Sơ đồ tích hợp mô hình mô phỏng với thiết bị WS-3000

Một phần của tài liệu Mô hình hóa và mô phỏng trượt đất gây ra do mưa (Trang 60)

3.3.2 Thiết bị WS-3000

Thiết bị WS-300 gồm có 3 cảm biến khác nhau: thiết bị đo gió, thiết bị đo hướng gió, thiết bị đo mưa. Thiết bị này sẽ đo thông số: tốc độ gió, hướng gió, lượng mưa. Thiết bị đo mưa WS-3000 Lượng mưa đầu vào Phần mềm mô phỏng GEO Thiết bị xử lý đưa ra cảnh báo Thông tin khảo sát tại hiện trường Trung tâm cảnh báo

+) Thiết bị đo lượng mưa:

Thiết bị đo mưa chứa một xô trữ nước nhỏ, khi đầy xô trữ nước (khoảng 0.28mm nước), thiết bị sẽ đóng mạch mà làm cho xô tự làm trống tự động. Sự lặp lại quá trì này dẫn đến kết quả tín hiệu số có tần số tỷ lệ thuận với cường độ mưa.

Đặc điểm kỹ thuật: - Cao: 9.05 cm.

- Dài: 23 cm.

- Sức chứa nước: 0.28 mm. +) Thiết bị đo gió:

Thiết bị đo gió bao gồm chuyển mạch Reed thường mở có thể đóng trong khoảng thời gian ngắn khi cánh tay của thiết bị đo gió hoàn thành một lượt, vì vậy đầu ra là một tín hiệu kỹ thuật số có tần số tỷ lệ thuận với tốc độ gió.

- Đặc điểm kỹ thuật: Độ nhạy: 2.4km/h/lần.

Khoảng tốc độ gió: 0 – 240 km/h. Cao: 7.1 cm.

Độ dài cánh tay đo: 8.9 cm. +) Giao diện hệ đo:

KẾT LUẬN

Với mục tiêu của luận văn mô phỏng và mô hình hóa trượt đất gây ra do mưa. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, mô phỏng và mô hình hóa, có thể rút ra kết luận sau:

- Luận văn đã nghiên cứu về nguyên nhân và một số yếu tố tác động tới trượt đất, ổn định mái dốc và phương pháp tính ổn định mái dốc.

- Luận văn đã tìm hiểu cơ sở lý thuyết tính ổn định mái dốc và một số phương pháp tính ổn định mái dốc như: Phương pháp Bishop, phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát, phương pháp nichiprovich,....

- Luận văn đã tìm hiểu về cơ chế thấm xảy ra trong trượt đất và phương pháp giải bài toán thấm trong phần mềm mô phỏng SEEP/W.

- Luận văn đã tiến hành mô phỏng và mô hình hóa một ví dụ trong các điều kiện khác nhau để tính toán ổn định và giới hạn xảy ra trượt đất đối với mô hình.

Hướng phát triển tiếp theo: Nghiên cứu và ứng dụng các phần mềm GEO- SLOPE kết hợp với xây dựng các hệ cảm biến thực tiễn [18-20]để xác định ngưỡng an toàn và đưa ra cảnh báo trượt đất trong thực tế,góp phần vào công tác quản lý, giảm thiểu thiên tai tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Phạm Anh Tuấn, Nghiên cứu và thiết kế mạng cảm biến không dây phục vụ cảnh báo trượt lở đất. Luận văn thạc sĩ Đại học Công nghệ, 2014.

2. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW, Tổng quan tình hình thiệt hại do lũ, lũ quét, sạt lở đất và công tác chỉ đạo phòng tránh trong những năm vừa qua. Tài liệu phục vụ Hội nghị trực tuyến, 2014.

3. Nghiêm Hữu Hạnh. Nghiên cứu bước đầu về trượt lở đất ở vùng núi một số tỉnh duyên hải miền Trung. Viện Địa kỹ thuật, 2010.

4. Nguyễn Sỹ Ngọc. Các yếu tố ảnh hưởng tới ổn định bờ dốc ở Việt Nam. Tuyển tập công trình Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5.Hội cơ học đá Việt Nam, 2006.

5. Doãn Minh Tâm. Nghiên cứu nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa trượt đất tại các điểm dân cư vùng núi Việt Nam.Tuyển tập công trình Hội nghi khoa học toàn quốc lần thứ 5.Hội Cơ học đá Việt Nam. Hà Nội 2006.

6. Nghiêm Hữu Hạnh. Một số giải pháp quản lý, phòng chống tai biến trượt lở ở vùng núi Việt Nam. Hội nghị khoa học toàn quốc, Hà Nội, 2008.

7. Nghiêm Hữu Hạnh. Biến đổi khí hậu, nguy cơ tai biến trượt lở ở vùng núi Việt Nam và một số giải pháp quản lý, phòng chống. Tạp chí Địa kỹ thuật, số 3 năm 2009.

8. Vũ Cao Minh. Báo cáo tóm tắt: Nghiên cứu thiên tai trượt lở ở Việt Nam, 2000.

9. Nguyễn Văn Thìn. Ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc.Trường Đại học Thuỷ lợi.

10. Trường trung cấp cầu đường, Bộ Quốc phòng. Giáo trình cơ học đất. 11. Trường đại học bách khoa. Giáo trình bộ môn đường ô tô và đường thành phố.

12. Trần Hữu Tuyên, Đỗ Quang Thiên. Đánh giá mức độ ổn định bờ sông Hương theo lý thuyết ổn định mái dốc. Trường đại học Khoa học, Đại học Huế.

13. Đỗ Văn Đệ. Phần mềm SLOPE/W ứng dụng vào tính toán ổn định trượt sâu công trình. Nhà xuất bản Xây Dựng, 2006.

14. Đỗ Văn Đệ. Phần mềm SEEP/W ứng dụng vào tính toán thấm cho các công trình thủy và ngầm. Nhà xuất bản Xây Dựng, 2006.

15. Lomtade V.D., Địa chất động lực công trình. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp. Hà Nội, 1982.

16. “Trượt đất”. Bách khoa toàn thư Việt Nam. Tài liệu Tiếng Anh

17. Varnes D.J., Slope movement types and processes. Chater 2: Landslides-analysis and control. National academy of sciences. Washington, D.C. 1978.

18. Dinh-Chinh Nguyen, Duc-Nghia Tran, Tran Duc-Tan, Application of Compressed Sensing in Effective Power Consumption of WSN for Landslide Scenario, Asia Pacific Conference on Multimedia and Broadcasting, pp. 111- 115, April 2015.

19. Nguyen Dinh Chinh, Tran Duc Nghia, Le Ngoc Hoan, Ta Duc Tuyen, Pham Anh Tuan,Tran Duc Tan, Multi-sensors integration for landslide monitoring application, VNU Journal of Science – Natural Science and Technology, Vol. 30, No. 6S-B, 2014, pp. 202-210.

20. Nguyen Dinh Chinh, Tran Duc-Tan, Energy Efficiency Scheme for Wireless Sensor Network based Landslide Monitoring System, International Conference on Green and Human Information Technology (ICGHIT), Feb. 4 ~ Feb. 6, 2015, Vietnam.

Một phần của tài liệu Mô hình hóa và mô phỏng trượt đất gây ra do mưa (Trang 60)