với MUR.
Niken có trong các hợp chất thường có lẫn các kim loại như Co, Mg, Cu, Fe, Pb,…Do đó với mục đích nghiên cứu sự tạo phức của Ni với MUR và xét khả năng ứng dụng thực tế của đề tài, tôi xét sự ảnh hưởng của các cation đến sự tạo phức Ni(II)-MUR
Để khảo sát sự ảnh hưởng của các cation đến quá trình tạo phức giữa Ni(II) với MUR tại pH = 9,5 và λ = 476 nm, tôi tiến hành đo mật độ quang của dung dịch phức Ni(II)-MUR có ion cản trở với nồng độ tăng dần, từ đó tìm ra giới hạn ảnh hưởng của các ion. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị một dãy dung dịch có nồng độ:
CNi(II)= 2.10-5M; CMUR = 4.10-5 và thêm ion cản trở với nồng độ tăng dần. Đo mật độ quang của các dung dịch phức đó ở pH = 9,5, λ = 476 nm so với phông là dung dịch MUR được chuẩn bị trong cùng điều kiện.
3.4.5.1. Ảnh hưởng của Co2+
Bảng 9: Ảnh hưởng của Co2+ đến sự tạo phức của Ni(II)-MUR.
STT CCo(II).105M CCo(II)/CNi(II) ∆A
1 0 0 0.316 2 0.1 1/20 0.316 3 0.2 1/10 0.321 4 0.4 1/5 0.36 5 1.2 3/5 0.323 6 1.6 4/5 0.333 7 2 1 0.42
Từ bảng trên ta thấy CCo(II)> 0,2.10-5M bắt đầu ảnh hưởng đến sự tạo phức Ni(II)-MUR.
3.4.5.2. Ảnh hưởng của Mg2+
36
STT CMg(II).105M CMg(II)/CNi(II) ∆A
1 0 0 0.327 2 0.1 1/20 0.327 3 0.2 1/10 0.328 4 0.4 1/5 0.335 5 0.8 2/5 0.336 6 1.2 3/5 0.343 7 2 1 0.346
Từ bảng trên ta thấy CMg(II)> 0,2.10-5M bắt đầu ảnh hưởng đến sự tạo phức Ni(II)-MUR.
3.4.5.3. Ảnh hưởng của Cu2+
Bảng 11: Ảnh hưởng của Cu2+ đến sự tạo phức của Ni(II)-MUR.
STT CCu(II).105M CCu(II)/CNi(II) ∆A
1 0 0 0.246 2 0.1 1/20 0.246 3 0.4 1/5 0.262 4 1.2 3/5 0.312 5 1.6 4/5 0.331 6 2 1 0.352 7 2.4 6/5 0.393
Từ bảng trên ta thấy CCu(II)> 0,4.10-5M bắt đầu ảnh hưởng đến sự tạo phức Ni(II)-MUR.
37
3.4.5.4. Ảnh hưởng của Pb2+
Bảng 12: Ảnh hưởng của Pb2+ đến sự tạo phức của Ni(II)-MUR.
STT CPb(II).105M CPb(II)/CNi(II) ∆A
1 0 0 0. 239 2 0.1 1/20 0.239 3 0.4 1/5 0.172 4 1.2 3/5 0.107 5 1.6 4/5 0.108 6 2 1 0.055 7 2.4 6/5 0.098
Từ bảng trên ta thấy CPb(II)> 0,1.10-5M bắt đầu ảnh hưởng đến sự tạo phức Ni(II)-MUR.
Mỗi ion khác nhau gây ảnh hưởng khác nhau đến sự tạo phức của Ni(II) với murexit. Mức độ ảnh hưởng của các ion phụ thuộc vào nồng độ và khả năng tạo phức của ion đó với MUR tại điều kiện nghiên cứu.Để đảm bảo độ nhạy của phép xác định niken bằng phương pháp phân tích trắc quang ta cần phải tìm cách che hoặc tách các ion cản trở bằng các biện pháp thích hợp.
