đối tƣợng khảo sát Số ngƣời trả lời tƣơng
ứng với các mức độ
đồng ý (điểm) trung Điểm bình
Số ngƣời trả lời tƣơng ứng với các mức độ
đồng ý (điểm) trung Điểm bình
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
1
Các công nhân vận hành và cơ điện đảm bảo đầy đủ cho hoạt động sản xuất và sửa chữa, bảo trì.
0 0 10 19 7 3.92 0 4 23 38 9 3.7 3.77
2
Khối lượng sản phẩm được đo lường phù hợp yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật.
0 0 0 7 29 4.81 0 0 0 52 22 4.3 4.47
3
Các thiết bị đo lường đảm bảo đầy đủ cho hoạt động sản xuất và giám sát
0 2 11 17 6 3.75 4 14 17 28 11 3.38 3.5
4
Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đo lường được thực hiện đúng kế hoạch
0 1 12 14 9 3.86 2 9 12 37 14 3.7 3.75
(Nguồn phụ lục 2)
2.2.2.11 Công tác đào tạo nhân lực về an toàn thực phẩm
Để đảm bảo rằng tất cả các nhân viên thực hiện công việc có ảnh hưởng đến tính an toàn và hợp pháp của sản phẩm và thực hiện công việc một cách thành thạo, công ty chú trọng đến các hình thức đào tạo:
Đào tạo, huấn luyện nhân sự mới tuyển dụng về kiến thức cơ bản và thực hành về chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian thử việc. Hình thức đào tạo này giúp cán
bộ công nhân viên có đủ năng lực thực hiện công việc tại vị trí đảm nhận, đặc biệt là các vị trí công việc có liên quan đến tính an toàn và hợp pháp của sản phẩm. Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng công tác ở các vị trí công việc có ảnh hưởng đến tính an toàn và hợp pháp của sản phẩm;
Cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm cho công nhân viên; kiến thức an toàn khi sử dụng hóa chất; kiến thức dinh dưỡng cho thực phẩm chế biến.
Hiện nay, công ty xác định nhu cầu đào tạo bằng cách tổng hợp yêu cầu đào tạo do trưởng các phòng ban lập. Trưởng các phòng ban tự đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên để lập phiếu yêu cầu đào tạo gửi phòng nhân sự. Phòng nhân sự dựa vào tổng hợp yêu cầu đào tạo từ các phòng ban và ngân sách đào tạo để tiến hành lập kế hoạch đào tạo trình ban lãnh đạo phê duyệt.
Bảng 2.20 Kết quả khảo sát cán bộ công nhân viên về công tác đào tạo nhân lực về an toàn thực phẩm tại Công ty Acecook VN-CN TP.HCM
STT Nội dung khảo sát
Cấp quản lý và nhân viên chuyên trách về hệ thống chất lƣợng Nhân viên khác Điểm trung bình của tất cả các đối tƣợng khảo sát Số ngƣời trả lời tƣơng ứng với các mức độ đồng ý (điểm) Điểm trung bình Số ngƣời trả lời tƣơng ứng với các mức độ đồng ý (điểm) Điểm trung bình 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1
Năng lực của anh/chị đáp ứng được yêu cầu của công việc
0 0 2 15 19 4.47 0 0 5 26 43 4.51 4.5
2
Hoạt động đào tạo về an toàn thực phẩm của công ty phù hợp nhu cầu về chuyên môn của anh/chị
0 0 10 18 8 3.94 1 6 9 41 17 3.91 3.92
(Nguồn phụ lục 2)
Qua kết quả khảo sát, công tác đào tạo về an toàn thực phẩm của công ty được quan tâm và đã giúp cán bộ công nhân viên có đủ năng lực hoàn thành tốt
công việc tại vị trí đảm nhận (điểm trung bình: 4.5/5), đồng thời đáp ứng được nhu cầu đào tạo của tất cả cán bộ công nhân viên của công ty về chuyên môn (điểm trung bình 3.92/5) (bảng 2.20). Ngoài ra, cũng có một số ý kiến góp ý nên tăng cường các lớp phổ biến và tập huấn quy trình làm vệ sinh, quy trình vệ sinh cá nhân theo quy định của công ty để giúp nâng cao ý thức tuân thủ của cán bộ công nhân viên.
