Giao thông

Một phần của tài liệu Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại hà giang (Trang 60)

2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (sovới nội dung yêu cầu đã đề rat rong

2.2.2.1. Giao thông

Hà Giang có vị trí thuận tiện trong giao lưu khu vực và quốc tế, nằm trên các hành lang du lịch quan trọng của quốc gia.

Thứ nhất, Hà Giang nằm trên tuyến du lịch từ thủ đô Hà Nội - trung tâm du lịch quốc gia theo quốc lộ 2 qua cửa khẩu Thanh Thủy - Thiên Bảo nối với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đây là tuyến du lịch mang ý nghĩa quốc tế nằm trong không gian du lịch thuộc khuôn khổ hợp tác kinh tế “hai hành lang một

vành đai” giữa Việt Nam và Trung Quốc và không gian GMS[14]. Theo đó Hà Giang giữ vai trò là một trong những “cửa ngõ” quan trọng của du lịch Việt Nam trong mối quan hệ với du lịch khu vực và quốc tế.

Thứ hai, Hà Giang nằm trên tuyến du lịch vòng cung biên giới phía bắc theo hệ thống quốc lộ 4 (A, B, C, D). Đây là tuyến du lịch quốc gia nhằm khai thác hệ thống tài nguyên du lịch sinh thái, văn hóa các dân tộc ít người Đông và Tây Bắc Việt Nam. Đặc biệt hơn tuyến này gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế đường bộ quan trọng với Trung Quốc như Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Lào Cai (Lào Cai), Ma Lù Thàng (Lai Châu)… cùng với các chợ phiên vùng cao tạo thành những chương trình du lịch hấp dẫn khách du lịch.

Thứ ba, Hà Giang nằm trên tuyến du lịch theo quốc lộ 279 nối liền với các tỉnh Đông và Tây Bắc của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ. Tuyến du lịch này kết nối hai vùng văn hóa đặc trưng (Tày - Nùng ở Đông Bắc và Thái - Mường ở Tây Bắc) và gắn với hành lang phát triển kinh tế Đông - Tây của các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngoài ra, tuyến này cũng khai thác hai hệ sinh thái đặc trưng của vùng là trung du và núi cao.

Để phát triển du lịch chuyên đề quốc gia, Hà Giang có thể được xem là điểm đầu của tuyến du lịch qua các miền các di sản thế giới (Hà Giang - Hà Nội - Quảng Ninh - Ninh Bình - Quảng Bình - Thừa Thiên Huế…). Bên cạnh đó Hà Giang cũng là điểm dừng trên tuyến du lịch địa chất kết nối hệ thống công viên địa chất toàn cầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hà Giang cũng là một trong những điểm dừng chân quan trọng trong chương trình du lịch “về cội nguồn Việt Bắc”, về quê hương cách mạng các tỉnh Đông Bắc Việt Nam.

Hà Giang còn nằm trong chương trình hợp tác phát triển du lịch “Tám tỉnh Tây Bắc mở rộng” [15]

.

[14] viết tắt của từ Greater Mekong Subregion (Tiểu vùng sông Mekong mở rộng).

Như vậy, trên bình diện tổng thể, Hà Giang có vị trí quan trọng và thuận lợi để liên kết vùng, liên kết quốc tế phát triển du lịch và trở thành một mắt xích quan trọng trong các chương trình du lịch của quốc gia.

Tuy nhiên không thể phủ nhận giao thông hiện đang là một rào cản lớn trong việc tiếp cận tới địa phương này. Do địa hình hiểm trở, nên việc đi lại trên các tuyến đường thực sự rất khó khăn và nguy hiểm. Bên cạnh các cung đường đã rải nhựa, vẫn còn tồn tại nhiều con đường đất gập ghềnh sỏi đá, toàn ổ voi, ổ gà. Khi mùa mưa đến, đất đá sạt lở, đường lầy lội. Nhiều đoạn đường bị nước xói mòn tạo thành những vết nứt lớn. Bán kính cong hẹp cộng với mặt đường xuống cấp khiến các tay lái phải hết sức cẩn thận khi tránh những xe công đi ngược chiều. Trên những con đường cheo leo ở sườn núi có nhiều con dốc dựng đứng và đặc biệt quanh co; có tới hàng ngàn các khúc cua tay áo, chưa kể những đoạn đổ đèo. Nếu đoạn nào không có dải phân cách thì rất dễ lao xuống vực. Hà Giang cần phải đầu tư, nâng cấp lại hệ thống giao thông còn nhiều bất cập này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại hà giang (Trang 60)