Thực trạng tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan theo từng thuộc tính ảnh hưởng đến các mặt công tác nghiệp vụ hải quan của Tổng cục Hả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của tổng cục hải quan việt nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 43)

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN HIỆN NAY

2.2 Thực trạng tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan theo từng thuộc tính ảnh hưởng đến các mặt công tác nghiệp vụ hải quan của Tổng cục Hả

tính ảnh hưởng đến các mặt công tác nghiệp vụ hải quan của Tổng cục Hải quan Việt Nam

2.2.1 Hệ thống tổ chức bộ máy ngành Hải quan từ 1984 đến 1993

Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN thành lập Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) có Nghị định 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Theo Nghị định này, Hải quan Việt Nam được tổ chức thành hệ thống bao gồm:

- Tổng cục Hải quan đóng trụ sở tại TP. Hà Nội và có bộ phận thường trực đóng tại TP. Hồ Chí Minh.

- Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ở những tỉnh, thành phố, đặc khu có các cửa khẩu do Hội đồng Bộ trưởng quy định.

- Hải quan cửa khẩu ở những nơi có quy định của Hội đồng Bộ trưởng là cửa khẩu biên giới đường bộ, đường biển, đường sông, ga xe lửa liên vận quốc tế. Các đội kiểm soát hải quan.

- Các đội kiểm soát cơ động của Tổng cục đóng tại Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, Hải quan Việt Nam đã được thiết lập trên nguyên tắc tập trung thống nhất với 3 cấp cơ bản:

- Tổng cục Hải quan;

- Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương; - Hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát Hải quan.

Ngày 20/2/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Hải quan Việt Nam và quy định chế độ quản lý Nhà nước về Hải quan nhưng cho đến trước khi có Nghị định 16/CP ngày 7/3/1994 thì hệ thống tổ chức bộ máy Hải quan vẫn tiếp tục được duy trì theo quy định của Nghị định 139/HĐBT.

2.2.2 Hệ thống tổ chức bộ máy theo quy định của Pháp lệnh Hải quan và

Nghị định 16/CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan.

Hệ thống tổ chức bộ máy theo quy định của Pháp lệnh Hải quan và Nghị định 16/CP của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan là mô hình tổ chức khá ổn định trong một thời gian khá dài là sự kế thừa của mô hình tổ chức trước đó và đã phát huy được hiệu quả tích cực trong thời kì đầu của kinh tế thị trường với những kinh nghiệm phong phú trong xây dựng tổ chức bộ máy của Ngành. Vì vậy, cần được phân tích đánh giá sâu sắc rút ra những vấn đề cần thiết cho việc hoàn thiện tổ chức ở các giai đoạn tiếp theo.

a) Khái quát chung về tổ chức bộ máy: a.1 Về hệ thống tổ chức:

Theo pháp lệnh Hải quan và Nghị định 16/CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan thì Tổng cục Hải quan là

cơ quan thuộc Chính phủ, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, gồm 3 cấp :

- Cấp Trung ương ( Tổng cục Hải quan ).

- Cấp tỉnh ( Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố).

- Cấp cơ sở ( Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan ). a.2 Về cơ cấu tổ chức bộ máy các cấp đến trước khi có Luật Hải quan:

- Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc cơ quan Tổng cục ( có các phòng, đội trực thuộc : Có 12 Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc với 57 phòng, đội và đơn vị tương đương ).

- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố ( có các phòng, Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan trực thuộc ) :

o Có 30 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố với 218 phòng, 146 Hải quan cửa khẩu và tương đương, 18 đội kiểm soát và 7 trạm kiểm soát liên hợp.

o Hải quan cửa khẩu và một số phòng nghiệp vụ có các Đội nghiệp vụ trực thuộc.

- Trường Cao đẳng Hải quan : có 9 phòng, khoa. ( Kể từ năm 2006, Trường cao đẳng Hải quan được sáp nhập với Phân viện Tài chính thành phố Hồ Chí Minh).

