CƯỜNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT
Có rất nhiều trò chơi giúp học sinh tăng cường kĩ năng giao tiếp tiếng Việt. Điều quan trọng là giáo viên phải biết lựa chọn trò chơi phù hợp với học sinh của lớp mình. Sau đây là gợi ý một số trò chơi.
1. Nghe đọc và phát triển âm, vần
Đọc theo giai điệu
Giai điệu là chuỗi âm thanh có tổ chức hoàn chỉnh về hình thức và nội dung.
33
Việc sắc xếp các âm, vần tạo thành giai điệu để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nghe, đọc và nhận biết âm vần một cách tự nhiên, thoái mái là hoạt
động mang lại hiệu quả cao trong dạy tiếng Việt cho học sinh.
Đọc theo giai điệu là cách cho học sinh đọc lặp đi, lặp lại một âm, vần hoặc tiếng theo một giai điệu nhất định. Ví dụ: Hướng dẫn thực hiện: - Giới thiệu âm, vần, tiếng.
- Giáo viên đọc mẫu theo giai điệu. - Mời học sinh cùng đọc mẫu. - Học sinh đọc. Giai điệu 1 Cách 1 Cách 2 Bó Bó Bó (đọc từ từ) (đọc từng từ chậm rãi) Bò Bò Bò ( đọc to lên) (đọc rất nhanh) Bó Bó Bó (đọc từ từ lại) (đọc từng từ chậm rãi) Bò Bò Bò ( đọc to lên) (đọc rất nhanh) Giai điệu 2 ch ... ch ... ch ... ch ... .. chiêng
(đọc chậm âm ch và ngừng lại một lát trước khi đọc từ cuối)
ch ... ch ... ch ... ch ... .. chuối
(đọc âm ch thật nhanh và ngừng lại một lát trước khi đọc từ cuối)
ch ... ch ... ch ... ch ... chuông
34
Giáo viên nên khuyến khích học sinh sáng tạo các giai điệu để trình bày. Tốt nhất là giáo viên nên làm mẫu cách sáng tác các giai điệu khác nhau.
Đọc theo giai điệu có thể được thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm sẽ trình bày giai điệu của nhóm cho cả lớp nghe. Đọc theo giai điệu cũng có thể được thực hiện cả tập thể lớp.
Giáo viên nên viết các âm, vần, tiếng tạo thành giai điệu trên tờ giấy khổ lớn hoặc trên bảng. Giữa các hàng cần có khoảng cách để học sinh phân biệt. Các tờ giấy này có thể được đóng lại thành từng tập sách để luyện phát âm. Học sinh có thể thực hành đọc các giai điệu trong thời gian nghỉ giải lao giữa giờ - đây là cách vui, hay và bổ ích.
Vần của tôi là gì?
Mục đích: Trò chơi giúp học sinh nhận biết các âm, vần .
Hướng dẫn thực hiện:
- Học sinh được phát các thẻ từ có những vần đã học. Học sinh di chuyển quanh phòng tìm kiếm các bạn có thẻ từ cùng vần tạo thành một nhóm.
- Khi đã hình thành và xác định được vần của nhóm, học sinh sẽ viết vần của nhóm lên một mảnh giấy đặt lên dòng trên cùng của bảng vần và đặt các thẻ từ trên bảng vần đúng với cột vần của nhóm như hình bên dưới.
- Học sinh có thể viết thêm các từ mới có cùng vần và gắn vào bảng vần.
- Sau cùng, cả lớp cùng xem và nhận xét bảng vần của các nhóm.
Bảng vần sẽ được trưng bày tại lớp học để học sinh nhìn và đọc hằng ngày. Sau một thời gian, bảng vần mới được thay thế bảng vần đã quen thuộc.
35 Bạn nghe vần gì?
Mục đích: Trò chơi giúp học sinh phân biệt hai vần phát âm tương tự
nhau.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị một số thẻ từ và phát cho học sinh bảng vần theo mẫu sau, hoặc có thể viết lên bảng.
- Đọc to từng thẻ từ có vần đã học.
- Giáo viên đọc to một từ, học sinh chọn vần thích hợp trên bảng vần và khoanh tròn.
- Tiếp tục đọc to các từ cho học sinh khoanh tròn cho đến hết các vần.
trống chiêng cái kẻng bay liệng xà beng
1 eng iêng 2 eng iêng 3 eng iêng 4 eng iêng
36
- Cho học sinh xem các thẻ từ đã được đọc. Học sinh kiểm tra các vần
đã khoanh trên bảng vần của mình và sửa sai nếu có. Tiếp tục như vậy cho
đến khi tất cả các từđã được kiểm tra.