2.2.3 Đánh giá chung về thực trạng hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm tại Công ty Acecook VN-CN TP.HCM
Qua việc phân tích thực trạng vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm tại nhà máy mì ăn liền của công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, có thể thấy sự vận hành của hệ thống quả lý chất lượng của công ty hiện nay có những thành tựu và hạn chế sau:
2.2.3.1 Những thành tựu đạt đƣợc
Lãnh đạo cấp cao của công ty đã cam kết thực hiện hệ thống quản lý chất lượng thông qua việc xây dựng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, và thực hiện xem xét của lãnh đạo theo định kỳ.
Trách nhiệm của các phòng ban, của các cán bộ công nhân viên đã được phân chia rõ ràng, mọi người hiểu rõ được trách nhiệm của mình.
Hệ thống HACCP đã xác định được các mối nguy, các điểm kiểm soát tới hạn, các giới hạn tới hạn và thiết lập được hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn cũng như biện pháp khắc phục phòng ngừa phù hợp.
Công tác đánh giá nội bộ của công ty trong thời gian qua được thực hiện nghiêm túc và có kế hoạch rõ ràng.
Công tác truy vết hiện tại được thực hiện tốt mặc dù sử dụng phương pháp truyền thống truy vết thủ công dựa trên hồ sơ lưu trữ việc kiểm soát chất gây dị ứng có quy trình rõ ràng.
Quy trình sản xuất, các thông số của quy trình sản xuất, các thông số cần kiểm tra trong khi sản xuất và các yêu cầu đặc biệt khác được xác định khi sản xuất thử nghiệm và được theo dõi, giám sát trong quá trình sản xuất.
Công tác đào tạo của công ty đã giúp cán bộ công nhân viên có đủ năng lực hoàn thành tốt công việc tại vị trí đảm nhận và đáp ứng được nhu cầu nâng cao kiến thức chuyên môn về an toàn thực phẩm cho cán bộ công nhân viên.
2.2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân
Mục tiêu chất lượng ở các phòng ban được thực hiện tốt do chưa huy động được toàn bộ các cán bộ công nhân viên tham gia xây dựng mục tiêu, chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu và các chế độ khen thưởng, đãi ngộ của công ty cũng chưa góp phần thúc đẩy các nhân viên và các phòng ban thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Các chương trình tiên quyết chưa thực sự là nền tảng vững chắc cho hệ thống HACCP vì công ty chưa chủ động đầu tư nâng cấp trang thiết bị, nhà máy để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc trong khu vực sản xuất chưa ý thức cao trong vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp, tự giác chấp hành các qui định của công ty.
Quy định, quy trình và hướng dẫn công việc còn dài dòng, khó nhớ, không còn phù hợp với thực nên chưa được thực hiện tốt. Ngoài ra, luật thực phẩm của các quốc gia xuất khẩu chưa được chủ động cập nhật. Công tác kiểm soát việc mượn hồ sơ chưa chặt chẽ dẫn đến hồ sơ bị mất mát, truy cập hồ sơ gặp khó khăn, không tìm được ở vị trí lưu trữ.
Công tác đánh giá nội bộ chỉ mới dừng lại ở việc xem xét tình hình thực hiện so với tiêu chuẩn vì chưa tiến hành phân tích kết quả đánh giá nội bộ để thấy xu hướng của kết quả và tìm ra nguyên nhân cốt lõi.
Việc truy vết thủ công theo phương pháp truyền thống gây mất nhiều thời gian do dựa vào hồ sơ, giấy tờ là chủ yếu. Để hòa nhập vào thị trường thế giới, công ty cần sử dụng công nghệ hiện đại hơn là sử dụng phương pháp thủ công này. Công tác kiểm soát quy trình sản xuất chưa được đảm bảo do tính sẵn sàng của các thiết bị đo lường và theo dõi sản xuất chưa cao và thường hư hỏng vì chưa được bảo trì, bảo dưỡng đúng kế hoạch.
