Phương pháp giáo dục bằng bùng nổ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA MAKARENKO (Trang 27)

Khi giải thích nghệ thuật giáo dục bằng "bùng nổ", Makarenko đã viết:

“Tôi nói "bùng nổ" không có nghĩa là đặt một gói bộc phá dưới chân một người nào đó, châm ngòi rồi bò chạy, đề cho người đó nổ tung ra. Tôi muốn nói tới một tác động bất thần làm đảo lộn hoàn toàn mọi ước muốn của con người, mọi nguyện vọng của họ”.

Theo kinh nghiệm của Makarenko, chúng ta có thể hiểu đó là phương pháp mà nhà sư phạm dùng những tác động mạnh đặc biệt, bất thần tạo ra những chuyển biến về mặt tâm lý, điều chỉnh quá trình hưng phấn và ức chế để phá vỡ những suy nghĩ, thói quen, hành vi xấu, tạo ra những suy nghĩ, những tình cảm hành vi mới theo yêu cầu giáo dục..

Ông đã sử dụng phương pháp này trong việc tiếp nhận những học sinh mới tới trại bằng việc tổ chức đón tiếp thật trọng thể, nghiêm trang, tổ chức, đốt quần áo cũ v.v… Ví dụ ông đã trao cho Karabanốp đi lĩnh tiền cho trại bằng những bùng nổ liên tiếp: Trao cho giấy giới thiệu, ngân phiếu, cả ngựa, lại cả súng (tưởng chừng như là một sự liều lĩnh) - khi nhận tiền, Makarenko lại không đếm mặc dù em yêu cầu ông đếm. Rồi ông lại tuyên bố tiếp "Từ nay em sẽ là người đi lấy tiền ở ngân hàng cho trại... Và quả thực từ đó ông trao cho em đi lĩnh thật. Nhờ những tác động mạnh, bất thần, liên tiếp đó đã làm mất đi ở em các mặc cảm ở trại không ai tin em vì thấy em ăn cắp, phá phách. Nhưng sau

những cú bùng nổ của Makarenko - thể hiện lòng tin đối với em, đã làm cho em suy nghĩ và hành động để không phụ lòng tin của ông - chính là niềm tin của tập thể đối với em.

Cần lưu ý là: Theo quan điểm của Makarenkô phương pháp bùng nổ là nghệ thuật giáo dục cá biệt, đối với giáo dục lại là tác động cá nhân. Nhưng kết quả vận dụng của các nhà giáo dục Việt Nam cho thấy đây là phương pháp có thể dùng với cá nhân và cả tập thể, với cả trường hợp không tốt và cả đối tượng và tập thể tiên tiến. Vì sao vậy? Như chúng ta đã biết giáo dục là một quá trình tích lũy từ lượng để dẫn tới biến đổi về chất; bằng "bùng nổ" liên tiếp và có hệ thống, có thể đẩy (kích) quá trình giáo dục phát triển nhanh hơn.

Vấn đề quan trọng nhất của việc sử dụng phương pháp "bùng nổ" là chọn thời cơ (thời điểm bùng nổ) chính xác, đúng lúc (bỏ lỡ thời cơ thì không thể bùng nổ). Phải bắt chớp thời cơ. Phải xây dựng nội dung bùng nổ một cách hệ thống, liên tiếp, cường độ tác động mạnh theo một ý định. Ví dụ, hình thành tình cảm yêu nghề sư phạm, các nhà giáo Việt Nam đã tạo ra những hoạt động, những tác động mạnh liên tiếp để gây những xúc cảm nghề nghiệp của cá nhân và cả tập thể lớp.

Trên đây chỉ giới thiệu một vài phương pháp giáo dục của Makarenko. Trên thực tế, Makarenko sử dụng rất nhiều cách giáo dục rất phong phú, đa dạng. Cần chú ý rằng, theo Makarenko - không có một phương pháp nào là vạn năng cũng như không có một nhà giáo dục nào đủ tài đào tạo nên những con người mới XHCN, vì vậy, cần kết hợp, vận dụng tổng hợp các phương pháp.

- Tất cả các phương pháp giáo dục về mục đích là giáo dục nhân cách những con người cụ thể nhưng đều cần tiến hành thông qua tập thề cơ sở (lớp học) và tập thể lớn (trường học, xã hội).

- Đối với phương pháp nào thì vai trò của nhà sư phạm cũng rất quan trọng, đòi hỏi nhà sư phạm phải mẫu mực, có uy tín, có bản lĩnh, giầu kinh nghiệm và lý luận, phải có nhạy cảm sư phạm, linh hoạt, lạc quan và nhân đạo v. v...

* Liên hệ thực tiễn giáo dục Việt Nam

Như chúng ta đã biết, ngày nay, các phương pháp giáo dục ở Việt Nam khá đa dạng. Cả ba phương pháp mà Makarenko đề xướng đều được áp dụng tại giáo dục Việt Nam. Hệ thống lý luận về ba phương phương pháp được các nhà giáo dục Việt Nam đề cập hầu như không có sự khác biệt gì so với những gì Makarenko nêu ra mặc dù ở thực tế tùy trường hợp sẽ có sự linh động, ứng biến phù hợp.

PHỤ LỤC

NHỮNG CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CỦA MAKARENKO

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA MAKARENKO (Trang 27)