Đánh giá kết quả sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng trong bóng rổ cho học sinh lớp 11a1 trường THPT gia viễn a ninh bình (Trang 28 - 41)

Sau 2 tháng áp dụng hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật chuyền bắt bóng cho học sinh lớp 11A1 Trường THPT Gia Viễn A và kiểm tra lại các test, kết quả thu được:

Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra đánh giá kỹ thuật sau thực nghiệm.

Kỹ thuật Nhóm thực nghiệm (n=20) Nhóm đối chứng (n=20)

n Ti lệ (%) n Tỉ lệ (%)

A 11 55 7 35

B 8 40 9 45

C 1 5 5 25

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ đánh giá kỹ thuật của 2 nhóm sau thực nghiệm

Qua bảng 3.12 cho ta thấy sau 2 tháng áp dụng hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng cho nhóm thực nghiệm đã thu được kết quả khác biệt rõ ràng giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Không còn học sinh nào xếp loại kỹ thuật D ở cả 2 nhóm, kỹ thuật A, B tăng cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Hai nhóm cũng có sự chênh lệch khá rõ về tỉ lệ % kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật loại A.

Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra các test sau thực nghiệm.

các Test Kết quả NĐC δ ± X NTN δ ± X Ttính Tbảng P Chuyền bắt bóng tại chỗ bằng một tay trên cao trong

hành lang 2m

8,34 ± 0,97 10,3 ± 1,18 4,12 2,093 < 0,05

Hai người phối hợp chuyền bắt bóng bằng 2 tay

trước ngực

8,57 ± 1,03 10,8 ± 1,36 4,38 2,093 < 0,05

Chuyền bắt bóng chạy xiết phối hợp 2 bước lên rổ

Qua bảng 3.13 ta thấy sau 2 tháng áp dụng hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng thì thành tích 2 nhóm có sự thay đổi rõ ràng về thành tích. Kết quả là:

Test 1: Ttính = 4,12 > Tbảng = 2,093 Test 2: Ttính = 4,38 >Tbảng = 2,093 Test 3: Ttính = 4,84 >Tbảng = 2,093

Như vậy giữa 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng thành tích đã có sự khác biệt hẳn, sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 0,05.

Biểu đồ 3.4. Biểu diễn thành tích của 2 nhóm sau thực nghiệm

Để có kết quả khách quan hơn nữa, chúng tôi tổ chức cho 2 đội thi đấu 2 hiệp mỗi hiệp 10 phút đánh giá hiệu quả của kỹ thuật chuyền bắt bóng thông qua hiệu số quả kết thúc ném rổ.

Bảng 3.14. Kết quả thi đấu của 2 nhóm sau thực nghiệm.

Số hiệp thi đấu Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Hiệp 1 3 5

Hiệp 2 4 7

Qua bảng 3.14 ta thấy quả vào rổ sau khi thực hiện các bài tập phối hợp chuyền bắt bóng của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng từ đó ta khẳng định được rõ hơn việc nâng cao kỹ thuật chuyền bắt bóng cho các em học sinh. Qua đây chúng tôi khẳng định về hệ thống bài tập đưa ra và áp dụng là hoàn toàn đúng và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

* Bàn luận: Kết quả mà chúng tôi thu được sau toàn bộ công trình nghiên cứu mang kết quả rất khả quan, so sánh và đối chiếu với những công trình nghiên cứu khác thì thấy rằng kết quả mà đề tài chúng tôi mang lại hiệu quả cao hơn hẳn, hệ thống bài tập mà chúng tôi đưa ra là rất phù hợp với đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, thông qua số liệu thu được, qua phân tích, xử lí, đánh giá chúng tôi đi đến kết luận:

Dựa trên kiến thức chuyên môn có được trong học tập, dưa trên quan sát sư phạm các buổi tập luyện và phỏng vấn các thầy cô giáo chúng tôi lựa chọn được 5 bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bắt bóng trong Bóng rổ cho học sinh Trường THPT Gia Viễn A.