Bánh xe vần và băng vần
Mục đích: Trò chơi giúp học sinh củng cố các âm, vần và biết ghép âm và vần tạo thành từ mới.
Hướng dẫn thực hiện: - Bánh xe vần
+ Tạo một bánh xe, viết các nguyên âm ở vòng ngoài của bánh xe. Trên trục quay gắn một phụ âm đầu. Khi trục quay ở các vị trí khác nhau, bánh xe tạo ra các tiếng/từ khác nhau.
37
+ Giới thiệu cho học sinh nhận biết các nguyên âm,phụ âm có trên bánh xe và trục quay .
+ Quay bánh xe, yêu cầu học sinh đọc từ/tiếng mới tạo thành.
- Băng vần
+ Tạo một băng vần, trên băng vần có các nguyên âm. Một thanh ngang di chuyển có gắn một phụ âm. Khi thanh ngang di chuyển, các nguyên âm sẽ
kết hợp với phụ âm tạo thành vần.
+ Giới thiệu cho học sinh các nguyên âm, phụ âm có trên băng vần. Di chuyển băng vần lên và xuống.
+ Học sinh nhìn trên băng vần và đọc những vần mới tạo thành khi băng vần di chuyển.
Bánh xe vần hay băng vần có kích thước nhỏ sẽ là một đồ dùng học tập cho hoạt động cặp/nhóm nhỏ. Từng em sẽ thay nhau di chuyển mũi tên trong bánh xe vần hoặc băng vần, lần lượt những học sinh khác đọc to tiếng/ vần mới được hình thành. Học sinh có thể sửa lỗi cho nhau
2. Nghe, đọc và nhận biết từ
38
Mục đích: Rèn kĩ năng nghe, đọc và phát triển vốn từ nói về các con vật.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị câu đố về các con vật và tranh, ảnh về các con vật. - Chia thành một số nhóm học sinh (nếu chơi theo nhóm). - Giáo viên đọc câu đố. Học sinh trả lời.
- Nếu chơi theo nhóm thì mỗi nhóm cử 1 học sinh đọc câu đố.
Ví dụ: Câu đố về các con vật: Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng. ( Con vịt) Con gì ăn no Bụng to mắt híp Miệng kêu ụt ịt Nằm thở phì phò. ( Con lợn) Con gì đầu có hai sừng Cày ruộng thật khỏe, buộc thừng dẫn đi.
( Con trâu, con bò)
Bingo
Mục đích: Giúp trẻ phân biệt hai vần phát âm tương tự nhau.
39
- Chuẩn bị nhiều thẻ vần khác nhau đựng trong một cái hộp và một số
hạt đậu, nút áo hoặc viên sỏi để người chơi đặt trên các vần nghe được. - Phát cho mỗi học sinh một thẻ vần.
- Người đọc (giáo viên hay một học sinh) lần lượt lấy ra các vần, đọc to rồi gắn chúng lên bảng.
Học sinh lắng nghe, kiểm tra thẻ vần của mình xem có các vần được
đọc lên hay không và đặt các hạt đậu/ nút áo hay viên sỏi lên các vần nghe
được .
Học sinh nào có đủ các vần trong ba ô theo đường thẳng (chiều ngang, chiều dọc hay đường chéo) thì sẽ hô to "BINGO".
Khi nghe BINGO, các học sinh khác phải ngưng trò chơi ngay. Người
đọc kiểm tra thẻ của người hô to "Bingo" xem có các vần đọc lên hay không. Nếu đúng, thì đây là người thắng cuộc.
Ví dụ: Các vần và từđược sử dụng trong trò chơi BINGO :
ăng trong từ nhà trắng
ăng trong từ măng tre hoặc phẳng lặng
ong trong từ cái võng hay con ong ông trong từ dòng sông hay công viên
40
uông trong từ quả chuông hoặc rau muống eng trong từ cái xẻng hoặc xà beng iêng trong từ bay liệng bay hoặc trống chiêng
ang trong từ cây bàng hoặc hải cảng ưng trong từ sừng hươu hoặc củ gừng
Sự khác biệt của các thanh tiếng Việt đôi khi rất khó nhận thấy và các em cũng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt các thanh trong các từ khác nhau. Giáo viên cần tạo cơ hội để học sinh phát triển kĩ năng phân biệt sự khác nhau giữa các vần và thanh.
Bạn nghe được gì?