Tóm tắt chương 2: Sau một thời gian nỗ lực xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm BRC, công ty đã có những thành công đáng kể như lãnh đạo cấp cao của công ty đã cam kết thực hiện hệ thống quản lý chất lượng; trách nhiệm của các phòng ban, của các cán bộ công nhân viên đã được phân chia rõ ràng; kế hoạch HACCP đã xây dựng phù hợp; công tác đánh giá nội bộ của công ty được thực hiện nghiêm túc; công tác truy vết hiện tại được thực hiện tốt; quy trình sản xuất được theo dõi, giám sát; công tác đào tạo của công ty đã giúp cán bộ công nhân viên có đủ năng lực hoàn thành tốt công việc tại vị trí đảm nhận.
Tuy nhiên, nhìn chung, việc áp dụng hệ thống quản lý này vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân sâu xa của các hạn chế trong việc áp dụng hệ thống này một cách máy móc, hình thức và do nhiều CBCNV chưa thực sự thấu hiểu về lợi ích lâu dài của hệ thống ngoài những mục tiêu rõ ràng nhất về đảm bảo chất lượng dịch vụ và có chứng chỉ để gia nhập thị trường Châu Âu và thế giới hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
Trong chương 2 tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống chất lượng theo Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm BRC. Các nội dung chủ yếu bao gồm:
- Giới thiệu vài nét về Công ty Aceook Việt Nam – CN TP.HCM.
- Phân tích thực trạng giá thực trạng hệ thống chất lượng theo Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm BRC tại Công ty Aceook Việt Nam – CN TP.HCM.
- Đánh giá thành tựu và hạn chế trong quá trình áp dụng hệ thống chất lượng theo Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm BRC tại Công ty Aceook Việt Nam – CN TP.HCM.
Những nội dung nêu trên chính là cơ sở để đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chất lượng theo Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm BRC tại Công ty Aceook Việt Nam – CN TP.HCM.
Chƣơng 3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG THEO TIÊU CHUẨN TOÀN CẦU VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM BRC TẠI CÔNG TY ACECOOK VN – CN TP.HCM
3.1 Quan điểm chất lƣợng và định hƣớng phát triển của công ty 3.1.1 Quan điểm chất lƣợng
“Biểu tượng của chất lượng” là tôn chỉ mà công ty đã đặt ra ngay từ ban đầu và kiên định trong suốt quá trình phát triển. Theo quan điểm công ty, sản phẩm chất lượng là mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm hương vị thơm ngon, đa dạng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm BRC là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của công ty với thị trường quốc tế.
Khi hệ thống quản lý chất lượng của công ty vận hành theo Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm BRC đảm bảo sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ từng công đoạn trong toàn bộ quy trình sản xuất và loại bỏ mọi nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ quy trình sản xuất và cung cấp sản phẩm.
3.1.2 Định hƣớng phát triển của công ty
Để theo đuổi quan điểm chất lượng đã đặt ra, công ty đã đưa ra các định hướng phát triển trong tương lai:
Đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu và mở rộng, hiện đại hóa, tự động hóa, chuyên nghiệp hóa, bảo đảm hoạt động đầu tư có hiệu quả, trở thành công ty chế biến thực phẩm tổng hợp hàng đầu Việt Nam.
Hướng đến tương lai, nền công nghệ tự động phát triển của Nhật Bản sẽ được chuyển giao, ứng dụng sang Acecook Việt Nam góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành sản xuất thực phẩm Việt Nam. Những sản phẩm mới được ra đời với chất lượng cao hơn, ngon hơn, bổ dưỡng, đa dạng hơn tạo nét văn hóa ẩm thực mới cho nhịp sống tương lai.
Triển khai và duy trì chính sách chất lượng, Công ty cam kết cung cấp những sản phẩm có chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tích cực tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước, tiến hành những hoạt động quảng bá để khách hàng trên toàn thế giới biết đến và tin dùng.
