Tích cực hợp tác với với các nước trong khối ASEAN để đi đến nhất

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp để việt nam hội nhập thành công khu vực mậu dịch tự do ASEAN – trung quốc TIỂU LUẬN môn KINH tế QUỐC tế (Trang 25 - 28)

thể hoá thị trường khu vực nhằm cạnh tranh với thị trường Trung Quốc

Các nước ASEAN đều có lợi ích chung từ việc thành lập ACFTA. Hợp tác với Trung Quốc, một nền kinh tế lớn mạnh và có quy mô lớn hơn cả 10 nước ASEAN gộp lại, sẽ đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít thách thức. Nếu trong nội bộ các nước ASEAN không có sự đoàn kết hợp lực trong quan hệ với Trung Quốc thì ASEAN sẽ khó có thể đạt được những lợi ích chung đó, thậm chí còn kìm hãm sự phát triển chung của cả khu vực này. Vì vậy, trong quá trình xây dựng ACFTA, Việt Nam và các nước ASEAN cần phải đẩy mạnh đoàn kết nhất trí hơn nữa, đứng trên lập trường chung trong giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như chính trị, cùng hợp lực để bảo vệ quyền lợi của mình trong các quan hệ hợp tác với Trung Quốc, cùng giúp đỡ nhau phát triển, khắc phục những khó khăn trong việc thực hiện các cam kết

Nam, cần có sự giúp đỡ của các nước khác trong ASEAN để theo kịp trình độ phát triển của các nước phát triển hơn trong ACFTA và để hạn chế bớt những tiêu cực do việc thực hiện ACFTA đem lại.

Việt Nam và các nước ASEAN khác cũng cần đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan theo Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ AFTA. Lợi ích cơ bản nhất của AFTA đối với ASEAN là hàng hoá trong khu vực này sẽ tăng thế cạnh tranh về giá cả, giao dịch thương mại tiến hành trên cơ sở không có thuế quan. Lúc đó, ASEAN sẽ trở thành một khu vực rộng lớn với các dòng hàng hóa lưu chuyển tự do. Nhìn một cách tổng quan, có vẻ điều này không liên quan gì nhiều tới khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ASEAN ra thị trường quốc tế trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn trước sự cạnh tranh từ hàng hoá Trung Quốc. Tuy nhiên, xét về lâu dài, đây chính là bước khởi đầu cho sự phát triển bình đẳng, đồng đều giữa các quốc gia trong khối ASEAN, tạo điều kiện cho các nước này hợp tác toàn diện, cùng tận dụng những lợi thế chung trong khu vực để nâng cao vai trò và vị trí trên thị trường thế giới. Việc thúc đẩy buôn bán nội khối cũng sẽ giúp hoạt động ngoại thương các nước này được cải thiện nhiều, và do đó, tạo đà cho các nước ASEAN tăng khả năng xuất khẩu những mặt hàng có sức cạnh tranh hơn về chất lượng, giá cả… ra thị trường các nước ngoài khu vực. Bởi vậy, thúc đẩy quá trình thực hiện AFTA cũng là một phương cách hữu hiệu để giảm thiểu khó khăn và nâng cao cơ hội cho xuất khẩu của ASEAN trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

KẾT LUẬN

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) có quy mô lớn nhất thế giới, được thành lập đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa ASEAN và Trung Quốc, giúp nâng cao vị thế chính trị trong các vòng đàm phán đa phương cũng như trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Việt Nam không có đủ tiềm lực để tham gia nhiều hiệp định song phương, do đó khai thác tiềm năng từ quan hệ thương mại với phía Trung Quốc chính là một cách tiếp cận “song phương trong đa phương”. Trong đó Việt Nam sẽ tập trung khai thác những mặt hàng thế mạnh để xuất khẩu trong điều kiện được nhiều ưu đãi về thuế quan. Đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế ổn định bền vững.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện các cam kết trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc, Việt Nam vấp phải khá nhiều vấn đề. Một điều hết sức đáng tiếc là mặc dù thương mại hai chiều có tăng nhưng lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lại không tăng đáng kể so với lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này thì Việt Nam sẽ gặp bất lợi khi tham gia ACFTA và không thể tận dụng những cơ hội từ ACFTA, chứ chưa nói đến việc biến những thách thức thành cơ hội. Cho nên khi viết đề tài này em mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Việt Nam có thể cải thiện tình hình, tận dụng được lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập thành công.

Bài tiểu luận của em còn rất nhiều thiếu sót, do trình độ, kinh nghiệm thực tế và thời gian có hạn. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và bạn bè.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, PTS Nguyễn Thu Mỹ ( Chủ biên ) (1998), ASEAN hôm nay và triển vọng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia

2, Nguyễn Xuân Thắng, Bùi Trường Giang (2002), Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) và triển vọng hợp tác ASEAN-Trung Quốc, Nhà xuất bản khoa học xã hội.

3, Trịnh Thị Thanh Thủy (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học: “Các giải pháp để khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ Chương trình Thu hoạch sớm trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc”

4, Bộ Thương mại (tháng 10/2002), “Toàn cầu hoá, khu vực hoá và tiến trình hội nhập của Việt Nam” - Tài liệu tham khảo về Xúc tiến thương mại.

5, Thông tư 52 /2006/TT-BTC ngày 12/3/2006, Hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc.

6, Các trang web: www.nciec.gov.vn www.gso.org http://ngoaithuong.vn www.moftec.gov.cn http://atpvietnam.com www.agro.gov.vn http://www.rauhoaquavietnam.vn http://www.aseansec.org

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp để việt nam hội nhập thành công khu vực mậu dịch tự do ASEAN – trung quốc TIỂU LUẬN môn KINH tế QUỐC tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w