là 3800đ/viên (tăng 8,57% so vói tháng 5 năm 2006).
Duxil có giá bán lẻ tại thòi điểm tháng 5 là 3.533đ/viến, tháng 6 và tháng 7 là 3.500đ/viên, sau đó giảm liên tục trong các tháng tiếp theo với mức giảm giá thấp nhất trong tháng 11, tháng 12 năm 2006 (2.889đ/viên giảm 21,2% so với thời điểm tháng 5 năm 2006.
Asthalin vói dạng bào chế là thuốc xịt điều trị hen có giá bán tăng từ 36.000đAọ lên mức cao nhất là 43.000đ/lọ vào tháng 2 tăng 19,4%.
3.2. BÀN LUẬN3.2.1. Mức tiêu thụ 3.2.1. Mức tiêu thụ
Thuốc sản xuất trong nước có số lượng tiêu thụ trong vòng 12 tháng tính đến tháng 4 năm 2007 chiếm đến 51,6% tổng số lượng thuốc tiêu thụ và được 48,4% trong tổng số 14530 lượt người mua lựa chọn sử dụng. Nhưng xét về giá trị tiêu thụ, thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 25,4% tổng giá trị tiêu thụ nhỏ hofn 2,93 lần so với giá trị tiêu thụ các thuốc nhập khẩu (chiếm 74,6% tổng giá trị). Điều đó cho thấy giá trị của thuốc sản xuất trong nước còn rất thấp so vói các thuốc nhập ngoại. Theo báo cáo tổng kết của Cục quản lý dược Việt Nam ngày 27 tháng 6 năm 2006, giá trị thuốc nhập khẩu chiếm 68% tổng giá trị thuốc tiêu thụ tại khối nhà thuốc gấp 2,1 lần giá trị thuốc sản xuất trong nước. Do nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi địa bàn nhỏ nên số liệu thu được không phải là số liệu trung bình đại diện cho khối nhà thuốc trên phạm vi cả nước, nhưng về cơ bản là phù hợp và thể hiện được thực tế tình hình tiêu thụ thuốc hiện nay.
Nhóm thuốc kháng sinh và phân nhóm thuốc vitamin, khoáng chất đều có số lượng thuốc sản xuất trong nước được tiêu thụ cao hơn so với thuốc nhập khẩu. Số liệu thống kê của Cục Quản Lý Dược Việt Nam năm 2006 về tình hình đăng ký thuốc cho thấy nhóm thuốc kháng sinh đứng vị trí đầu tiên (chiếm 21%), nhóm vitamin, khoáng chất (chiếm 11%) đứng thứ hai trong tổng số lượng thuốc trong nước được cấp số đăng ký [9]. Đáng chú ý là các thuốc sản xuất trong nước chứa hoạt chất paracetamol có mức tiêu thụ cao hơn thuốc nhập khẩu chiếm 56,1% tổng giá trị tiêu thụ; 74,1% tổng số lượng thuốc tiêu thụ và có 77,1% tổng số lượt người mua. Theo số liệu thống kê đây là hoạt chất có số lượng thuốc đăng ký nhiều nhất chiếm 3,8% tổng số thuốc tân dựơ+c trong nước được cấp số đăng ký tính đến tháng 6 năm 2006 [9]. Có thể nói các thuốc sản xuất trong nước được tiêu thụ tại nhà thuốc chủ yếu tập trung vào thuốc nhóm thuốc có chứa hoạt chất paracetamol, các các thuốc vitamin, khoáng chất và nhóm thuốc kháng sinh.
Các thuốc nhập khẩu được 51,6% tổng số người mua thuốc tại các nhà thuốc lựa chọn, nhiều hơn thuốc sản xuất trong nước, nguyên nhân một phần là do tâm lý “thích dùng thuốc ngoại” của người dân, một phần khác do năng lực cạnh tranh của thuốc nội chưa cao. Thuốc nhập khẩu từ Pháp hiện nay được tiêu thụ mạnh nhất chiếm 37,4% tổng giá trị tiêu thụ, 37,8% số lượng tiêu thụ, 33,2% tổng số lượt ngưòi lựa chọn khi mua các thuốc ngoại. Thuốc có nguồn gốc từ Ân Độ và Hàn Quốc có số lượng người sử dụng chỉ đứng sau thuốc của Pháp.