3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm BRC tại Công ty Acecook VN – CN TP.HCM
3.2.1 Cải thiện công tác xây dựng và thực hiện mục tiêu 3.2.1.1 Công tác xây dựng mục tiêu
Do không huy động toàn bộ cán bộ công nhân viên của từng phòng ban tham gia xây dựng mục tiêu của phòng ban đó nên phần lớn cán bộ công nhân viên không nắm rõ mục tiêu, dẫn đến không có ý thức trách nhiệm phải hoàn thành mục tiêu. Vì thế, khi xây dựng mục tiêu của các bộ phận, phòng ban cần phải huy động sự tham gia của tất cả cán bộ công nhân viên. Một khi các cán bộ công nhân viên tham gia xây dựng mục tiêu của các phòng ban, bộ phận thì họ sẽ có cơ hội phân tích rõ hơn và thấu hiểu chính sách và mục tiêu chất lượng của công ty hơn. Từ đó, các cán bộ công nhân viên có ý thức hơn về việc hoàn thành các mục tiêu do chính mình góp phần xây dựng nên.
Các phòng ban khi xây dựng mục tiêu cần cân nhắc kỹ vì mục tiêu chất lượng phải xuất phát từ mục tiêu của công ty và phù hợp với chính sách chất lượng. Các mục tiêu khi xây dựng phải thỏa mãn các yêu cầu: nội dung của mục tiêu chất lượng phải cụ thể, có xác định thời gian hoàn thành rõ ràng, phải đo lường được kết quả rõ ràng và phải phù hợp với năng lực thực tế của công ty.
3.2.1.2 Công tác lập kế hoạch thực hiện và theo dõi quá trình thực hiện mục tiêu
Các mục tiêu được xây dựng nhưng không có kế hoạch cụ thể gây khó khăn cho việc theo quá trình thực hiện mục tiêu. Do đó, tương ứng với từng mục tiêu lập ra ở trên, cần lập kế hoạch thực hiện bao gồm các nội dung công việc, nhiệm vụ cụ
thể, thời gian thực hiện bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc, ai làm, làm như thế nào, thời điểm báo cáo kết quả. Tiến độ thực hiện cũng phải được theo dõi, xem xét hàng quý hoặc 06 tháng/lần nhằm phân tích tình hình thực hiện mục tiêu chất lượng và có giải pháp kịp thời khi tiến độ thực hiện không như mong muốn. Khi mục tiêu có xu hướng không đạt cần đưa ra các hành động khắc phục tương ứng.
Ngoài việc cải tiến việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, công ty cần xem xét đến việc xây dựng chính sách khen thưởng, chế tài gắn liền với việc thực hiện mục tiêu chất lượng. Một trong những lý do dẫn đến công ty và các phòng ban, bộ phận không đạt mục tiêu chất lượng đưa ra, đó là thiếu biện pháp thúc đẩy, động viên, chế tài. Đối với chính sách khen thưởng và trả lương hiện nay của công ty, dù đạt mục tiêu hay không đạt mục tiêu thì các cán bộ công nhân viên vẫn được hưởng đúng mức lương theo hợp đồng lao động. Như vậy, sẽ không tạo được động lực, sự cố gắng để đạt mục tiêu đề ra.
Do đó, công ty cần bổ sung chỉ tiêu đánh giá kết quả công việc bao gồm chỉ tiêu mức độ hoàn thành mục tiêu chất lượng vào hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả công việc hàng tháng của cán bộ công nhân viên để xác định phần lương mềm cho từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, công ty cần đưa ra một chính sách khen thưởng theo định kỳ. Hàng năm, công ty nên đưa ra một quỹ thưởng cho từng phòng ban, từng bộ phận. Tỉ lệ đạt mục tiêu chất lượng như thế nào thì các bộ phận sẽ nhận được mức thưởng với tỉ lệ khen thưởng tương đương. Như vậy sẽ tạo được động lực thúc đẩy mọi