1.Về doanh nghiệp.
+ Xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp: để thâm nhập được thị trường có những yêu cầu đòi hỏi khắt khe như thị trường Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp cần phải có sự đầu tư ,nghiên cứu kĩ lưỡng, từ đó đề ra các biện pháp, chiến lược thích hợp với khả năng, trình độ của mình. Phải có cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn, kèm theo các biện pháp, công cụ cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Để các doanh nghiệp chủ động và phát huy tối đa khả năng hoạt động của mình thì các doanh nghiệp nên đặt đại lý của công ty mình tại Mỹ, ở tiểu bang nơi có cửa khẩu nhập hàng.
+ Xúc tiến thương mại: đây là một trong những khâu yếu nhất trong các doanh ngiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp chủ động tháo gỡ bị động vì thiếu nhân lực làm marketing, họ cần phải xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, ví dụ như lập cửa hàng, siêu thị, nhà kho ở Mỹ để các doanh nghiệp đưa hàng sang bán ...
+ Đổi mới công nghệ công tác quản lý, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh: để đạt được mục tiêu thâm nhập vào thị trường Mỹ, một vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm là việc đổi mới công tác quản lý, áp dụng phương thức kinh doanh mới hiện đại, đồng thời đổi mới công nghệ sao cho phù hợp với khả năng tài chính của công ty cho phép mà lại đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của hàng hóa cũng như mẫu mã, kiểu cách của thị trường.
2.Về chính phủ
+ Giải pháp cần thực thi để khắc phục tình trạng khó khăn của ngành may mặc là phải tháo bỏ các rào cản:
- Bộ thương mại nên bỏ ra chí phí vài ba triệu USD cho công tác xúc tiến thương mại.
- Bộ thương mại phải bãi bỏ ngay các loại phí liên quan đến hạn ngạch, điều chỉnh cơ chế quản lý hạn ngạch, phối hợp với Bộ tài chính và Tổng cục hải quan để đơn giản hóa thủ tục hành chính, bãi bỏ lệ phí liên quan đến xuất xứ hàng hóa, thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế.
- Bộ thương mại cần tiếp tục thương lượng với Mỹ để mở rộng thị trường cho ngành may mặc Việt Nam như điều chỉnh tăng hạn ngạch với mặt hàng may mặc của Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu ,khuyến khích các doanh nghiệp không thực hiện được hạn ngạch xuất khẩu nên hoàn trả hạn ngạch trước ngày 31/8 /02để điều chỉnh sang cho các doanh nghiệp khác
- Chính phủ cần xem xét cơ chế ‘vải, nguyên phụ liệu” sản xuất trong nước cho ngành may xuất khẩu cũng sẽ được tính thuế như với hàng xuất khẩu, cơ chế này nên thực hiện để có thể kích thích đầu tư trong ngành sản xuất vải và nguyên phụ liệu cho ngành may, bởi vì hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam phải nhập một số nguyên phụ liệu để tăng chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về bên đối tác.
- Với ngành Bông, Nhà nước cũng nên có chính sách như Trung Quốc hỗ trợ đến 60 cent cho một kg bông làm cho giá thành sản xuất vải rẻ hơn ,sản phẩm may vì thế cạnh tranh rất tốt với các nước khác.
- Hiện nay chi phí cho sản phẩm may mặc Việt Nam còn cao, nên sức cạnh tranh còn kém, do vậy các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu cần phải giảm chi phí, muốn giảm chi phí thì cần sự hỗ trợ của Nhà Nước như: cắt giảm chi phí điên, giảm thủ tục hành chính ...
đầu tiên xuất khẩu hàng sang Mỹ.
+ Chúng ta cũng phải dần dần loại bỏ những mặt hàng quản lý hạn ngạch, tiếp tục đưa thêm các mặt hàng trong 9 mặt hàng còn quản lý hạn ngạch vào áp dụng quản lý tự động để các doanh để các doanh nghiệp tự cạnh tranh nhau và thích nghi dần với cơ chế tự do nhằm chuẩn bị hội nhập
+ Tiếp tục theo dõi sát tình hình thực hiện hạn ngạch và nếu như hết háng 6/2002 những mặt hàng nào thực hiện đạt dưới 30% hạn ngạch thì sẽ xem xét chuyển giấy phép được cấp hoạt động cho doanh nghiệp xuất khẩu khác. Mục đích là để khai thác tối đa khả năng của những doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu mà chưa có hạn ngạch ,đồng thời để chống các doanh nghiệp được phân bổ hạn ngạch nhưng không có thị trường vẫn găm giữ hạn ngạch.
+ Bộ tài chính nên xem xét để giảm giá mức trúng thầu của các doanh nghiệp. Bởi hiện nay giá trúng thầu đã vượt giá thực tế trên thị trường đến 30%, nếu như cứ để giá đấu thầu ở mức cao hơn giá thị trường thì doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ và không có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, cũng như các doanh nghiệp không có khả năng tái đầu tư lại.
Nhà nước cần hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, lập quĩ cho vay ưu đãi để các doanh nghiệp chủ đông hơn trong khi thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Biện pháp này của Chính Phủ rất cần cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra Nhà nước cần có Tổ chức tư vấn bởi hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ đều rất thiếu thông tin về thị trường, khả năng Maketting yếu kém. Từ đó các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam có định hướng rõ ràng hơn khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại nghiên cứu thị trường may mặc Hoa Kỳ để tăng sự hiểu biết về thị trường này có tác dụng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ. Đồng thời hoạt động này có tác động không nhỏ đến tăng cán cân thanh toán quốc tế và sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên Mỹ là một thị trường đòi hỏi cao và nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, hệ thống pháp luật phức tạp nhưng lại rất chặt chẽ và một nền văn hóa đa sắc tộc. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi bước vào thị trường đầy tiềm năng này.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thiếu các thông tin về thị trường, thiếu hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế và thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế nên thường bị ép giá, giao hàng không đúng thời hạn, chậm đổi mới mẫu mã sản phẩm…Đã làm cho sức cạnh tranh vốn rất yếu kém của hàng may mặc Việt Nam càng khó có thể thâm nhập một cách có hiệu quả vào thị trường này. Đây cũng là một trong những trở ngại đáng kể, nhưng trở ngại này cũng không phải là không thể khắc phục được nếu có sự hỗ trợ tích cực về phía hai Chính Phủ (Chính Phủ Việt Nam là chủ yếu).
Để khắc phục được các nhược điểm và phát huy các ưu điểm còn tồn tại trong các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc Việt Nam, ngoài sự hỗ trợ về Chính Phủ như: cấp kinh phí cho xúc tiến thương mại, thương lượng với Chính Phủ Mỹ để điều chỉnh tăng hạn ngạch, giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ tài chính… Đồng thời doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam phải nỗ lực cố gắng hết sức (xây dựng mục tiêu chiến lược hợp lí, phát huy tối đa khả năng sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng hoạt động Marketting đạt hiệu quả nhất).
trường Hoa Kỳ sẽ tăng lên khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được Chính Phủ hai nước phê chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, giúp hoàn thành CNH-HĐH đất nước.