Tính trên mỗi nhóm thuốc cụ thể thì Pháp vẫn là nước có số lượng chủng loại thuốc nhiều nhất được tiêu thụ từ nhóm kháng sinh, tim mạch đến các nhóm thuốc tác dụng trên hệ hô hấp, tiêu hóa, chuyển hóa, cơ xưofng. Ấn
Độ lại có thế mạnh tiêu thụ chủ yếu tập trung vào nhóm thuốc kháng sinh và tiêu hóa, chuyển hóa (đều đứng thứ hai sau Pháp về mức độ tiêu thụ). Đáng chú ý là Thái Lan một nước cùng khu vực với Việt Nam cũng có vị trí trong nhóm thuốc nhập khẩu được tiêu thụ tại các nhà thuốc: chiếm 3,0% tổng giá
trị tiêu thụ, 2,3% tổng số lượng thuốc tiêu thụ của nhóm thuốc nhập khẩu và có 4,7% tổng số lưcrt người mua lựa chọn.
Các nhóm thuốc tiêu thụ phổ biến tại nhà thuốc bán lẻ đều được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu. Khi so sánh mức tiêu tìiụ giữa các nhóm tìiuốc có thể ứiấy được mô hinh tiêu ứiụ thuốc tại nhà thuốc bán lẻ hiện nay như sau:
Biểu đồ 3.36. Mô hình tiêu thụ các nhóm thuốc tại nhà thuốc bán lẻ
Nhóm thuốc tiêu hóa, chuyển hóa có mức độ tiêu thụ cao nhất. Điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng thuốc điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, chuyển hóa là khá lớn và phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Có thể giải thích do đây là một nhóm thuốc điều trị rất nhiều các bệnh phổ biến xảy ra như tiêu chảy, viêm ruột, bệnh gan mật, loét dạ dày, tá tràng...
Bên cạnh đó còn có nguyên nhân khác nữa góp phần làm cho nhóm thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa, chuyển hóa có vị trí đứng đầu về mức độ tiêu thụ đó là phân nhóm vitamin, khoáng chất được xếp trong nhóm này. Trên thực tế thì mức độ tiêu thụ của phân nhóm vitamin, khoáng chất tại các nhà thuốc bán lẻ là rất lớn chiếm đến hơn 54% tổng số lượng thuốc tiêu thụ và tổng số ngưòi mua nhóm thuốc này. Cũng theo một nghiên cứu về nhu cầu sử dụng vitamin cho thấy có đến 50,9% khách hàng đến mua thuốc tại các điểm bán lẻ là mua vitamin [13].
Kháng sinh là nhóm thuốc đứng thứ hai về mức tiêu thụ tại các nhà thuốc: chiếm 22,6% tổng doanh số bán ra trong vòng 12 tháng. Cứ 100 khách
hàng mua thuốc thì có đến 20 người mua thuốc kháng sinh. Có thể thấy nhu cầu sử dụng kháng sinh hiện nay là khá lớn. Một phần là do mô hình bệnh tật của nước ta chủ yếu là các bệnh nhiễm khuẩn, mặt khác cũng là do hiện tượng lạm dụng kháng sinh. Mức độ tiêu thụ của thuốc kháng sinh luôn luôn ở mức cao chiếm 24,4% tổng giá trị thuốc được tiêu thụ. Đây là một nhóm thuốc nằm trong danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn. Trên thực tế nhóm này đang được cảnh báo rất nhiều về việc sử dụng không hợp lý hiện nay,
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tiêu thụ phân nhóm các kháng sinh penicillin và cephalosporin tại nhà thuốc là gần như nhau. Các cephalosporin thế hệ III và thế hệ II có số lượng người sử dụng bằng nhau. Nhóm kháng sinh macrolid đứng thứ ba về mức độ tiêu thụ. Nguyên nhân một phần là là do xu hướng người dân thích sử dụng những loại kháng sinh thế hệ mới với tâm lý là sẽ khỏi bệnh nhanh hơn. Kết quả là tình trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng cao như hiện nay. Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2006, s.pneumoniae (phế cầu) kháng penicillin ở Việt Nam là 58,2%, Thái Lan 41,8%. Trong khi đó ở Nhật bản chỉ có 23,9%. s.pneumoniae kháng nhóm macrolid ở Việt Nam lên tói 87% [22].