Các bài tập đó là:

Bài tập 1: Chuyền bắt bóng tại chỗ bằng một tay trên cao trong hành lang 2m.

Bài tập 2: Hai người phối hợp di động chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực.

Bài tập 3: Di chuyển theo tam giác, hình chữ nhật chuyền bắt bóng. Bài tập 4: Di động chuyền bóng và nhận bóng rổ ở góc độ khác nhau. Bài tập 5: Chuyền bắt bóng chạy siết phối hợp 2 bước lên rổ.

Sau khi công tác chuẩn bị hoàn tất chúng tôi áp dụng hệ thống bài tập này cho 20 học sinh lớp 11A1 Trường THPT Gia Viễn A - Ninh Bình và thu được kết quả như dự kiến. Nhóm đối chứng tập luyện theo phương pháp thông thường, nhóm thực nghiệm tập luyện theo phương pháp mà chúng tôi xây dựng. Qua 2 tháng thực nghiệm, sau khi kiểm tra và so sánh thành tích của 2 nhóm thì thấy có sự khác biệt rõ rệt.

Ttính > Tbảng

Như vậy thành tích giữa 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P < 0,05.

Qua kết quả này cho phép chúng tôi khẳng định rằng: Các bài tập chúng tôi lựa chọn và đưa ra hoàn toàn có ý nghĩa khoa học, nếu được áp dụng trong thực tế giảng dạy và tâp luyện môn bóng rổ cho học sinh THPT chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.

2. KIẾN NGHỊ

Đối với môn bóng rổ, là môn còn mới lạ chưa phổ biến rộng rãi như các môn thể thao khác. Các bài tập chúng tôi nghiên cứu và lựa chọn bước đầu đã khẳng định được tính hiệu quả. Để khẳng định một cách cụ thể hơn kiến nghị các bài tập đó tiếp tục ứng dụng trong quá trình giảng dạy kỹ thuật chuyền bắt bóng trong môn Bóng rổ trong quá trình giảng dạy của các thầy cô để chất lượng giảng dạy và học tập môn bóng rổ ngày một cao hơn và đáp ứng một cao nhu cầu học tập của các em và xã hội.

Do phạm vi cũng như điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài chúng tôi mới chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp. Qua đây chúng tôi mong muốn được các nhà sư phạm thể dục tiếp tục nghiên cứu, phản ánh đầy đủ hơn. Để có thể ứng dụng làm phương tiện giảng dạy với mong muốn mang lại kết quả cao hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Minh Hùng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại Học Vinh, 2000.

2. Đậu Bình Hương, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại Học Vinh.

3. Phan Sinh, Tiến trình giảng dạy, Trường Đại Học Vinh, 2000.

4. Phan Sinh, Giáo trình bóng rổ - lưu hành nội bộ, Trường Đại học Vinh, 1997.

5. Đinh Can, Kỹ thuật bóng rổ, NXB TDTT, 1976.

6. Trương Anh Tuấn, Học thuyết huấn luyện thể thao, NXB TDTT, 1996. 7. Nguyễn Bá Minh, Tâm lí học TDTT, Trường Đại học Vinh.

8. Võ Nga, Sinh lí thể dục thể thao, Trường Đại học Vinh. 9. Trần Văn Mạnh, Giáo Trình Bóng Rổ, NXB TDTT, 1997.

10. Phạm Danh Tốn, Nguyễn Toán, Lý luận và phương pháp giáo dục thể

chất, NXb TDTT Hà Nội, 1993.

11. Mai Văn Muôn, Cơ Sở lý luận và thực tiễn của thể thao dân tộc Việt

Nam, NXB TDTT.

13. Lưu Quang Hiệp, Lê văn Xem, Sinh lí học thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội, 1991.

14. Nguyễn Đức Văn, Phương pháp toán học thống kê trong TDTT, NXB Hà Nội, 2000.

PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa GDTC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --- --- PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi ông (bà):... Đơn vị công tác:... Chức vụ: ... Tuổi:...

