Những bước đầu thí điểm mô hình CTM-CT Cở nước ta

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trong nền kinh tế Việt Nam” pptx (Trang 32 - 41)

L ớp :

3.Những bước đầu thí điểm mô hình CTM-CT Cở nước ta

nước ta

3.1_ Một số mô hình CTM-CTC ở nước ta

Mô hình tổ chức CTM-CTC của CONSTREXIM là một

hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều

pháp nhân doanh nghiệp độc lập hoạt động trên nhiều lĩnh vực và địa bàn khác

nhau để tạo thế mạnh chung. CTM được hình thành trên cơ sở giữ nguyên pháp nhân của CONSTREXIM. Các CTC có ba loại gồm: 4 công ty là DNNN 100% vốn Nhà nước trong đó có 2 công ty được hình thành trên cơ sở các đơn

vị trực thuộc CONSTREXIM, 1 công ty được thành lập mới trên cơ sở dự án đầu tư được phê duyệt, 1 công ty được tiếp nhận từ UBND thành phố Hải

Phòng. 2 CTC là công ty trách nhiệm hữu hạn hình thành trên cơ sở góp vốn

của CONSTREXIM với 2 công ty trách nhiệm hữu hạn sẵn có ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 1 CTC là công ty cổ phần hình thành trên cơ

sở cổ phần hoá 1 đơn vị trực thuộc.

CTM chi phối các CTC thông qua ảnh hưởng về thị trường,

về chiến lược kinh doanh và về chất xám. CTM bỏ vốn vào các CTC với tư cách là nhà đầu tư và hưởng lợi tức tương ứng với phần vốn bỏ ra. CTM không

hưởng một khoản phụ phí nào do các CTC phải nộp. Các quan hệ về kinh tế

giữa các đơn vị thành viên với nhau hoặc với CTM đều thông qua các hợp đồng để thực hiện các dự án, công trình hoặc thương vụ cụ thể.

Để đầu tư mang lại lợi ích chung cho toàn CONSTREXIM, trong từng giai đoạn sẽ có sự thống nhất giữa CTM với các CTC để hình thành Quỹ đầu tư phát triển chung.

b. TCT Khánh Việt với mô hình CTM-CTC

Ngày 14-3-2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số

197/quyết định- TTg phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty Khánh Việt hoạt động theo mô hình CTM-CTC thực hiện chuyển đổi phương thức Nhà nước

giao vốn sang đầu tư vốn và trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức và hoạt động của

XNLH Thuốc lá Khánh Hoà và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của xí nghiệp

theo uỷ quyền của UBND tỉnh Khánh Hoà Tổng công ty cổ phần nhận CTM là DNNN 100% vốn nhà nước và có các CTC thuộc loại nhiều loại hình doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước công

ty TNHH một thành viên (100%vốn nhà nước) hoặc nhiều thành viên, trong đó CTM tham gia đóng góp trên 50% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh

nghiệp công ty cổ phần mà CTM nắm giữ cổ phần chi phối, được hình thành từ

việc cổ phần hoá DNNN, bộ phận DNNN hoặc CTM góp vốn thành lập, hoạt động của Luật Doanh nghiệp.

Sự ra đời của Tổng công ty cho thấy mô hình quản lý và hoạt động của Khatoco là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế mà đến nay đã

được công nhận về mặt pháp lý. Điều đó đánh dấu một bước trưởng thành về

công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp hướng tới sự phát trển bền vững

trong nền kinh tế thị trờng định hướng XHCN, trên cở sở phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng

giữa các doanh nghiệp.

3.2_ Một số điều rút ra từ các thí điểm mô hình CTM-CTC ở nước ta hiện nay

Mô hình tổ chức CTM-CTC của CONSTREXIM và Khánh Việt tuy mới được áp dụng thí điểm, song nhìn tổng thể mô hình này có nhiều điểm tiến bộ so với các mô hình DNNN khác, đặc biệt khác về bản chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với mô hình TCT.

Trước hết, đây là mô hình cho phép kết hợp một cách hài hoà các loại hình sở hữu trong phạm vi một doanh nghiệp. Dựa trên quan hệ tài chính với các mức độ khác nhau, việc huy động vốn của các thành phần kinh tế được thuận lợi, quá trình tích tụ và tập trung vốn được đẩy mạnh.

Thứ hai, tạo cơ sở để giải quyết mối quan hệ trong nội bộ DNNN theo hướng nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị tự chủ.

Các quan hệ bước đầu đi vào thực chất hơn chứ không chỉ mang tính chất hành chính, mệnh lệnh, thu nộp. Điều này khắc phục được hạn chế của mô hình TCT

đang áp dụng hiện nay.

Thứ ba, việc áp dụng mô hình này cho phép chúng ta đẩy

nhanh tiến trình đổi mới DNNN.

