D. Tài sản hình thành từ quỹ khen
7 Mai Sao, Chi Lăng,
Lạng Sơn. 16,816 182,000 910 15,302,560 8 24/55 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội 718 22,560,000 112,800 80,990,400 Tổng 285,163,160
* Lợi nhuận của công ty là lợi nhuận tối thiểu mà công ty đi thuê phải đạt được số lợi nhuận này. Lợi nhuận này có thể được xác định bằng lợi nhuận trước thuế của năm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Tức là lợi nhuận trước thuế của năm 2009: 2,998,596,084đ
Vậy giỏ trị cho thuờ là:
Gt = (2,523,710,380+ 285,163,160 + 2,998,596,084)x 20 + 150,000,000 = =116,299,392,480đ
Nền kinh tế thị trường phát triển đến một trình độ nhất định, doanh nghiệp cũng trở thành hàng hoá, khi nhu cầu đầu tư mua bán và đầu tư rộng rãi trên thị trường thì hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp cũng trở lên sôi động và ngày càng được trú trọng. Có thể nói xác định giá trị doanh nghiệp là hoạt động khoa học có tính tổng hợp và dự đoán cao, vì quá trình xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ dựa vào các thông tin hiện có về doanh nghiệp mà còn phải dựa vào các thông tin về hoạt động sản xuất doanh nghiệp dự tính trong tương lai và các thông tin kinh tế khác trong thị trường như: giá trị các tài sản tương đương với tài sản của doanh nghiệp, nhu cầu mua bán về loại hình doanh nghiệp đang được xác định giá. Chính vị vậy, đòi hỏi các chuyên gia xác định giá phải nắm những kỹ thuật xác định và có khả năng phán đoán tốt. Việc xác định giá trị doanh nghiệp ở nước ta hiện nay còn là vấn đề mới mẻ và hiện đang có những khó khăn nhất định:
+ Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam là một quá trình “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”. Khả năng ứng dụng các phương pháp cơ bản vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam là rất hạn chế, thị trường chứng khoán còn quá non trẻ, độ tin cậy và cập nhập của thông tin thường không đáp ứng được yêu cầu.
+ Lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội luôn được lồng ghép vào trong quá trình xây dựng các phương pháp định giá doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy nó cần có sự phân biệt rõ ràng giữa lợi ích nhà nước và lợi ích tư nhân khi xác định giá trị doanh nghiệp và giá bán doanh nghiệp.
+ Điều kiện và cơ sở cho việc xác định giá trị doanh nghiệp chưa được thiết lập đầy đủ đồng bộ, thiếu một hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn
đủ năng lực, trình độ để làm công tác xác định giá trị doanh nghiệp. Các bộ phận tham gia công tác thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam đa phần là chưa qua đào tạo chuyên sâu về xác định giá trị doanh nghiệp, cộng với hệ thống văn bản pháp quy còn chưa hoàn chỉnh nên dễ đưa ra những kết luận chủ quan, ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Phương pháp xác định còn nghèo nàn chưa hợp lý. Ở các nước trên thế giới thì việc xác định giá trị doanh nghiệp hoặc tài sản trong doanh nghiệp như bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải đều có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định và kiểm kê nhằm đảm bảo tính chính xác của việc định giá. Thậm chí còn có cả phương pháp xác định giá qua thị trường chứng khoán.
+ Công tác xác định giá trị doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào người mua, từ công tác chuẩn bị: kiểm kê, đối chiếu công nợ đến việc thống nhất về giá trị doanh nghiệp, lại mang tính khoán trắng, thiếu kiểm tra, kiểm soát nên đã dễn đến hiện tượng giá trị doanh nghiệp xác định được chưa sát với giá thị trường. Chỉ bán trong thị trường chứ không bán ra ngoài.
+ Để hoàn thiện không ngừng nâng cao chất lượng công tác xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Chúng ta còn phải tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quý báu của các nước trên thế giới, để có phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế xã hội, tập quán ở nước ta hiện nay. Theo tôi để hoàn thành tốt công tác xác định giá trị doanh nghiệp chúng ta cần làm tốt một số công việc sau:
- Cần phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra, bù trừ các sai sót trong quá trình định giá doanh nghiệp.
- Cần phân biệt rõ ràng giữa giá xác định giá trị và với quyết định về giá bán doanh nghiệp.
các doanh nghiệp.
- Về chính sách, nghiên cứu và ban hành một hệ thống các phương pháp xác định giá chuẩn áp dụng cho Việt Nam.
- Đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo, thông tin, thực hiện công khai hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
- Tập trung đào tạo một đội ngũ chuyên gia lành nghề chuyên về định giá, tạo tiền đề cho việc định hình các tổ chức định giá độc lập, thích ứng với nền kinh tế thị trường.
- Nhanh chóng phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho việc huy động vốn, thu hút vốn trong và ngoài nước vào việc phát triển kinh tế, cung cấp thông số: tỷ lệ rủi ro, tỷ suất lợi nhuận tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá trị doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Xác định giá trị doanh nghiệp là một đòi hỏi hoàn toàn tự nhiên trong cơ chế thị trường. Trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong hoạt động quản trị kinh doanh luôn cần thiết thông tin về giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và các thể nhân có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến các doanh nghiệp được đánh giá.
Hiện nay Nhà nước ta có rất nhiều chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thuộc các tổng công ty theo các hình thức khác nhau như: Hình thức công ty mẹ ,công ty con, theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hình thức cổ phần hoá để tăng khả năng và quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn ngân sách. Do đó cần phải nắm bắt được thực trạng của từng doanh nghiệp để có các chiến lược phát triển phù hợp với tình hình hiện nay. Vì vậy một đòi hỏi tất yếu để xây dựng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường thì phải xác định giá trị doanh nghiệp.
Với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Nguyễn Phương Vân, cán bộ công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng giao thông 208 cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn và các bạn, em đã tiến hành làm đề tài “Xác định giá trị doanh nghiệp ” và ứng dụng thực tế vào Công ty CPĐT&XDGT 208.
Công việc xác định giá trị doanh nghiệp là một công việc rất phức tạp và khó khăn. Việc xác định giá trị CTCPĐT&XDGT 208 còn gặp phải một số khó khăn mang nặng yếu tố chủ quan. Trong quá trình tiến hành đề tài, do sự hạn chế về thời gian, tài liệu và năng lực bản thân nên đề tài không thể
giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện.