Phân loại hệ thống cấu trúc âm gắn với luật chính tả.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP dạy học PHẦN âm môn TIÊNG VIỆT lớp 1 CÔNG NGHỆ GIÁO dục (Trang 26)

Ở giai đoạn này, học sinh được học cấu trúc âm - chữ theo nguyên tắc: phụ âm ghép với nguyên âm để tạo thành tiếng (ma, mà,

má, mạ…) Gồm 22 phụ âm và 11 nguyên âm (chỉ nguyên âm đơn, riêng khi dạy ở âm cờ có xuất hiện âm đệm u là điểm để phân biệt với vần sau này); dạy tiếng Việt là dạy chữ ghi âm, nghe sao viết vậy, học sinh phải được nhìn, nghe và luyện phát âm đúng (khi giáo viên phát âm mẫu); điểm ngoại lệ là dạy những âm được ghi bằng hai, ba chữ cái: ch, kh, ng, ngh, gh, nh, ph, th…(thường được dạy liền nhau để dễ phân biệt và gắn liền với luật chính tả: c- ch; g-gh; ng- ngh); nếu học sinh không nhớ giáo viên phải nói ra các âm được ghi bằng hai, ba chữ cái đồng thời thường xuyên cho học sinh nêu lại luật chính tả:

g/gh, ng/ngh: tương tự cấu trúc như với c và k; riêng đối với những

trường hợp như tr/ch; v/d/gi; r/d; s/x và các dấu thanh, đọc từ phiên âm tiếng nước ngoài, cũng bắt đầu được dạy từ giai đoạn này (sẽ đề cập ở phần sau). Về các giai đoạn sau này, nội dung dạy học cũng luôn được lặp lại, yêu cầu học sinh nhắc lại thường xuyên khi học các mẫu 2,3,4,5.

Khi dạy các bài ở mẫu 3, giáo viên phải chú ý dạy phát âm đúng các vần (chủ yếu là cặp vần cùng một bài), các tiếng chứa vần (những bài có số vần cần học nhiều chủ yếu là để học sinh dễ so sánh, nhận biết, giáo viên có thể giãn ra thành nhiều tiết nhưng phải dạy liền nhau).

* Lưu ý luật chính tả:

Dấu thanh đặt ở âm chính, hướng dẫn viết vở Em tập viết theo mẫu in sẵn, viết chính tả có thể là một câu mà giáo viên vừa luyện đọc kỹ xong. trang bên phải có thể lựa chọn 1 đoạn theo yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh để cho học sinh đọc không nhất thiết phải cho học sinh đọc cả bài. Khi đọc chính tả, trong quá trình viết giáo viên có thể hỏi học sinh xem viết đúng chưa? Nếu sai bạn bên cạnh nhắc và viết lại, không tẩy xóa chỉ gạch chữ sai ở dưới chân và viết ra bên cạnh, giáo viên cần quan sát học sinh liên tục. Khi học sinh không viết được thì giáo viên cho học sinh phân tích lại để viết, yêu cầu tùy theo đối tượng học sinh trong lớp để giáo viên giao bài viết cho phù hợp.

Ở bảng dạy như thế nào thì viết ở vở chính tả như thế đó, viết phải có quy cách.

Ví dụ: khi dạy chữ thì cần chú ý bộ nét, cơ bản là dạy đặt bút,

chấm tọa độ, kéo viết, kết thúc, tên nét phải nắm và thuộc, học sinh quên giáo viên cho học sinh nhắc lại để nhớ, củng cố cho học sinh viết các nét và thuộc các nét.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP dạy học PHẦN âm môn TIÊNG VIỆT lớp 1 CÔNG NGHỆ GIÁO dục (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w