Sự cân bằng Âm Dương – Ngũ hành giữa con người và môi trường

Một phần của tài liệu Triết lý âm dương - ngũ hành và ứng dụng trong nền ẩm thực truyền thống của người việt nam (Trang 25)

2. ỨNG DỤNG TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH TRONG NỀN ẨM

2.2.3. Sự cân bằng Âm Dương – Ngũ hành giữa con người và môi trường

Người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa. Chẳng hạn, mùa hè nóng (Dương – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (Âm – hành Thủy), có vị chua (Âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho…

Mùa hè nóng, người Việt thích ăn rau quả, tôm cá (là những thứ bình, hàn, âm) hơn là mỡ thịt. Khi chế biến, người ta thường luộc, nấu canh, làm nộm, làm dưa, tạo nên thức ăn có nhiều nước (Âm) và vị chua (Âm) vừa chua dễ ăn, vừa nhẹ dễ tiêu, vừa giải nhiệt. Chính vì vậy mà người Việt Nam rất thích ăn đồ chua, đắng - cái chua của dưa cà, của quả khế, quả sấu, quả me, quả chanh, quả chay, lá bứa; cái đắng của mướp đắng (khổ qua).

Miền Bắc Việt Nam lạnh hơn nên ăn nhiều mỡ hơn, có nhiều món ăn chế biến bằng cách xào nấu hơn, đó (tức là dương tính hơn); miền Nam nóng quanh năm nên ăn nhiều rau hơn, cách chế biến phổ biến là ăn sống, luộc, gần đây là nấu lẩu. Miền Bắc lạnh hơn nên thích ăn mặn (vị mặn hợp với hành thuỷ - Âm), và chống nóng bằng đồ chua là đủ rồi. Miền Nam nóng hơn nên thích ăn ngọt (vị ngọt hợp với hành thổ - trung hoà) và phải dùng tới thứ cực âm là đồ đắng (canh khổ qua) mới đủ chống nóng.

Dân các tỉnh miền Trung sở dĩ ăn ớt (Dương) nhiều là vì thức ăn phổ biến của dải đất ven biển này là các thứ hải sản mang tính hàn, bình (Âm) và con người thường phải ngâm mình trong nước biển.

Theo đó, các món ăn ngày tết của từng vùng miền cũng có sự ảnh hưởng tương tự. Miền Bắc ăn nhiều chất béo để giữ ấm. Tết rất lạnh, nên mới có món thịt đông. Chịu ảnh hưởng của gió biển, gió núi, khí hậu khắc nghiệt, các sản vật miền Trung không thể phong phú bằng hai miền Bắc, Nam. Vì vậy, các món ăn có nhiều vị cay, mặn (ăn mặn có thể do tính tằn tiện, còn ăn cay để chống lại cái lạnh cũng như kháng lại mùi tanh của cá). Trong khi đó, món ăn ngày tết của

miền Nam nhiều cá, thịt, cây trái. Khi chế biến, món gì cũng được cắt to, thái dày. Chẳng hạn, món thịt kho ngày tết bao giờ cũng thái vuông lớn thay vì thái lát mỏng như ngày thường.

Xứ nóng (Dương) phù hợp cho việc phát triển mạnh các loài thực vật và thuỷ sản (Âm); xứ lạnh (Âm) thì phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi các loài động vật với lượng mỡ, bơ sữa phong phú (Dương) - như vậy là tự thân thiên nhiên đã có sự cân bằng rồi. Do vậy, ăn uống theo mùa chính là đã tận dụng tối da môi trường tự nhiên để phục vụ con người, là hòa mình vào tự nhiên, tạo nên sự cân bằng biện chứng giữa con người với môi trường. Thức ăn theo đúng mùa, mùa nào thức ấy, người xưa gọi là "thời trân": Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể; Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè; ếch tháng mười, người tháng giêng; Tháng chín ăn tươi, tháng mười ăn ruốc... ăn uống theo mùa cũng là lúc sản vật ngon nhất, nhiều nhất, rẻ nhất và tươi sống nhất.

KẾT LUẬN

Nền ẩm thực truyền thống của người Việt Nam là sản phẩm của truyền thống nông nghiệp lúa nước, nó chứa đựng những tư duy, triết lý sâu sắc trong việc nhận thức về vũ trụ, cụ thể là ứng dụng triết lý Âm Dương - Ngũ hành. Người Việt Nam đã biết vận dụng những nguyên lý ấy để làm cho bữa ăn của mình đa dạng, giàu dinh dưỡng, có ích đối với sức khỏe. Tùy vào con người (chủ thể), không gian và cả thời gian mà họ có cách chế biến khác nhau phù hợp, trong đó yếu tố cân bằng Âm Dương, Ngũ Hành luôn được đảm bảo.

Ngày nay, khi khoa học công nghệ hiện đại phát triển, bạn bè quốc tế đã có sự nhìn nhận lại và đánh giá cao những nét tinh túy đó trong nền ẩm thực truyền thống của người Việt Nam, xem đó là cách ăn uống hợp lý và khoa học trong thời đại ngày nay. Là người Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm cần phải kế thừa và phát huy nền ẩm thực truyền thống của người Việt xưa, đó cũng là cách để cải thiện bữa ăn hàng ngày theo hướng cân bằng hơn, hợp lý hơn, từ đó cải thiện sức khỏe cũng như đời sống của chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 2. TS. Bùi Bá Linh, Bài giảng môn Triết học, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM 3. TS. Bùi Bá Linh, “Triết lý Âm Dương – Ngũ Hành trong nghệ thuật ẩm

thực của người Việt Nam”

4. TS. Bùi Văn Mưa, Triết học, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Khoa Lý luận Chính trị, Tiểu ban Triết học, 2010

5. ThS. BS. Lê Hoàng Sơn, Học thuyết Ngũ hành, 2006

6. Thu San – Nguyễn Thế Hùng, “Ngũ hành và Khoa học”, NXB Văn Hóa Thông tin, Hà Nội, 2007

7. GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, “Ẩm thực và Ẩm thực Việt Nam từ góc nhìn triết lý Âm Dương”, 2006

8. http://www.thoigian.com.vn 9. http://chungta.com

10. http://tailieu.vn

Một phần của tài liệu Triết lý âm dương - ngũ hành và ứng dụng trong nền ẩm thực truyền thống của người việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w