Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn đường lối đảng cộng sản Việt Nam (Trang 26)

- Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có

+ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại + cơ cấu kinh tế hợp lý

+ quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, + mức sống vật chất và tinh thần cao

+ quốc phòng, an ninh vững chắc

+ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

+ Đại hội X xác định mục tiêu tổng quát của 5 năm 2006-2010 là đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội X (2006) Đảng ta đã nêu ra nhiều quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau đây là những quan

điểm cơ bản nhất:

- Một là, công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.

+ hiện nay, tác động của cuộc CMKH-CN và xu thế hội nhập toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với đất nước. Nước ta cần phải và có thể tiến hành CNH gắn với HĐH để tiếp thu những thành tựu KH tiên tiến nhất . đồng thời rút ngắn thời gian k trỉa qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế NN sang kte CN rồi mới phát triển lên kte tri thức

+ kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và xử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kte, tạo ra của cải, nâng cao chất lg csong - Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ CNH-HĐH là sự nhiệp của toàn dân , của mọi t.p kte, trong đó kte nhà nước giũ vai trò chủ đạo . phương thức phân bổ nguồn lực để CNH đc thể hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường , trong đó ưu tiên những ngành , lĩnh vực có hiệu quả cao

+ hội nhập kte quốc tế nhằn khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ những sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế , thu hút vốn đầu tư nước ngoài , thu hút công nghệ hiện đại , học hỏi kinh nghiệm quản lí tiên tiến trên thế giới

+ kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kte va đẩy nhanh CNH- HĐH

- Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Trong 5 yếu tố chủ yếu để tăng trưởng kte, con ng là yếu tố quyết định. Lực lg cán bộ khoa học và công nghệ , khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình CNH-HĐH.

- Bốn là, lấy khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Muốn đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH gắn với phát triển kte tri thức thì phát triển khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu . phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sãng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh. Khoa học và công nghệ cung với giáo dục đc xem là quốc sách hàng đầu

- Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với

thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

+ mục tiêu của CNH và của tăng trg kte là vì con ng , vì dân giàu nước mạnh , XH công bằng , Đân chủ văn minh

+ B.vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo vệ đ.kiện sống của con ng và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững

Câu 10: Phân tích định hướng của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn?

* Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao. Gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đầy nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh.

- Tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.

* Về qui hoạch phát triển nông thôn

- Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xậy dựng các làng, bản, ấp có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.

- Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ như giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch...

- Phát huy dân chủ đi đôi với xây dựng nếp sống văn hoá, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục...

- Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở vùng có sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. - Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 11: Phân tích những bước đổi mới tư duy của Đảng về cơ chế quản lý kinh tế trước

đổi mới?

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn đường lối đảng cộng sản Việt Nam (Trang 26)