Về nhóm thuốc tim mạch tuy số lượng người mua chỉ chiếm 6,8% tổng số lượng người tiêu thụ nhưng lại có giá trị tiêu thụ khá cao vượt qua các nhóm thuốc khác đứng thứ ba chỉ sau nhóm kháng sinh. Điều này được giải thích là do thuốc tim mạch được tiêu thụ phần lớn là các thuốc nhập khẩu (chiếm đến 83% tổng số lượng thuốc tiêu thụ của cả nhóm) có giá thành đơn vị sản phẩm cao nên tổng giá trị tiếu thụ lớn. Như vậy với số lượng người mua thấp nhất nhưng lại có giá tiỊ kinh tế cao, thuốc tác dụng trên tim mạch (chiếm đến 12,3% trong tổng giá trị tiêu thụ của tất cả các nhóm thuốc) góp một phần không nhỏ trong tổng doanh thu của nhà thuốc. Nhưng thực tế lượng thuốc sản xuất trong nước trong nhóm này được tiêu thụ lại ở mức rất thấp (chưa đạt được
Trong nhóm thuốc tác dụng trên hệ thần kinh có phân nhóm thuốc giảm đau, hạ nhiệt được tiêu thụ là chủ yếu chiếm đến 73,8% tấn suất tiêu thụ của cả nhóm. Đây là nhóm duy nhất có cả số lượng thuốc tiêu thụ và số lượng người tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước cao hơn nhóm thuốc nhập khẩu chiếm 60,8% tổng số lượng thuốc tiêu thụ và có 58% người lựa chọn.
Như vậy, nhóm thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa, chuyển hóa và nhóm thuốc kháng sinh được có mức độ tiêu thụ đứng hàng đầu tại nhà thuốc bán lẻ hiện nay. Ngược lại tại một số nước phát triển trên thế giới mức tiêu thụ của nhóm thuốc kháng sinh, tiêu hóa luôn đứng sau nhóm tim mạch và thần kinh (IMS health). Điều đó có thể cho thấy xu hướỉng sử dụng thuốc của Việt Nam về cơ bản vẫn mang đậm nét đặc trưng của một nước nhiệt đói đang phát triển vói mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh nhiễm khuẩn.
Bên cạnh thuốc tân dược, các thuốc có nguồn gốc từ đông dược cũng được tiêu thụ khá phổ biến tại các nhà thuốc. Cứ 100 người mua thuốc ở nhà thuốc thì có đến 9 người chọn mua thuốc đông dược. Không như các thuốc khác, vói đặc trưng của nền y học cổ truyền và có nguồn gốc từ thiên nhiên, các thuốc đông dược rất phong phú tác dụng trên nhiều nhóm bệnh nên mức độ tiêu thụ của nhóm này thay đổi không theo sự xuất hiện của một nhóm bệnh nào.
Đáng chú ý là đối vói thuốc sản xuất trong nước các thuốc có nguồn gốc đông dược góp một phần không nhỏ về cả giá trị và số lượng ngưòi sử dụng hiện nay. Kết quả so sánh cho thấy thuốc sản xuất trong nước có nguồn gốc đông dược được tiêu thụ chiếm đến 20,5% tổng giá trị tiêu thụ và có 18 người trong tổng số 100 người mua thuốc sản xuất trong nước. Trên thực tế số lượng cơ sở sản xuất đông dược trên cả nước là tương đối lớn. Theo số liệu thống kê tmh hết năm 2006 trên cả nước có trong tổng số 460 cơ sở sản xuất thuốc trong nước thì có đến 230 cơ sở sản xuất thuốc đông dược [9].
Phân tích mức độ các nhóm thuốc được tiêu thụ tại nhà thuốc còn cho thấy tình hình sử dụng thuốc của người dân có xu hướng thay đổi theo các mùa trong năm. Thật vậy, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới, bốn mùa thay đổi