Để giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu và góp phần nâng cao công tác giảng dạy, huấn luyện khả năng chuyền bắt bóng cho học sinh Trường THPT Gia Viễn A. Chúng tôi rất mong có sự giúp đỡ của ông (bà) trả lời những vấn đề mà chúng tôi nêu ra sau đây. Phương án đề ra cuả chúng tôi, nếu đồng ý xin ông (bà) đánh dấu x vào ô vuông những câu hỏi được sử dụng dưới đây. Chúng tôi tin chắc những câu trả lời của ông (bà) là những ý kiến quý giá giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông (bà)! Câu hỏi : Xin Ông (bà) cho biết để nâng cao kỹ thuật chuyền bắt bóng trong bóng rổ nên sử dụng các bài tập nào dưới đây: 1. Chuyền bắt bóng tại chỗ bằng 1 tay trên cao trong hành lang 2m. 2. Di động chuyền bắt bóng 2 bước ném rổ.

3. Hai người phối hợp di động chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. 4. Chuyền đập đất.

5. Di chuyển theo tam giác, hình chữ nhật chuyền bắt bóng. 6. Chống đẩy các ngón tay.

7. Di động chuyền bóng và nhận bóng ném rổ ở góc độ khác nhau. 8. Ném bóng trúng đích.

9. Chuyền bắt bóng chạy siết phối hợp 2 bước lên rổ. 10. Chuyền bóng trúng đích.

Vinh, ngày… tháng… năm 2010 Người phỏng vấn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa GDTC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --- --- PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi ông (bà):... Đơn vị công tác:... Chức vụ: ... Tuổi:...

Để giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu và góp phần nâng cao công tác giảng dạy, huấn luyện khả năng chuyền bắt bóng cho học sinh Trường THPT Gia Viễn A. Chúng tôi rất mong có sự giúp đỡ của ông (bà) trả lời những vấn đề mà chúng tôi nêu ra sau đây. Phương án đề ra cuả chúng tôi, nếu đồng ý xin ông (bà) đánh dấu x vào ô vuông những câu hỏi được sử dụng dưới đây. Chúng tôi tin chắc những câu trả lời của ông (bà) là những ý kiến quý giá giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông (bà)! Câu hỏi 1: Để tiến hành các phương pháp, bài tập đã lựa chọn vào thực nghiệm cho phù hợp, theo Thầy (cô) số buổi tập trong tuần là bao nhiêu? 1 buổi 2 buổi 3 buổi 4 buổi 5 buổi Câu hỏi 2: Để bố trí thời gian phù hợp với công tác giảng dạy mang lại kết quả cao không gián đoạn tập luyện. Theo Thầy (cô) thời gian tập luyện trong một buổi nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng cho học sinh là bao nhiêu? 10- 15 phút 15- 20 phút 20- 25 phút 25- 30 phút

Vinh, ngày… tháng… năm 2010 Người phỏng vấn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa GDTC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --- --- PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi ông (bà):... Đơn vị công tác:... Chức vụ: ... Tuổi:...

Để giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu và góp phần nâng cao công tác giảng dạy, huấn luyện khả năng chuyền bắt bóng cho học sinh Trường THPT Gia Viễn A. Chúng tôi rất mong có sự giúp đỡ của ông (bà) trả lời những vấn đề mà chúng tôi nêu ra sau đây. Phương án đề ra cuả chúng tôi, nếu đồng ý xin ông (bà) đánh dấu x vào ô vuông những câu hỏi được sử dụng dưới đây. Chúng tôi tin chắc những câu trả lời của ông (bà) là những ý kiến quý giá giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông (bà)! Câu hỏi: Trong quá trình thực nghiệm, theo Thầy (cô) nên sử dụng các test kiểm tra nào sau đây: 1. Chuyền bắt bóng tại chỗ bằng 1 tay trên cao trong hành lang 2m. 2. Hai người phối hợp di động chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. 3. Di chuyển theo tam giác, hình chữ nhật chuyền bắt bóng. 4. Di động chuyền bóng và nhận bóng ném rổ ở góc độ khác nhau. 5. Chuyền bắt bóng chạy siết phối hợp 2 bước lên rổ. Vinh, ngày… tháng… năm 2010 Người phỏng vấn

