Dịch vụ truyền hình hội nghị (NGN) là dịch vụ truyền dẫn tín hiệu hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều điểm khác nhau. Dịch vụ cho phép nhiều người tham dự tại các địa điểm có thể trao đổi trực tiếp bằng âm thanh, hình ảnh qua màn hình và loa. Hệ thống Truyền hình Hội nghị NGN còn cung cấp nhiều tiện ích khác cho người sử dụng như: kết nối với máy tính để trình chiếu văn bản, kết nối với hệ thống âm thanh ngoài, các thiết bị lưu trữ (đầu ghi băng từ, đĩa quang VCD, DVD hoặc ổ cứng) để lưu những phiên hội thảo quan trọng. Truyền hình hội nghị có thể được triển khai trên nhiều nền tảng mạng khác nhau như mạng LAN, mạng WAN, mạng chuyển mạch, mạng IP, ATM hay ISDN.
• Với việc sử dụng tiết kiệm băng thông, truyền hình hội nghị NGN mang lại cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ đa dạng với chi phí thấp.
• Dịch vụ có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các cuộc hội thảo giữa các chi nhánh, văn phòng tại các tỉnh, thành phố khác nhau thông qua màn hình Tivi.
• Dịch vụ truyền hình hội nghị NGN là công cụ hiệu quả, hữu ích trong công tác đào tạo, giảng dạy hoặc trợ giúp y tế từ xa….như :
-Giảm thiểu thời gian đi lại.
- Giảm thiểu chi phí đi lại và sinh hoạt. tại một mức cao ( không thực tế). Nó thường cần thiết để triển khai thực hiện kỹ thuật điều khiển bộ mã hóa đầu ra Bitrate để ngăn không cho bộ đệm từ trên hay dưới chảy.
- Lưu lại toàn bộ nội dung cuộc họp.
- Tận dụng được các cơ sở hạ tầng mạng khác nhau. - Thông tin trong suốt, liên tục và toàn cầu.
- Mang lại khả năng ứng biến tức thời và quyết định nhanh chóng, kịp thời.
Tại Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn khó khăn, chưa theo kịp các nước phát triển trên thế giới, nguồn ngân sách Nhà nước còn có hạn thì việc sử dụng hội nghị truyền hình sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ. Hiện nay, hạ tầng kỹ thuật mạng viễn thông của nước ta đã hoàn toàn cho phép triển khai sử dụng các phương thức hội nghị truyền hình qua ISDN và IP. Tính đến thời điểm hiện nay, ở nước ta đã có một số công ty tham gia khai thác loại dịch vụ đầy tiềm năng này như: Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN), Công ty Viễn thông quốc tế(VTI), Công ty Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel), Công ty Viễn Thông Quân đội(Viettel), Công ty Viễn thông Điện lực (EVN)…
Đề tài nghiên cứu “phương pháp mã hoá video theo hướng đối tượng trong hệ thống thông tin video nén” đã đạt được một số kết quả sau:
Tổng quan về mã hoá video,mục đích của nghiên cứu nén video theo đối tượng là nhằm giảm tối đa dung lượng của đoạn video giúp cho quá trình lưu trữ và truyền dẫn thông tin một cách hiệu quả nhất.
Tìm hiểu một cách tổng quan về các chuẩn nén hiện nay,MPEG-4 mã hoá các đối tượng khác nhau trong một khung hình và được truyền đi một cách riêng biệt đến bộ giải mã và sau đó chúng được tổ hợp lại. H.264 cho chất lượng hình ảnh tốt hơn khi có cùng dung lượng với các chuẩn nén khác,H.264 cũng được ứng dụng như thuật nén chính trong video độ phân giải cao.
Ưu điểm của kỹ thuật mã hoá video nén theo hướng đối tượng MPEG-4 thể hiện ở tính mềm dẻo,có khả năng nâng cấp, độ chính xác cao ( dự đoán chính xác đến ½ điểm ảnh) và có khả năng tương tác cao,chuẩn nén này có khả năng sử lý các đối tượng có hình dạng bất kỳ.
Tìm hiểu công nghệ mã hoá video trong MPEG-4,công việc mã hoá được chia ra mã hoá khung hình,mã hoá các đối tượng (VOP) kèm theo các thông tin chuyển động và mã hoá kết cấu để xử lý dữ liệu bên trong và các dữ liệu còn lại sau khi đã bù chuyển động. Mã hoá khung hình được thực hiện theo trình tự: biến đổi cosin rời rạc (DCT),lượng tử hoá và mã hoá. Mã hoá theo đối tượng (VOP) tập trung đi sâu vào mã hoá VOP, ước lượng chuyển động,bù chuyển động và các kỹ thuật chuyển động cơ bản. Việc tìm kiếm và dự đoán được thực hiện chính xác đến ½ điểm ảnh. Và kỹ thuật điều khiển tốc độ được đưa ra để đảm bảo tỉ lệ nén và tốc độ truyền video.
Tìm hiểu về các ứng dụng của MPEG-4 trong IP TV,video theo yêu cầu,mobile TV và ứng dụng trong truyền hình hội nghị
Với nhiều tính ưu việt như trên, một hướng đặt ra là: liệu MPEG -4 có thể sử dụng cho việc lưu trữ như MPEG -1 hay dùng trong công nghệ truyền hình số như
MPEG -2. Thực tế cho thấy, ngoài các ứng dụng trên môi trường mạng nói chung và truyền hình tương tác nói riêng – theo APB(04/2004)- các Đài Truyền hình Nhật Bản như NHK, TBS, NTV TV Asahi và TV Tokyo đã chính thức chấp nhận đưa chuẩnH264/MPEG Part 10 cho phát sóng số mặt đất, cho thu di động, đây cũng là một khả năng trong những khả năng còn tiềm ẩn trong chuẩn mã hoá và trình diễn video của H264/MPEG Part 10. Do vậy, đề tài này có thể nghiên cứu bước tiếp theo là nghiên cứu ứng dụng H264/MPEG Part 10 cho truyền hình số và cho thu di động hay có thể cải tạo
chất lượng truyền hình Internet để đạt được chất lượng hình ảnh tốt như truyền hình số hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Xử lý ảnh
Biên soạn : PGS.TS Nguyễn Quang Hoan.
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông 2006 [2] Compressed Video Communications
Biên soạn : Abdul H. Sadka. Trường đại học Surrey, Guildford UK năm 2002 [3] H.264 and MPEG-4
Iain E.G.Richardson Trường đại học Robert Gordon Aberdeen ,UK năm 2003 [4] Audio & Video số
T.S Đỗ Hoàng Tiến, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật năm 2002 Các trang web tìm và tham khảo tài liệu :
1. http://www.tapchibcvt.gov.vn
2. http://www.vtn.com.vn ( truyền hình hội nghị) 3. http://www.elcom.com.vn ( IP TV )