2.2.3 Hệ thống tổ chức bộ máy Hải quan Việt Nam theo quy định của Luật

Khái quát chung về tổ chức bộ máy được sắp xếp theo yêu cầu của Luật Hải quan và Nghị định 96/2002/NĐ-CP :

- Về căn bản, hệ thống tổ chức Hải quan Việt Nam vẫn được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo 3 cấp :

o Tổng cục Hải quan;

o Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. o Chi cục Hải quan.

- Sau khi Luật Hải quan được công bố, ngành Hải quan đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy bên trong các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi căn bản về quy trình nghiệp vụ; khắc phục sự cồng kềnh của bộ máy gián tiếp.

- Qua sắp xếp lại số lượng đầu mối cấp phòng thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố từ 218 còn 118 đầu mối cấp phòng, bỏ cấp đội thuộc phòng và tăng cường được 714 biên chế gián tiếp xuống các Chi cục cửa khẩu.

- Ngày 4/9/2002, Thủ tướng Chính phủ có quyết định 113/2002/QĐ-CP chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính. - Sau khi có Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 13/11/2002,

ngành đã xây dựng và trình Bộ ký ban hành các quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, các Vụ, Cục thuộc cơ quan Tổng cục và các đơn vị sự nghiệp. Thành lập thêm Cục Kiểm tra sau thông quan, phòng Thanh tra và một số phòng Giá tính thuế ở các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Ngày 22/11/2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 6641/QĐ-TTg thành lập Trường Cao Đẳng

Tài chính – Hải quan trên cơ sở tổ chức lại Trường Cao đẳng Tài chính – Kế toán 4, Trường Cao đẳng Hải quan và Phân viện TP Hồ Chí Minh thuộc Học viện Tài chính; Ngày 6/1/2006 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc Tổng cục Hải quan.

Về cơ bản đến nay, bộ máy tổ chức của Ngành đã được tổ chức khá hoàn chỉnh trên cơ sở các quy định của Luật Hải quan.

Cơ cấu tổ chức bộ máy các cấp hiện nay :

- Vụ, Cục, các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục : 10 Vụ, Cục và Văn phòng ( 6 Vụ không có phòng ) và 6 đơn vị sự nghiệp.

- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có các cấp phòng, chi cục, đội kiểm soát :

+ Có 33 Cục với 176 phòng, 152 Chi cục, 35 đội kiểm soát.

+ Các Chi cục Hải quan : Có một số đội nghiệp vụ được sắp xếp theo yêu cầu nghiệp vụ tuỳ theo quy mô và khối lượng công việc. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan gồm :

a) Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan : 1. Vụ Giám sát quản lý về hải quan:

2. Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu; 3. Vụ pháp chế: 4. Vụ hợp tác quốc tế; 5. Vụ Kế hoạch – Tài chính; 6. Vụ Tổ chức cán bộ; 7. Thanh tra; 8. Văn phòng;

9. Cục Điều tra chống buôn lậu; 10. Cục Kiểm tra sau thông quan;

11. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan. b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan : 1. Viện nghiên cứu Hải quan;

2. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc; 3. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Trung; 4. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Nam; 5. Trường Cao đẳng Hải quan;

6. Báo Hải quan.

c) Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( các Cục Hải quan địa phương ) trực thuộc Tổng cục Hải quan.

d) Các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc Cục Hải quan địa phương.

2.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan các cấp :

a) Tổng cục Hải quan: a.1 Chức năng:

Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Hải quan và tổ chức thực hiện ché độ quản lý Nhà nước về Hải quan trên phạm vi cả nước.

a.2 Nhiệm vụ, quyền hạn :

Tổng cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cục thể sau đây :

- Về nghiệp vụ :

+ Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

+ Đảm bảo thực hiện quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

+ Tiến hành những biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành vi vi phạm các quy định khác của Nhà nước về hải quan trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

+ Thực hiện thống kê Nhà nước về hải quan.

+ Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất nhập khẩu;

- Về xây dựng lực lượng :

+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên Hải quan; + Hợp tác quốc tế với Hải quan cả nước;

- Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ; hướng dẫn tổ chức cá nhân thực hiện quy định của Nhà nước về hải quan.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật. - Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học, công

nghệ trong ngành hải quan;

- Tổ chức chỉ đạo và thực hiện thống kê nhà nước về hải quan;

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khên thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của

Tổng cục; tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

- Quản lý tài chính và tài sản của nhành hải quan theo quy dịnh của pháp luật và phân cấp của Bộ Tài chính.

a.3 Địa bàn hoạt dộng và khu vực kiểm soát hải quan :

- Địa bàn hoạt dộng : khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện quốc tế.

- Khu vực kiểm soát hải quan : dọc theo biên giới bờ biển, hải đảo, vùng tiếp giáp lãnh hải và những địa điểm khác ở nội địa ( gắn với phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương ).

b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố : b.1 Chức năng :

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân ccáp cho các cấp của Tổng cục Hải quan.

b.2 Nhiệm vụ :

- Tổ chức giám sát, quản lý về hải quan; - Tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu;

- Tổ chức đấu tranh chống buuôn lậu hoặc vân chuyển trái phép qua biên giới và xử lý các vi phạm về hải quan;

- Kiến nghị, đề xuất với Tổng cục Hải quan những vấn đề sử đổi, bổ sung về chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động của Hải quan ở địa phương;

- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo; - Tổ chức thanh tra và kiểm tra.

b.3 Địa bàn hoạt động và khu vực kiểm soát hải quan cụ thể : - Địa bàn hoạt động :

+ Các khu vực cửa khẩu đường bộ, bao gồm các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dọc theo biên giới quốc gia;

+ Các cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng biển, cảng sông có thông thương với nước ngoài bằng đường biển, đường sông; Đối với cảng biển quốc tế, khu vực này còn bao gồm cả khu vực xung quanh phao số “ O” và nơi quy dịnh cho tầu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh neo đạu để chờ vào cảng biển quốc tế và dọc theo các luồng lạch từ các khu vực nói trên vào cảng biển quốc tế.

+ Các bưu điện quốc tế có chuyển nhận thư từ, bưu kiện với nước ngoài. + Các tuyến đường quá cảnh mượn đường Việt Nam tính từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất.

- Khu vực kiểm soát hải quan ( thực hiện phối hợp, không phải là lực lượng chủ trì ) :

+ Dọc theo biên giới đát liền : Các xã và các đơn vị hành chính tương đương trong khu vực biên giới.

+ Trên sông suối biên giới là phần sông suối biên giới trong phạm vi các xã và đơn vị hành chính tương đương trong khu vực biên giới.

+ Dọc theo bờ biển và hải đảo : Bao gồm các xã và các đơn vị hành chính tương đương ở ven biển và hải đảo.

+ Trên biển: Bao gồm nội thuỷ, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. c) Hải quan cửa khẩu:

Hải quan cửa khẩu có chức năng, nhiệm vụ:

Tổ chức thực hiện chế độ quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu và đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua cửa khẩu.

d) Đội kiểm soát Hải quan:

Đội kiểm soát Hải quan có chức năng, nhiệm vụ:

Tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vân chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới.

2.2.5 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ phận

trực thuộc Tổng cục Hải quan

a. Vụ Giám sát quản lý về hải quan:

Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy trình nghiệp vụ về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải quá cảnh, xuất cảnh, nhập cảnh; về thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; về tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về hải quan mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Đề xuất, kiến nghị những vấn dề cần sửa đổi, bổ sung về chế độ chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Vụ.

Xây dựng các đề án, giải pháp cải cách thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát Hải quan.

Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch hiện đại hoá về nghiệp vụ thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; đề xuất việc trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra giám sát hải quan.

Trình Tổng cục trưởng quyết định cấp giấy phép thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, quyết định thành lập địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ngoài cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Quản lý hoạt động của các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của tổng cục hải quan việt nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w