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN GDTC : Giáo dục thể chất TDTT : Thể dục thể thao XHXN : Xã hội chủ nghĩa THPH : Trung học phổ thông UB : Uỷ ban

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...4

1.1. Bóng rổ ở Việt Nam...4

1.2 Đặc điểm của môn bóng rổ...4

1.3. Điều kiện phát triển, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của Trường Gia Viễn A – Ninh Bình...5

1.4. Kỹ thuật chuyền bắt bóng...6

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU...7

2.1. Phương pháp nghiên cứu...7

2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu...7

2.1.2. Phương pháp quan sát...8

2.1.3. Phương pháp phỏng vấn...8

2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...8

2.1.5. Phương pháp toán học thống kê...9

2.2. Tổ chức nghiên cứu...10

2.2.1. Thời gian nghiên cứu...10

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu...10

2.2.3. Địa điểm nghiên cứu...10

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...11

3.1. Cơ sở lý luận và thực trạng về việc sử dụng kỹ thuật chuyền bắt bóng của các em Học sinh Trường THPH Gia Viễn A...11

3.1.1. Cơ sở lý luận...11

3.1.1.1. Đặc điểm tâm lý của Học sinh THPH...11

3.1.1.2. Cơ sở sinh lí của học sinh THPT...12

3.1.2. Thực trạng trong việc sử dụng kỹ thuật chuyền bắt bóng của các em

học sinh Trường THPT Gia Viễn A...15

3.1.2.1. Khảo sát thực trạng học môn bóng rổ của học sinh trường THPT Gia Viễn A...15

3.1.2.2. Thực trạng về kỹ thuật chuyền bắt bóng của học sinh lớp 11A1 Trường THPT Gia Viễn A...16

3.2. Nghiên cứu các bài tập đã chọn để nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng cho học sinh lớp 11A1 Trường Gia Viễn A...19

3.2.1. Tổ chức thực nghiệm...21

3.2.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm...27

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...31

Kết luận...31

Kiến nghị...32

TÀI LIỆU THAM KHẢO...33

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra thực trạng việc học môn bóng rổ của học sinh

khối 11 Trường THPT Gia Viễn A: (n =40)...15

Bảng 3.2: Các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng...16

Bảng 3.3 Những sai lầm thường mắc của học sinh khi học bóng rổ...17

Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn những bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bắt bóng...18

Bảng 3.5 Lựa chọn các test kiểm tra chuyền bắt bóng cho học sinh lớp 11A1 Trường THPT Gia Viễn A...20

Bảng 3.6. Phỏng vấn số buổi tập trong tuần (n=5)....21

Bảng 3.7 Kết quả phỏng vấn thời gian tập trong tuần. (n=5)...22

Bảng 3.8 Thông số đánh giá kỹ thuật...23

Bảng 3.9 Lịch tập luyện trong 8 tuần thực nghiệm...25

Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra đánh giá kỹ thuật trước thực nghiệm....26

Bảng 3.11 Kết quả thành tích các test trước thực nghiệm....27

Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra đánh giá kỹ thuật sau thực nghiệm....27

Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra các test sau thực nghiệm....28

Bảng 3.14. Kết quả thi đấu của 2 nhóm sau thực nghiệm....29

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ đánh giá kỹ thuật của 2 nhóm trước thực nghiệm...26

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ đánh giá kỹ thuật của 2 nhóm sau thực nghiệm...28

Một phần của tài liệu Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng trong bóng rổ cho học sinh lớp 11a1 trường THPT gia viễn a ninh bình (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w