- Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789). - Phóng to ảnh chụp gò Đống Đa và tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ - Môt số hình ảnh lễ hội ở gò Đống Đa.
- Phiếu học tập của học sinh.
- Một số trang phục (mũ, áo choàng) phục vụ chò trơi đóng vai.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên Học sinh
Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới:
* Trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
- Nhận xét
* Treo hình chụp gò Đống Đa (Hà Nội) và hỏi:
- Em biết gì về di tích lịch sử này?
- 1 hoăc 2 HS trình bày
- HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
(tên gọi, ở đâu, liên quan đến sự kiện nào?)
* GV giới thiệu bài: Sau khi Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn 20 năm bị chia cắt, với ý chí quyết tâm cao độ và tài trí tuyệt đỉnh, Nguyễn Huệ đã tiếp tục lập lên những chiến công lừng lẫy. Chiến công ấy có liên quan gì đến di tích lịch sử gò Đống Đa? Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài “Quang Trung đại phá quân Thanh”
- GV viết tên đầu bài
- GV nêu các nội dung chính
- 1; 2 HS đọc tên bài
Hoạt động 1 (Làm việc cả lớp): Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử
- Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta?
- 1HS đọc đoạn đầu - Mượn cớ giúp nhà Lê
*GV gi.thiệu thêm về Vương triều Mãn Thanh
- Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã làm gì?
- Giới thiệu tượng Quang Trung-Nguyễn Huệ
- Theo em, việc Nguyễn Huệ lên nguôi vua có ý nghĩa gì?
- Lên ngôi hoàng đế…
- Đất nước đang lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo.
* GV chốt ý chính: Trước cảnh đất nước lâm nguy, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là vô cùng cần thiết. Điều đó khẳng định nước ta là một nước độc lập có Hoàng đế đứng đầu sẵn sàng và cương quyết lãnh đạo nhân dân diệt trừ quân xâm lược, bảo vệ đất nước.Ngay sau khi lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Trận đánh ấy diễn ra như thế nào chúng ta cùng nhau chuyển sang hoạt động 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh Bước 1: Làm việc cả lớp
- Vua Quang Trung tiến đến Tam Điệp vào thời gian nào?
- Vì sao Quang Trung tiến quân ra Bắc vào dịp Tết?
- Tại Tam Điệp vua Quang Trung đã làm gì?
- Theo em việc làm đó có tác dụng gì?
- Chủ tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị biết được tin đó đã tỏ thái độ như thế nào?
- Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân từ Nam ra Bắc đúng vào dịp Tết thể hiện
- 1HS đọc đoạn tiếp đến toàn thắng
- ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (01/1789)
- Quân giặc vui Tết sẽ chểnh mảng việc phòng ngự và chiến đấu.
- Cho quân lính ăn Tết trước rồi chia thành 5 đạo quân tiến về Thăng Long. - Lòng quân thêm hứng khởi, quyết tâm đánh giặc.
- Nêu đường tiến của 5 đạo quân. - Tỏ ý khinh thường.
* GV chốt ý: Được sự động viên, khuyến khích kịp thời của nhà vua, quân sũ ai nấy đều thể hiện rõ quyết tâm đánh giặc đến cùng, cả 5 đạo quân hùng dũng tiến về hướng Thăng Long. Trận đánh mở màn và các trận đánh tiếp theo có tên gọi là gì, diễn ra ở đâu, kết quả thế nà? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài.
* Bước 2: Làm việc theo nhóm (nhóm 4)
- GV giao nhiệm vụ - Phát phiếu thảo luận
- YC các nhóm thuật lại các trận đánh (Sau mỗi nhóm, GV gợi ý cho HS nêu câu hỏi chất vấn để lấy được lòng quyết tâm và tài chí của quang Trung). + GV chốt ý đúng
- Nêu câu hỏi: Nguyễn nhân chủ yếu nào giúp quân ta giành thắng lợi?
- HS thảo luận: Điền vào phiếu BT, thuật lại từng trận đánh.
- Nhóm 1: Thật lại trận Hà Hồi - Nhóm 2: Thuật lại trận Ngọc Hồi - Nhóm 3: Thuật lại trận Đống Đa +Các tổ NX, BX hoặc nêu CH chất vấn - HS trả lời
* GV nhấn mạnh:
- Quân địch rất chủ quan trong việc phòng thủ và chiến đấu.
- Quân ta luôn thể hiện cao độ ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết một lòng đánh giặc. Đặc biệt là có nhà vua anh minh, sáng suốt, tài nghệ mưu lược quân sự tuyệt đỉnh đã tiến công thần tốt, mãnh liệt, đánh bại hơn 20 vạn quân Thanh, làm lên trận Rồng lửa, đưa đất nước tiến đến thắng lợi vẻ vang.
- YC HS lên thuật lại diễn biến trận đánh.
(Dựa vào các ý tưởng trên bảng, dựa vào lược đồ HS thuật lại theo hình thức nối tiếp, cá nhân, thi đua)
+ Nhận xét
- 3 HS trình bày nối tiếp
- 1 HS thuật lại diễn biến trận đánh + Các HS khác NX, BS
Hoạt động 3: ( Làm việc cá nhân): Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử
* GV nêu: Trận Quang Trung đại phá quân Thanh là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm. Trận đánh ấy mang lại ý nghĩa lịch sử như thế nào cả lớp cùng làm bài tập trắc nghiệm sau:
Viết lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất về ý nghĩa lịch sử của sự kiện Quan Trung đại phá quân Thanh.
A. Đánh tan quân xâm lược bảo vệ vững chắc nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
B. Thể hiện quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta và chứng tỏ tài nghệ quân sự kiệt xuất của Quang Trung.
C. Cả 2 ý trên.
- GV nêu yêu cầu
- GV nhận xét, chốt ý đúng
- Qua bài học hôm nay, các em hiểu thêm những gì về trận Quang Trung địa phá quân Thanh?
- Đưa ra bài học (như SGK)
- Chọn câu trả lời, giơ thẻ
-1 hoặc 2HS nêu lại YNLS vừa tìm được - HS trả lời
- Gọi một số HS nhắc lại
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
- Bài học hôm nay cho biết về nhân vật và sự kiện lịch sử nào?
- Để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh nhân dân ta đã làm gì? - Cho HS xem một số hình ảnh ở lễ hội gò Đống Đa (Hà Nội)
- Tổ chức cho HS phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong bài.
- Để kiểm tra kiến thức vừa học, cô cho cả lớp chơi trò chơi đóng vai trong tiểu phẩm: “Một buổi đáng nhớ”
- GV nêu yêu cầu, giao nhiệm vụ cho HS
- Ý HS cần TL: Mồng 5 Tết, tổ chức lễ hội ở Gò Đống Đa (Hà Nội) hoặc một số nơi khác. Có những trường học, đường phố… mang tên Tây Sơn, Quang Trung, Nguyễn Huệ.
- Một số HS phát biểu
(Nếu còn thời gian, thì cho HS chơi chò trơi đóng vai)
- 1 nhóm lên diễn trước lớp - Nhận xét
- Dặn dò chuẩn bị bài sau:
Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung
Lịch sử:
NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN Ở NƯỚC TA