RTP (Real Time Transport Protocol)

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 3: Chuyển mạch mềm pdf (Trang 31 - 33)

RTP là giao thức dùng để truyền các thông tin yêu cầu tính thời gian thực (real-time) như thoại và hình ảnh. RTP và giao thức hỗ trợ RTCP (Real Time Control Protocol) là các giao thức hoạt động ngay trên lớp UDP.

Bản thân RTP không thực hiện một hoạt động nào liên quan đến sự đảm bảo chất lượng của thông tin cần truyền tải có yêu cầu về thời gian thực. Nó chỉ đơn giản cung cấp đầy đủ thông tin lên ứng dụng lớp cao hơn để lớp này đưa ra quyết định hợp lý để dữ liệu với mức chất lượng yêu cầu được xử lý như thế nào.

Các bản tin RTCP được trao đổi giữa các người sử dụng phiên nhằm để trao đổi thông tin phản hồi về chất lượng của phiên làm việc.

2 thành phần chính mà RTP đưa cho lớp trên để lớp này quyết định chất lượng truyền của các loại thông tin trên là: số thứ tự của gói truyền (sequence number) và thời gian truyền tối đa của 1 gói (timestamp). 2 thành phần này sẽ được trình bày tiếp sau đây.

Cấu trúc gói RTP được trình bày trong hình sau:

RTP header RTP payload

Hình 3.15: Cấu trúc gói RTP

V Sequence number

Timestamp

Synchronising Source (SSRC) Identifier Contributing Source (CSRC) Identifiers

(0 - 15 entries)

32 bits

P X CC M PT

0 1 3 8 16 31

Trong đó:

- V (version): cho biết phiên bản RTP nào đang được sử dụng.

- P (padding): bit này cho biết trong gói RTP có sử dụng chèn bit 0 hay không. Ta sử dụng chèn bit này sau phần payload khi thông tin có trong phần tải không lấp đầy phần RTP payload cho trước.

- X (extension): cho biết header có được mở rộng ra thêm hay không. Vì trong một số ứng dụng, phần header mở rộng được thêm vào giữa phần header cố định và phần tải (payload).

- CC (count of contributing sources): cho biết số lượng dòng dữ liệu được ghép chung vào 1 gói. Thông thường việc ghép các dòng thông tin được thực hiện khi có nhiều user tham gia vào một phiên làm việc (ví dụ như hội nghị truyền hình – video conference) và CC dùng để xác định số người tham gia hội nghị.

- M (marker): được sử dụng khi có ứng dụng yêu cầu đánh dấu tại 1 điểm nào đó trong dòng dữ liệu.

- PT (payload type): cho biết kiểu dữ liệu được truyền đi.

- Sequence number: cho biết số thứ tự được truyền đi của gói. Số thứ tự của gói đầu tiên được truyền đi trong một phiên hoạt động là một số ngẫu nhiên bất kỳ. Nhờ vào số thứ này mà ta sẽ xác định được gói nào bị mất và các gói có đến đúng thứ tự hay không.

- Timestamp: cho biết thời gian mà octet đầu tiên được lấy mẫu. Bên nhận sẽ dùng thông số này để xác định mình có thể thực hiện được yêu cầu phát thông tin đã được gởi có đảm bảo thời gian thực hay không. Nếu không thì nó sẽ phát lại thông tin (playback).

- Synchronising Source (SSRC) Identifier: là số nhận dạng của nơi gốc phát dữ liệu.

- Contributing Source (CCRC) Identifier: là số nhận dạng của các nơi phát dữ liệu cùng tham gia vào phiên làm việc với SSRC.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 3: Chuyển mạch mềm pdf (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)