II. Điểm Giống và khác nhau giữa Vietinbank với ngân hàng khác ( Ngân hàng Đông Á)
5. Tiếp cận ứng dụng E-Banking ở NHTM như thế nào?
Ở Việt Nam, đây là lĩnh vực hoạt động mới đối với nhiều NHTM, môi trường pháp lý ở nước ta còn chưa đủ đáp ứng cho hoạt động của E-Banking. Chữ ký điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chưa rõ ràng. Cũng chính vì môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh nên một số khách hàng cũng như NHTM còn nghi ngại trong việc triển khai mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, những nhược điểm của E-banking, bất cập về môi trường pháp lý cũng không thể giảm được sức hấp dẫn của những tiện ích E-Banking cũng như vai trò của nó trong việc góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM. Thời gian gần đây, một số NHTM đã bắt đầu triển khai ứng dụng E-Banking qua mạng Internet, mạng điện thoại cố định, di động và cung cấp các tiện ích như: cung cấp thông tin về tài khoản, lịch sử giao dịch; thông tin về thị trường: tỷ giá, lãi suất, giá cả; giao dịch chứng khoán, ...; giao dịch thanh toán tiền điện thoại, tiền taxi, vé tầu, tiền điện, nước... Tuy nhiên, việc khai thác được điểm mạnh và lợi thế tuyệt đối của một Ngân hàng điện tử là cung cấp sản phẩm dịch vụ đa
dạng và có tính tiện lợi, tiện ích cao, nhanh chóng, chính xác, tức thời hiện chưa làm được
Trong điều kiện hiện nay, để phát triển ngân hàng điện tử ở NHTM nước ta, trước hết cần thực hiện một số bước đi thích hợp:
Thứ nhất: tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống Core Banking đối với các hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống như: hồ sơ khách hàng, dịch vụ tài khoản, kế toán giao dịch, dịch vụ thanh toán VND và ngoại tệ; dịch vụ tín dụng, bảo lãnh; huy động vốn, tiết kiệm, kho quỹ;... Đây là cơ sở đảm bảo cho NHTM phát triển đạt trình độ nhất định, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ hai: sự phát triển ngân hàng điện tử mang tính chiến lược, tuy nhiên để phát triển một cách bền vững, NHTM cần lựa chọn phương án tối ưu nhất để triển khai thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, trước mắt các NHTM nên phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử ở mức độ nhất định, phù hợp với tình hình thực tế, môi trường pháp lý, trình độ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của khách hàng, như: xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống ATM, trang tin điện tử của ngân hàng, phát triển homebanking. Đặc biệt triển khai hệ thống Contact center cùng với thực hiện phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng CRM nhằm hiện đại hoá và thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho chính các đối tượng khách hàng truyền thống của ngân hàng, đồng thời thu hút khách hàng mới sử dụng bằng chính tiện ích và hiệu ứng thông tin về dịch vụ từ các khách hàng truyền thống. Thực hiện khai thác hiệu quả Website của ngân hàng mình để tổ chức hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tư vấn, hỗ trợ, ... nhằm thu hút khách hàng quan tâm và chú ý đến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát triển khách hàng tiềm năng, khách hàng mới.
Thứ ba: nâng cao chất lượng hoạt động của các kênh phân phối dịch vụ Ngân hàng điện tử mà một số NHTM đã và đang phát triển, như: Internet banking, Phone banking, SMS banking, Call center… theo hướng ngày càng bổ
sung thêm tiện ích, bảo đảm an toàn, phù hợp với khả năng quản trị rủi ro hoạt động E-Banking; Đồng thời xây dựng chính sách an ninh, bảo mật và chính sách quản trị, phòng chống rủi ro của các NHTM trong hoạt động ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tử mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng không ít khó khăn thách thức, đòi hỏi mỗi NHTM cần có chiến lược, sách lược, đường đi nước bước thích hợp để đưa dịch vụ ngân hàng điện tử vào cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả nhất./.
Tài liệu Tham KhảoGoogle.com Google.com
Vietinbank.vn
Nganhangonline.comVietnamnet.com Vietnamnet.com Vnexpress.net