Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ giải pháp phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của việt nam (TT) (Trang 25)

Nhà nước cần linh hoạt hay nới lỏng quy định về chi phí cho hoạt động quảng bá của doanh nghiệp, nên nhanh chóng thông qua dự thảo bỏ mức trần chi phí quảng cáo, khuyến mại cho doanh nghiệp. Nhà nước nên coi thương hiệu của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam là cấu thành tài sản quốc gia. Nhà nước cần có chế tài xử phạt thích đáng đối với các hành vi làm hàng giả, hàng nhái, ăn cắp thương hiệu trên thị trường thuỷ sản.

KẾT LUẬN

Yếu tố tạo nên giá trị gia tăng nhiều hơn cho ngành hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam mà các doanh nghiệp cũng như cơ quan Nhà nước, hiệp hội cần lưu tâm hiện nay là phát triển thương hiệu cho ngành hàng này. Đề tài luận án tiến sĩ “Giải pháp phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam” ra đời trước yêu cầu trên. Luận án đã đạt được những kết quả chính và có những điểm mới sau đây:

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá và có cách tiếp cận mới về thương hiệu và phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam là tập hợp các hoạt động nhằm gây được ấn tượng tốt, xây dựng hình ảnh đẹp về hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong tâm trí công chúng, khách hàng nước ngoài.

Thứ hai, luận án đưa ra mô hình và nội dung cơ bản để phát triển thương hiệu cho ngành hàng trong điều kiện xuất khẩu. Theo đó, phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ dựa trên phát triển các thương hiệu tập thể cho các nhóm sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực, thông qua các doanh nghiệp mạnh về chế biến

xuất khẩu thuỷ sản, và phát triển các thương hiệu gắn với các yếu tố chỉ dẫn địa lý.

Thứ ba, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thương hiệu cho hàng xuất khẩu của một số nước là Na Uy, Thái Lan và Pháp. Trong đó đặc biệt rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển thương hiệu cá hồi xuất khẩu của Na Uy, bài học từ Thái Lan trong việc tham gia vào chỗi cung ứng hàng thuỷ sản toàn cầu, và bài học kinh nghiệm của Pháp về quản lý chỉ dẫn địa lý trong phát triển thương hiệu tập thể.

Thứ tư, luận án đã đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu hàng thuỷ sản Việt Nam thời gian qua, từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân trong việc phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu.

Thứ năm, luận án đã đề xuất 3 quan điểm, 3 định hướng lớn; đồng thời đề xuất 7 nhóm giải pháp nhằm phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.

Kết quả trên đây chính là những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài luận án vào việc phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu, góp phần gia tăng giá trị thương hiệu cũng như giá trị xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam, từ đó nâng cao vị thế và khai thác tối đa lợi thế của ngành thuỷ sản Việt Nam. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học để luận án hoàn chỉnh hơn.

1. Trương Thị Thúy Bình (2014), “Một số giải pháp phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Thương mại, số 7 (2/2014).

2. Trương Thị Thúy Bình (2014), “Kinh nghiệm của Na Uy về phát triển thương hiệu cá hồi xuất khẩu và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Thương mại, số 9 (6/2014).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ giải pháp phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của việt nam (TT) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w