38
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu quá trình tạo phức của Ni(II)-MUR bằng phương pháp trắc quang tôi thu được các kết quả sau:
1. Có hiệu ứng tạo phức giữa niken với MUR, phức Ni(II)-MUR hấp thụ cực đại bước sóng λmax = 476nm.
2. Phức Ni(II)-MUR hình thành tốt trong khoảng pH từ 8,5 đến 10, pHtư = 9,5.
3. Thành phần của phức xác định theo hai phương pháp khác nhau (phương pháp tỉ số mol, phương pháp hệ đồng phân tử gam) đều cho kết quả là CNi(II): CMUR= 1:1.
4. Khoảng nồng độ tuân theo định luật Beer là 1,2.10-5 ÷ 3,2.10-5M. Phương trình đường chuẩn có dạng: Ai = 0,125Ci + 0,020
5. Hệ số hấp thụ phân tử của phức Ni(II)-MUR là:
Theo phương pháp Komar: εNi(II)-MUR = (1,2270 ± 0,0409).104
Theo phương pháp đường chuẩn: εNi(II)-MUR = (1,25 ± 0,20).104
6. Qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của các cation Co2+, Cu2+, Pb2+, Mg2+
đến quá trình tạo phức của niken với MUR, đưa ra kết luận: Các cation Co2+, Cu2+, Pb2+, Mg2+ gây ảnh hưởng khác nhau đến sự tạo phức, giới hạn ảnh hưởng của cation Co2+ là CCo(II)/CNi(II) = 1/10, cation Cu2+ là CCu(II)/CNi(II) = 1/5, cation Mg2+ là CMg(II)/CNi(II) = 1/10, cation Pb2+ là CPb(II)/CNi(II) = 1/20. Do đó trong quá trình phân tích bằng phương pháp trắc quang cần phải loại bỏ hoặc che các ion cản trở bằng biện pháp thích hợp. Do thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu sự ảnh hưởng của các ion trên đến sự tạo phức của niken với MUR. Nếu được cho phép, tôi sẽ nghiên cứu đề tài mở rộng theo hướng:
+ Nghiên cứu khoảng thời gian tối ưu hình thành phức Ni(II)-MUR. + Nghiên cứu sự tạo phức của Ni(II)-MUR với nồng độ nhỏ hơn.
+ Nghiên cứu khả năng phân tích đồng thời 2 ion Ni2+, Co2+ trong cùng một dung dịch.
39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Văn Bính, Từ Văn Mạc, Từ Vọng Nghi. Cơ sở khóa học phân tích.NXBKHKT, 2002.
2. Hoàng Minh Châu. Cơ sở hóa học phân tích.NXBKHKT, 2007.
3. Nguyễn Tinh Dung. Hóa học phân tích (phần II)- Các phản ứng ion
trong dung dịch. NXBGD, 2002.
4. Nguyễn Tinh Dung. Hóa học phân tích (phần III)- Các phương pháp
định lượng trong hóa học. NXBGD, 2003.
5. Nguyễn Tinh Dung, Hồ Viết Quý. Các phương pháp phân tích lý hóa.NXBĐHSPHN, 1991.
6. Vũ Đăng Độ. Hóa học vô cơ (tập 2). NXBGD, 1999.
7. Trần Ngọc Mai.Phân tích nhanh bằng complexon.NXBKHKT, 2000. 8. Trần Ngọc Mai.Truyện kể 109 nguyên tố hóa học.NXBGD, 2006. 9. Từ Văn Mạc, Nguyễn Trọng Biểu. Thuốc thử hữu cơ.NXBKHKT, 1999. 10. Hoàng Nhâm. Hóa học vô cơ (tập 2).NXBGD, 1994.
11. Hồ Viết Quý. Các phương pháp phân tích hiện đại và ứng dụng
trong hóa học.NXBĐHQGHN, 1998.
12. Hồ Viết Quý. Các phương pháp phân tích quang học trong hóa học.NXBĐHQGHN, 1999.
13. Hồ Viết Quý. Cơ sở hóa học phân tích hiện đại (tập 2). NXBĐHSP Hà Nội, 2002.
14. Hồ Viết Quý. Phức chất trong hóa học.NXBKHKT, 2000.
15. Lâm Ngọc Thụ, Đào Hữu Vinh (dịch). Chuẩn độ phức chất.NXBKHKT, 2001.
16. Nguyễn Đức Vận. Hóa học vô cơ (tập 2). Các kim loại điển hình. NXBKHKT, 2006.