Mục đích: Trò chơi giúp cho học sinh rèn kĩ năng nghe để phân biệt các tiếng/từ với các thanh khác nhau. 1. be bè bé bẻ bẽ bẹ 2. be bè bé bẻ bẽ bẹ 3. be bè bé bẻ bẽ bẹ 4. be bè bé bẻ bẽ bẹ 5. be bè bé bẻ bẽ bẹ
41
6. be bè bé bẻ bẽ bẹ
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị một bảng trình bày một từ với các thanh khác nhau như
trên và 6 thẻ từ/ tiếng. Trên mỗi thẻ có ghi một từ/ tiếng chọn ra từ bảng trên.
- Đọc to một từ / tiếng cho một dòng trên bảng và cho học sinh xem. - Học sinh lắng nghe, xác định từ / tiếng nghe được và khoanh tròn trên bảng từ hoặc viết lên bảng con.
- Học sinh kiểm tra lẫn nhau .
- Củng cố các từ/tiếng đúng cho cả lớp.
- Học sinh sửa lỗi. Nếu các em chọn từ/tiếng không đúng, các em viết các từ/tiếng đúng cạnh các từ/tiếng viết sai.
- Tiếp tục đọc các từ/tiếng cho các hàng còn lại trên bảng từ. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh giúp mình xác định các từ/tiếng này trên bảng; có thể
hỏi ý kiến học sinh và thực hiện thay đổi nếu cần thiết.
Truyền tin Mục đích:Rèn kĩ năng nghe, tính cẩn thận Hướng dẫn thực hiện: - Cả lớp đứng thành một vòng tròn hoặc 2 hàng.
- Giáo viên nói thầm một từ /câu ngắn vào tai học sinh đầu tiên.
42
- Học sinh đã nhận từ, câu ở giáo viên nói thầm vào tai bạn kế tiếp cho
đến người cuối cùng. Người cuối cùng sẽ nói to cho cả lớp cùng nghe.
- Giáo viên nói lại từ/câu ban đầu cho cả lớp nghe và kiểm tra tin truyền đã chính xác chưa.
Có thể tổ chức theo nhóm:
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- Giáo viên nói thầm cùng một từ/câu vào tai 2 học sinh đầu tiên của mỗi nhóm .
- Hai học sinh nói thầm vào tai bạn kế tiếp của hai nhóm đến bạn cuối cùng sẽ nói thầm cho giáo viên nghe.
- Giáo viên nhắc lại từ/câu cho học sinh hai nhóm cùng biết. Nhóm nào nói đúng hoặc gần đúng nhất là nhóm thắng cuộc. 3. Nghe , đọc và phát triển vốn từ Những chú ếch trong ao Mục đích:Trò chơi giúp học sinh nhận biết đúng từ Vật liệu :1 bộ thẻ từ và nhiều lá sen.
( Khoảng 10-12 thẻ của những từ vựng cần củng cố cho học sinh).
Hướng dẫn thực hiện:
Yêu cầu học sinh ngồi tập trung một chỗ . Xếp các lá sen thành vòng tròn ra phía ngoài chỗ học sinh ngồi và đặt mỗi thẻ từ lên trên một lá sen.
bẻ
bẽ
bẹ
be bè
43
Hướng dẫn cách chơi: 2 học sinh cùng chơi 1 lần. Giáo viên sẽ hô to: “Ếch trong ao nhảy về phía…(đọc tên từ). Học sinh nhảy như một chú ếch về đúng vị trí của từ, cầm và đọc tên của từ. Các học sinh khác cũng đọc lại từ đó. Học sinh nào nhảy nhanh nhất về đúng vị trí của từ và đọc đúng sẽ là người thắng cuộc.
Mời 2 học sinh chơi và tiếp tục hai học sinh khác chơi.
Trò chơi được tiếp tục cho đến khi tất cả các từ đã được đọc lên. (Lá sen có thể được dùng lại cho những thẻ từ khác nhau).
Leo thang Mục đích: Rèn kĩ năng đọc từ Vật liệu: Một bộ thẻ từ, một cái thang từ với ít nhất 6-8 bậc để trống và thẻ hình mặt cười( như hình bên dưới)
Hướng dẫn thực hiện: bè bé bẻ be ☺ ☺ ☺ ☺ ☺
44
Kẻ hình cái thang lên bảng hoặc đã chuẩn bị sẵn trên tờ giấy khổ lớn,
đặt các thẻ từ lên các ô trống trên hình cái thang ( như hình trên).
