Động cơ không đồng bộ

Một phần của tài liệu Điều khiển động cơ không đồng bộ ở chế độ tiết kiệm năng lượng (Trang 31)

Bảng 3.1 tổng kết các hoạt động có thể được thực hiện để làm giảm tổn hao trong một động cơ không đồng bộ với kích thước lõi cố định. Có vẻ không có vấn đề gì khi tăng tiết diện đồng ở stator và sử dụng lá sắt mỏng hơn với tổn thất nhỏ hơn và quy trình được cải thiện mặc dù làm tăng giá thành. Tuy nhiên việc lựa chọn sắt cũng là một sự cân đối giữa tổn hao thấp và độ thẩm từ tốt. Lõi sắt có tổn hao rất thất có thể có độ từ thẩm thấp, trong khi giảm được tổn thất lõi lại dẫn đến tăng tổn thất đồng ở stator do dòng từ bị tăng.

Đối với động cơ khởi động trực tiếp sẽ có vấn đề nếu giảm điện trở rotor do việc tăng dòng khởi động và lực khởi động bị giảm, nhưng nếu động cơ được khởi động bằng một converter thì sẽ không sao. Việc cải thiện quạt làm mát (theo một hướng duy nhất) cho động cơ chấp nhận được trong một số ứng dụng và có thể không phải là một ý kiến hay cho một động cơ tiêu chuẩn. Có thể dùng các trụ tốt hơn. Các ý đồ để giảm tổn thất tải tản không phải dễ thực hiện do các hiệu ứng bất lợi không thể chấp nhận được.

Bảng 3.1 Các hoạt động có thể được thực hiện để làm giảm tổn hao Tổn hao Thay đổi thiết kế Hiệu quả đối với

tổn hao

Ảnh hưởng bất lợi

Tổn hao dây quấn stator

1.Tăng tiết diện dây quấn trong khe 2.Tăng kích thước khe stator và tiết diện dây quấn 3.Giảm chiều dài mở rộng cuộn 1.Giảm điện trở stator 2.Giảm điện trở stator 3.Giảm điện trở stator 1.Tăng giá thành và khó thực hiện 2.Tăng giá thành và khó thực hiện 3.Khả năng tăng dòng khởi động, khó thực hiện

Tổn hao lõi: từ trễ và dòng xoáy

1.Thay sắt mỏng với tổn hao thấp hơn

2.Giảm độ dầy của lá sắt

3.Cải thiện tiến trình tôi, mạ sắt 1.Giảm tổn hao từ trễ 2.Giảm tổn hao dòng xoáy 3.Giảm tổn hao dòng xoáy 1.Tăng giá thành và giảm sự phổ biến của vật liệu 2.Tăng giá thành và giảm sự phổ biến của vật liệu 3.Tăng giá thành và việc sử dụng năng lượng Tổn hao dây quấn

rotor

1.Tăng mật độ từ thông khe hở 2.tăng kích thước thanh ngang rotor 3.tăng kích thước vòng ring cuối 4.tăng độ dẫn điện của lồng sóc

1.giảm hệ số trượt nên giảm tổn hao dây quấn rotor 2.Giảm tổn hao dây quấn rotor

3.giống mục 2 4.Giống mục 2

1.Tăng dòng vào

2.Dòng vào có thể cao hơn và giảm moment xoắn khởi động

3.Giống như mục 2 4.Giống như mục 2 Tổn hao thông gió

và ma sát

1.Tối ưu hóa thiết kế quạt

2.Tối ưu hóa việc chọn trục, giá đỡ 1.Giảm nhiệt độ vận hành 2.Giảm tổn hao do ma sát 1.Có thể làm tăng mức nhiễu. Có thể biến thành các quạt định hướng 2.Có thể ảnh hưởng mức nhiễu, hạn chế tốc độ mặc định hoặc mang tải

Tổn hao tải tản 1.Cách ly các thanh rotor 2.Tăng khe hở không khí 3.Khử độ lệch rotor 1.Giảm dòng giữa các thanh ngang và lá sắt 2.Giảm tổn hao bề mặt tần số cao 3.Giảm tổn hao dây đồng rotor 1.Tăng giá thành 2.Giảm hệ số công suất 3.Có thể tăng mức nhiễu và ảnh hưởng đường đặc tuyến tốc độ - moment Nếu có thể tăng thể tích lõi, ví dụ như tăng chiều dài stator hoặc lưng sắt stator, từ thông của mạch từ có thể được tăng lên. Như vậy có thể giảm dây quấn stator, có nhiều khoảng trống cho dây đồng to hơn. Tổn hao họa tần có thể được giảm bằng cách thiết kế lại hình dạng khe stator.

Một phần của tài liệu Điều khiển động cơ không đồng bộ ở chế độ tiết kiệm năng lượng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)