Phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.DOC (Trang 29 - 30)

IV. Những phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển KTTN

1.Phương hướng phát triển

- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, gồm nhóm ngành công nghiệp chế biến như xay xát, gia công chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến nông sản, chuyển từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế sang sản phẩm tinh chế vừa tạo việc làm thu hút lao động vừa gia tăng được giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng xuất khẩu. Các ngành này không những thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn tạo điều kiện giải quyết đầu ra cho nông nghiệp. - Nhóm ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như ngành dêt, may, giày da phục vụ nhu câu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Những ngành này đòi hỏi vốn không lớn, lao động không cần trình độ cao, đồng thời là những ngành truyền thống của kinh tế cá thể, nếu được khuyến khích sẽ mở rộng về quy mô và phát triển cao hơn về công nghệ. Ngành may phát triển sẽ sử dụng được nguyên liệu từ ngành dệt, ngành dệt phát triển lại hỗ trợ đầu ra cho phát triển nông nghiệp đó là ngành trồng dâu nuôi tằm.

- Ngành cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp như sản xuất máy cày, máy kéo, máy xay xát, máy tuốt lúa, các loại tàu thuyền đánh cá, các loại sản phẩm gia công cơ khí lắp giáp phục vụ cho các ngành gia công dân dụng, công nghiệp và giao thông nông thôn… Đây là những ngành cung cấp tư liệu cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhóm ngành tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống phục vụ xuất khẩu và các ngành nghề tiêu dùng khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng trogn nước cũng như xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.DOC (Trang 29 - 30)