Yêu cầu học sinh nhìn vào từng từ trên hình cái thang và đọc thầm. Mời lần lượt từng học sinh chơi trò chơi: Học sinh đọc lần lượt từ dưới lên trên đỉnh thang. Nếu học sinh đọc sai, giáo viên sẽ sửa lỗi và yêu cầu cả
lớp cùng đọc lại từ này. Nếu học sinh nào đọc đúng đến từ trên cùng của cái thang, giáo viên sẽ yêu cầu cả lớp vỗ tay khen và thưởng cho học sinh tấm thẻ
hình mặt cười. Giáo viên động viên để học sinh cố gắng đọc đến từ ở bậc thang trên đỉnh của cái thang.
(Mời 5 học sinh chơi trò chơi này và chỉ mời những học sinh xung phong chơi. Những dịp khác sẽ tiếp tục 5 học sinh khác chơi).
Câu cá
Mục đích: Trò chơi giúp học sinh nhận biết từ.
Vật liệu : Mộtbộ thẻ hình cá (ít nhất 10 thẻ ). Hai cần câu làm từ tre có lưỡi câu móc được vào cá khi câu. Một số từ ( ít nhất 10 từ).
Hướng dẫn thực hiện: Cầc cần bằng tre Cắt những con cá bằng bìa cứng. Ngao du thiên hạ Bái phục Bèo sen Vàng Lăng xăng Tím ngọc Một bộ thẻ từ.
45
- Quy định một chỗ làm ao thả cá.
- Gắn thẻ từ vào thẻ hình cá và lật úp lại để người chơi không nhìn thấy từ.
- Chọn 2 học sinh xung phong lên câu cá. Khi câu được cá, học sinh
đọc to từ gắn trên con cá cho cả lớp cùng nghe. Nếu học sinh đọc đúng sẽ được giữ con cá. Nếu học sinh đọc sai, con cá sẽ được thả trở lại ao.
Trò chơi được tiếp tục cho đến khi bắt hết những con cá và những từ
gắn trên những con cá đã được đọc.
Giáo viên cần phải khen ngợi sự nỗ lực của học sinh .
Ghép từ
46
Mục đích: Trò chơi giúp học sinh biết ghép các âm đầu, vần tạo thành các từ có ý nghĩa.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị một bộ thẻ từ, mỗi thẻ từ được cắt rời thành hai/ba mảnh (như trò chơi xếp hình).
- Học sinh đặt các mảnh của từ trên bàn và trộn lên thật kĩ.
- Từng em thay phiên nhau ghép các mảnh lại với nhau .
- Khi tất cả các mảnh đã được ghép lại, học sinh kiểm tra xem các mảnh đã được ghép thành từ đúng chưa.
Có thể chơi theo cách khác:
Vật liệu:
- Một bảng từ gồm nhiều từ (khoảng 10 từ).
- Một số thẻ từ được cắt rời theo phụ âm đầu và vần.
Hướng dẫn thực hiện:
47
- Đặt úp mặt các thẻ từ đã được cắt rời trên bàn.
- Học sinh thay phiên nhau lật hai mảnh của thẻ từ xem hai mảnh của thẻ từ có tạo thành một từ như trên bảng từ không. Nếu không, đặt úp hai thẻ
này vào chỗ cũ. Em nào có hai thẻ tạo thành một từ, thì được giữ cặp thẻ này. Trò chơi tiếp tục cho đến khi học sinh tạo hết tất cả các từ như trên bảng từ. Kết thúc trò chơi, học sinh đếm số từ mà mình có được.
Gọi tên đồ vật bằng tiếng Việt
Mục đích:Trò chơi giúp phát triển trí nhớ / biết tên gọi của đồ vật bằng tiếng Việt.
Vật liệu:
- Một khay có 5 đồ dùng học tập của học sinh. - Một mảnh vải để che khay.
Hướng dẫn thực hiện:
Đặt một số đồ vật vào một cái khay (đối với học sinh lớp 1 chỉ cần 5 vật). Yêu cầu một học sinh nhìn kĩ những vật trong khay. Sau đó lấy vải che cái khay lại.
Yêu cầu học sinh quay lưng lại, giáo viên lấy đi một vật trên khay. Mở vải che khay, học sinh đoán xem vật nào bị lấy đi và gọi tên những
đồ vật bị lấy đi bằng tiếng Việt.
Có thể chơi theo cách khác là yêu cầu học sinh quan sát kĩ các vật trên khay, sau đó lấy vải che khay lại và yêu cầu học sinh kể tên những vật có trên khay bằng tiếng Việt.
Trò chơi này có thể chơi trong từng nhóm nhỏ, cử một em trong mỗi nhóm làm quản trò thực hiện nhiệm vụ che các vật lại, lấy bớt đi một vật, xem bạn nào đoán đúng.
48
Mấy giờ rồi
Mục đích: Phát triển kĩ năng nghe tiếng Việt, giúp học sinh ôn các số từ