Thiết lập cho ffdshow:

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn xây dựng máy vi tính để xem phim chuẩn HD docx (Trang 27 - 32)

V. Tinh chỉnh các thông số để phát huy tối đa sức mạnh HTPC

2. Thiết lập cho ffdshow:

Bảng thuộc tính của ffdshow thật hoành tráng:

Giới thiệu vài thành phần:

- Codecs (hình trên): chỉ định loại codec (decoder) xử lý loại media (format) mà MPC đảm nhận. Chẳng hạn đối với phim HD (format H.264/AVC) thì decoder mang tên livavcodec sẽ đảm nhiệm vai trò giải mã, tương tự cho các định dạng khác. Sau này, bạn muốn chỉ định codec nào cho loại định dạng nào thì đây chính là nơi bạn điều chỉnh.

- OSD: thể hiện các thông tin lên màn hình chính: CPU load, số frame, định dạng, tỉ lệ khung hình...

- Tray, dialog & paths: thể hiện biểu tượng đặc trưng trên tray bar của window khi hoạt động, chỉ định đường dẫn chứa codec trong HDD

- Keys & remote: quy định các phím tắt

Đây là phần rất hữu ích khi bạn điều khiển HTPC từ xa bằng remote hoặc bàn phím không dây. Vì vậy bạn nên enable chức năng này.

- Crop: dùng để cắt xén bớt một vùng màn hình khi chiếu phim, nó cũng dùng để phóng to 1 phần nào đó của màn hình xem phim

- Deinterlacing: xác định giải thuật khử quét hình xen kẽ, áp dụng cho các định dạng phim 1080i, mặc định bạn tắt chức năng này, nếu xuất hiện răng cưa khi chiếu phim, hãy thử bật chức năng này để thấy tác dụng của nó.

- Logoaway: một chức năng hữu hiệu để loại bỏ logo quảng cáo ra khỏi màn hình xem phim.

- Postprocessing: giải thuật chống tình trạng kẻ ô vuông trong các pha hành động nhanh, do CPU đảm trách.

Bạn enable chức năng này và thiết lập như trong hình.

Đây là chức năng ngốn tài nguyên CPU, bạn nhớ đánh dấu vào box "Automatic quality control" để CPU liệu cơm gắp mắm, khi gặp các frame "khó khăn" sử dụng hết tài nguyên CPU, chức năng này sẽ tự động tắt đến khi hệ thống trở lại bình thường, nhờ đó khuôn hình video luôn đảm bảo thông suốt, tránh tình trạng giật hình.

- Picture properties: điều chỉnh độ tương phản (contrast), sáng tối (brightness), độ đậm nhạt (gamma), bảng màu, độ rực màu (saturation)

Đây là chức năng rất quan trọng trong ffdshow, bạn nên làm việc thật cẩn thận trong thuộc tính này.

Đầu tiên, hãy bật chức năng này bằng cách đánh dấu vào checkbox của nó, sau đó kéo các thanh trượt tương ứng để quan sát sự thay đổi hình ảnh (trong khi điều chỉnh chức năng này, hãy cho MPC play 1 bộ phim HD chuẩn, đẹp). Khi điều chỉnh các thanh

trượt, có thể tác dụng chưa thấy ngay tức thời, trong trường hợp đó, hạy nhấn nút Apply trước khi điều chỉnh tiếp.

Mỗi màn hình sẽ tối ưu với các thông số tinh chỉnh khác nhau nên sẽ không có khuôn mẫu nào cho thuộc tính này, tuy nhiên điểm chung là bạn đẩy cao giá trị contrast lên khoảng 150-170, giảm brightness xuống vài đơn vị, đặc biệt, nên giảm gamma xuống một chút để tăng độ đậm màu. Brightness và Gamma nên hài hòa với nhau, nếu giảm quá nhiều, hình ảnh sẽ bị mất chi tiết ở vùng tối. Đối với thông số Saturation, đừng ngần ngại tăng nó lên cao, khoảng 70-80 để màu sắc rực rỡ hơn (tuy nhiên, đừng tham lam kẻo trông lòe loẹt quá thì lại không đẹp)

Bạn hãy xác định là mất 5 phút cho phần này, điều chỉnh cẩn thận và bạn sẽ thấy kết quả thật khác biệt, hình ảnh được nâng lên 1 tầm cao mới.

- DeBand: đối với các màn hình cân chỉnh chưa hoàn hảo hoặc bị nhiễu, đây là nơi bạn sửa chữa vấn đề.

- Levels: chỉnh độ sáng tối cho toàn bộ khung hình, tuy nhiên nếu phần Picture properties bạn đã làm tốt rồi thì không cần đến phần này.

- Blur & Noise reduction: làm hình ảnh trơn mịn, chống nhiễu hạt, tuy nhiên cái giá phải trả là độ sắc nét sẽ bị giảm bớt. Đây là chức năng rất hữu hiệu khi xem các cảnh có

nhiều da thịt lộ liễu.

- Sharpen: tăng độ sắc nét hình ảnh, đây là chức năng rất hay, rất đáng quan tâm, tuy nhiên chúng ta có 1 công cụ cùng chức năng hay hơn mà tôi sẽ đề cập ở phần tiếp theo, vì vậy ta đành bỏ qua phần này vậy.

- Noise: thêm nhiễu hạt vào phim (tôi tự hỏi ta cần cái chức năng này để làm gì?) - Resize & aspect: thay đổi kích cỡ và tỉ lệ hình ảnh, áp dụng cho các phim có tỉ lệ không chuẩn (bị dài hình hay bẹt hình)

- Subtitle: chức năng về phụ đề, tuy nhiên ta không dùng ffdshow để thể hiện phụ đề nên có thể bỏ qua phần này

- bitmap overlay: thêm biểu tượng hình ảnh (logo) vào 1 góc nào đó trong khuôn hình, bạn thích cho biểu tượng riêng của mình vào thì enable chức năng này lên.

- grab: chức năng này rất hay, dùng để chụp các screenshot theo 1 serie, sau mỗi đơn vị thời gian hoặc sau 1 số khung hình thiết lập trước. Cái này ta thường thấy trên preview 1 film nào đó.

- overlay: lại 1 thuộc tính có chức năng tương tự như thuộc tính Picture properties đã nói trên (có cần nhiều như thế không nhỉ?)

Một phần của tài liệu Tài liệu Hướng dẫn xây dựng máy vi tính để xem phim chuẩn HD docx (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w