Phương pháp lập Thuyết minh báo cáo tài chính 1 Phương pháp chung:

Một phần của tài liệu Tài liệu NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH doc (Trang 32 - 34)

4.1. Phương pháp chung:

- Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác.

- Đối với báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế tốn áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế tốn. Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng lý do thay đổi.

- Trong các biểu số liệu, cột số kế hoạch thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo, cột số thực hiện kỳ trước thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo.

- Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong Thuyết minh báo cáo tài chính năm.

4.2. Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố:

Chỉ tiêu này phản ánh tồn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, được phân chia theo các yếu tố chi phí như sau:

1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm tồn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo, trừ: nguyên liệu, vật liệu, v...v... bán hoặc xuất cho xây dựng cơ bản. Chỉ tiêu này không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra trong kỳ ở các doanh nghiệp thương mại. Tùy theo yêu cầu của các doanh nghiệp, các ngành, chỉ tiêu này có thể được báo cáo chi tiết theo từng loại nguyên liệu, vật liệu: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, v...v...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế tốn theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh.

2. Chi phí nhân công: Bao gồm tồn bộ chi phí chi trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo, trước khi trừ các khoản giảm trừ. Chỉ tiêu này bao gồm cả chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đồn doanh nghiệp phải nộp Nhà nước theo quy định. Chỉ tiêu này không bao gồm chi phí nhân công cho xây dựng cơ bản hoặc được bù đắp bằng các nguồn khác như: Đảng, Đồn, v...v... các khoản tiền chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Tùy theo yêu cầu của các doanh nghiệp, các ngành, chỉ tiêu này có thể được báo cáo chi tiết theo từng khoản chi phí như: Tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, v...v...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế tốn theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh.

3. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao tồn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp dùng trong sản xuất, kinh doanh kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế tốn theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh.

4. Chi phí dịch vụ mua ngồi: Bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, như: Điện, nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ khác. Chỉ tiêu này được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như: Du lịch, vận tải, bưu điện, v...v... Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật chất, chỉ tiêu này có thể được kết hợp với chỉ tiêu chi phí khác bằng tiền.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế tốn theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh.

4.1. Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo, như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo, v...v...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế tốn theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh.

4.2. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm của TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, theo từng nhóm tài sản trong kỳ báo cáo, như: Nhà cửa, máy móc, thiết bị, v...v... về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và lý do tăng, giảm chủ yếu.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các TK 211, 212, 213, 214 trong sổ cái, có đối chiếu với sổ kế tốn theo dõi tài sản cố định.

4.3. Tình hình thu nhập của công nhân viên:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập bình quân của công nhân viên từ tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chất lương và các khoản tiền thưởng, trước khi trừ các khoản giảm trừ, trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ TK 334 trong sổ cái, có đối chiếu với sổ kế tốn theo dõi thanh tốn với công nhân viên.

4.4. Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như: Nguồn vốn kinh doanh, quỹ dự trữ, các quỹ xí nghiệp, theo từng loại nguồn vốn và theo từng nguồn cấp như: Ngân sách cấp, chủ sở hữu góp, nhận vốn góp liên doanh, bổ sung từ lợi nhuận, v...v... và lý do tăng giảm chủ yếu.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ TK 411, 414, 415, 431, 441 trong sổ cái và sổ kế tốn theo dõi các nguồn vốn trên.

4.5. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm, kết quả các khoản đầu tư vào đơn vị khác theo từng loại đầu tư trong kỳ báo cáo, như: đầu tư chứng khốn, góp vốn liên doanh, v...v... ngắn hạn và dài hạn, và lý do tăng, giảm chủ yếu.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ TK 121, 128, 221, 222, 228, 421 trong sổ cái và sổ kế tốn theo dõi các khoản đầu tư vào đơn vị khác.

4.6. Các khoản phải thu và nợ phải trả:

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đã quá hạn thanh tốn, đang tranh chấp hoặc mất khả năng thanh tốn trong kỳ báo cáo theo từng đối tượng cụ thể và lý do chủ yếu.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ kế tốn theo dõi các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả.

Một phần của tài liệu Tài liệu NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH doc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w