Xây dựng phương án chiến lược

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIÊN lược THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM của STARBUCKS (Trang 26)

Chiến lược 1:

Nếu như các hãng fastfood nổi tiếng thế giới lựa chọn hình thức nhượng quyền làm bàn đạp để thâm nhập thị trường nước ngoài, thì Starbucks lại nói không với hình thức này khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Ba mô hình kinh doanh thường được hãng này lựa chọn là: tự thành lập và quản lý các cửa hàng Starbucks; liên doanh với công ty địa phương để xây dựng và quản lý các chuỗi cửa hàng; cấp phép hoạt động cho một công ty và kiểm soát với những điều kiện hết sức ngặt nghèo.

Thực tế tại châu Á, thị trường ghi dấu ấn thành công của Starbucks là Trung Quốc, và mới đây là Ấn Độ: hãng cũng đã thâm nhập bằng chính các liên doanh. Lần này với Việt Nam, Starbucks lại không lựa chọn hình thức liên doanh, mà thông qua cấp phép hoạt động cho một công ty duy nhất là Coffee Concepts để xây dựng chuỗi coffee Starbucks tại Việt Nam.

Không hổ danh tên tuổi của một trong những thương hiệu đắt giá bậc nhất thế giới, chiến lược kinh doanh mà hãng này lựa chọn ở từng quốc gia đã giúp Starbucks gặt hái được nhiều thành công. Theo một chuyên gia về thương hiệu, lựa chọn liên

doanh ở một thị trường "khó tính" và không có văn hóa sử dụng cà phê như Trung Quốc hay Ấn Độ là bước đi khôn ngoan của hãng này để tránh sự mạo hiểm. Trong khi đó tại Việt Nam, Starbucks gặp khá nhiều thuận lợi khi người tiêu dùng đã có "văn hóa" uống cà phê từ rất lâu đời, và một bộ phận giới trẻ dễ thích nghi với xu hướng tiêu dùng mới, hiện đại. Do vậy, vấn đề quan trọng nhất với Starbucks tại thị trường Việt Nam chính là năng lực quản lý chuỗi vận hành hiệu quả.

Stabucks đã nhắm đúng khi chọn Coffee Concepts Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Maxim Hồng Kông - vốn có nhiều kinh nghiệm trong quản lý chuỗi 130 cửa hàng hiện đại tại Hồng Kông và Trung Quốc. Với mong muốn của ông Jinlong Wang - Chủ tịch Starbucks khu vực châu Á - Thái Bình Dương, muốn đưa Starbucks trở thành "nơi thứ ba", bên cạnh văn phòng và gia đình, thì sự hiện diện của hãng này sẽ tạo nên cuộc chiến tại thị trường cà phê Việt Nam.

Chiến lược 2:

Với mong muốn trở thành nơi thứ 3 bên cạnh văn phòng và gia đình thì việc biến mỗi cửa hàng trở thành một không gian ấm cúng để là nơi thư giãn, nghỉ ngơi, trò chuyện là hết sức quan trọng. Starbucks vào Việt Nam với vị trí là một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và giá cả của nó thì không hề rẻ so với mức thu nhập chung của người Việt ta vì vậy để thu hút được khách hàng thì cần đánh vào tâm lí khách hàng đó là sính ngoại của Việt Nam để thu hút khách ban đầu. Tuy nhiên quan trọng hơn cả đó là tạo được sự yêu thích của khách hàng. Với không gian đẹp, hương vị café châu Âu cũng sẽ tạo được ấn tượng với khách hàng.

Đặc trưng của café starbuckcs đó vừa là thức uống fast food vừa là thưởng thức trong khi người Việt Nam thích nhâm nhi ly café và trò chuyện vậy nên “nhập gia tùy tục”, thay vì giữ nguyên phong cách cũ hay thay đổi phong cách với cho phù hợp với thói quen của khách hàng nhưng không mất đi bản sắc của sản phẩm. Bên cạnh những ly cafe nhanh là đặc trưng thì hãy dùng những tách café trên những chiếc bàn tròn tạo không gian ấm cúng cho mọi người khi thưởng thức café và biến những cửa hàng của starbucks trở thành nơi thứ 3_ nơi để hẹn hò, nơi để trò chuyện, nơi để những câu chuyện kinh doanh thành công, nơi để cả gia đình thư giãn vào cuối tuần.

Hơn thế nữa, hương vị của starbucks là hương vị cafe châu Âu nên vị của nó nhẹ nhàng không quá đậm đặc như thói quen uống cafe của người Việt nên những phụ nữ ít uống café đậm thì rất thích hợp. Có thể phát triển những loại café cho chị e phụ nữ nhâm nhi, gặp gỡ tâm sự sau giờ tan sở.

Chiến lược 3:

Giải pháp chiến lược đưa ra cho Starbucks là chiến lược phát triển sản phẩm. Tiếp tục thúc đẩy phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm tới gần khách hàng hơn sao cho hợp với thói quen ăn uống của người Việt

Lý do:

+ Ở Việt Nam có rất nhiều phụ nữ không uống cà phê vì nỗi lo cafein. Việc nghiên cứu và đưa ra những công thức và sản phẩm khác nhau giúp giảm bớt cafein để khách hàng có thể thưởng thức những ly coffee thơm ngon đã và đang được Starbucks triển khai trên toàn thế giới.

+ Tất cả những đặc điểm làm nên sự khác biệt của Starbucks - thương hiệu cà phê hàng đầu của Mỹ như phục vụ khách hàng trong vòng 3 phút; Chỉ với 2 lễ tân và 1 đội ngũ nhân viên hoàn chỉnh, Starbucks có thể phục vụ 220 khách hàng/giờ; Cửa hàng tuyên bố phục vụ 87.000 đồ uống kết hợp khác nhau và các nhân viên pha chế nào cũng có thể làm bất cứ một loại nào trong số đó mà không hề nao núng…

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIÊN lược THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM của STARBUCKS (Trang 26)