PHẦN III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH CTM-CTC

VÀ ĐƯA MÔ HÌNH VÀO ÁP DỤNG

Ngày 1-7- 2002, Thủ tớng Chính phủ đã ký quyết định cho

phép 9 TCT nữa thí điểm mô hình CTM-CTC, nâng số TCT đợc phép hoạt động theo mô hình này lên 20 TCT. Đó là các TCT sau:

TCT xây dựng Bạch Đằng

TCT đờng sông miền Nam

TCT kinh doanh địa ốc Sài Gòn

TCT du lịch Sài Gòn

TCT xây dựng Sài Gòn

TCT đầu tư và phát triển xây dựng

TCT dịch vụ vận tải và thuê tàu

TCT vận tải và xếp dỡ nội địa

Theo ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, việc

triển khai thí điểm mô hình có thể kéo dài hết năm 2003.

Để có thể triển khai mô hình này một cách có hiệu quả, trước hết cần phải nhìn rõ hạn chế của TCT thật chính xác và ở chỗ nào, từ đó

mới có phương án phù hợp thực tiễn, đổi mới và nhất là đạt được mục đích “

xã hội hoá quyền sở hữu tài sản trong doanh nghiệp giữa các bên ”. Để mô

hình này thí điểm thành công trên mức độ nào đó, việc trước tiên phải có sự chỉ đạo tập trung, có quyền lực để tiến hành cổ phần hoá mạnh hơn, đánh giá vốn,

tài sản chính xác, nợ nần được ưu tiên xử lý giải quyết, bổ nhiệm cán bộ hay thuê giám đốc. Ngoài ra cũng cần chú ý là một doanh nghiệp có quy mô lớn

không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp mạnh. Vì vậy, cần loại

bỏ cách tư duy một chiều cứ có CTM-CTC là mạnh. Sẽ chỉ có được CTM- CTC mạnh nếu tạo ra được các điều kiện cần thiết về khả năng quản trị và nhân cách của đội ngũ các nhà quản trị. Ngược lại, nếu năng lực và trình độ

quản trị, điều hành, trình độ công nghệ - kỹ thuật không tương xứng với quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mô, có thể sẽ không dẫn đến các lợi thế mà chỉ dẫn đến tác động tiêu cực đối

với hiệu quả hoạt động.

Mô hình CTM - CTC là một trong những loại hình được

áp dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới và đó cũng là công cụ để hình thành nên các công ty xuyên quốc gia. Nguyên nhân thực sự, quan trọng nhất của nó

chính là sự bành trướng, mở rộng của các công ty lớn và yêu cầu chia sẻ, hạn

chế rủi ro trong kinh doanh, đồng thời cho phép thu hút được nhiều vốn từ xã hội mà vẫn đảm bảo đợc quyền quyết định trong CTM cũng nh sự kiểm soát,

khống chế với CTC. Nhiều tập đoàn đã hình thành một công ty tài chính để

quản lý hoặc chi phối trực tiếp các CTC nhằm tạo cho các CTC có quyền chủ động rộng rãi hơn, có khả năng ứng phó linh hoạt hơn với sự biến động của thị trường.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá IX đã đề ra chủ trương thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc

thực hiện chuyển tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình CTM- CTC. Từ thực tiễn hoạt động SXKD của Tổng công ty Khánh Việt và CONSTREXIM, cho thấy mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng một cách có

hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

Vấn đề quan trọng ở đây là phải tạo ra cho được “hạt nhân” CTM thực sự có

tiềm lực kinh tế- tài chính, đủ sức chi phối và kiểm soát các CTC; đồng thời có

những cơ chế rõ ràng, nhằm tách bạch rõ pháp nhân tổng công ty với các pháp

nhân mà tổng công ty đầu tư vốn vào, phân định rõ quyền, lợi ích, trách nhiệm

của công ty với các CTC, phân cấp tối đa quyền của đại diện chủ sở hữu cho

diện chủ sở hữu nhằm tránh tình trạng dẫm đạp vỡ chức năng giữa tổng giám đốc và hội đồng quản trị đa dạng hoá mô hình tổ chức và không áp đặt theo

kiểu “điều lệ mẫu’’ nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các

doanh nghiệp, hớng tới hình thành một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa

các thành phần kinh tế ở trong nước và chủ động vươn ra hội nhập kinh tế quốc

tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dự thảo Nghị định của Chính phủ về “ tổ chức, hoạt động và chuyển đổi tổng công ty, doanh nghiệp nhà nớc theo mô hình công ty mẹ - công ty con ”

Kinh tế và Dự báo Số 4/2001 ; Số 9/2002 ; Số 12/2002

Nhà nớc và Pháp luật Số 12/2002

Tài chính doanh nghiệp tháng 8/2002

Tạp chí quản lý Nhà nớc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạp chí Kinh tế - Kế hoạch Số 11/2001

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trong nền kinh tế Việt Nam” pptx (Trang 32 - 41)