Một số thuận lợi và khókhăn trong hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh tân bình (Trang 41)

Sacombank- chi nhánh Tân Bình có một vị trí giao dịch khá thuận lợi, nằm trên mặt tiền đường, khu dân cư đông đúc nên việc tiếp cận với khách hàng là khá dễ dàng. Trên địa bàn quận có nhiều doanh nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, hộ kinh doanh cá thể,…Phần lớn lượng dân cư ở đây ở độ tuổi trên 24, luôn có thu nhập ổn đinh, chủ yếu công nhân viên chức, nhân viên văn phòng..Từ những thuận lợi này đã đem lại cho chi nhánh lợi ích rất lớn.

Với những thành tựu đã đạt được thì những năm gần đây tình hình hoạt động của ngân hàng đã có những thành tích đáng kể. Hình ảnh của ngân hàng Sacombank – chi nhánh Tân Bình không còn xa lạ gì đối với người dân, ngân hàng đã tạo được ấn tượng tốt, thân thiện với khách hàng với bề dày lịch sử xây dựng và phát triển hơn 20 năm. Ngân hàng chi nhánh Tân Bình có đội ngũ nhân viên là những người trẻ tuổi, năng động, có trình độ chuyên môn, luôn phục vụ tận tình, chu đáo, hết lòng vì khách hàng, có nhiều sáng kiến, cải tiến trong công việc.

Về cơ sở vật chất đã có nhiều cải thiện. Hệ thống tin học được áp dụng trong toàn chi nhánh đã làm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian khi huy động vốn. Trong năm 2012, chi nhánh đã cho sửa sang lại cơ sở vật chất, mở rộng sảnh giao dịch, lắp đặt thêm các trang thiết bị phục vụ khách đến giao dịch như máy pha cà phê, sữa đậu nành, kẹo, bánh luôn có 24/24…Bên cạnh những chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng như tặng quà lễ, tết, 20/ 10, 8/3, chúc mừng sinh nhật các khách hàng lâu năm….. Tất cả những điều trên, đã giúp chi nhánh có lợi thế trong công tác huy động vốn, giữ vững hình ảnh cũng như mở rộng thêm quy mô, chất lượng hoạt động.

Khó khăn

Đi đôi với những thuận lợi, ngân hàng cũng gặp khá nhiều khó khăn phải vượt qua. Lo sợ giá cả các mặt hàng tăng lên, đặt biệt là giá xăng, dầu, một bộ phận lớn dân cư chuyển sang tích trữ vàng, bất động sản… Mặt khác, do xung đột về chính trị, các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh kém phần sôi động cũng làm tình hình huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều trở ngại.

Ảnh hưởng xấu của khủng hoảng tài chính đến hoạt động của ngân hàng: từ đầu năm 2009 đến nay, thị trường vốn tuy có tăng trưởng nhưng chưa cao. Tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước và khu vực Cộng vào đó là việc Nhà nước siết chặt lãi suất huy động dẫn đến việc huy

động gặp không ít khó khăn đối với các ngân hàng nói chung và ngân hàng Sacombank nói riêng. Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng: trụ sở chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc nằm trên các địa bàn lân cận, nơi có nhiều ngân hàng trú đóng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, sôi động hơn trong kinh doanh giữ các ngân hàng. Thấy hết được những thuận lợi và khó khăn khi huy động vốn, ngân hàng cần phải phát huy các lợi thế và hạn chế những bất lợi của mình. Để làm được như vậy, Ngân hàng phải có những giải pháp thích hợp.

Ảnh hưởng của chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam đến công tác huy động vốn từ khách hàng tại chi nhánh. Chính sách lãi suất huy động vốn là chính sách có tác động rất lớn đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Lãi suất huy động ảnh hưởng đến chi phí trả lãi, đây là chi phí chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng, nên chính sách lãi suất có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Mặt khác, chính sách lãi suất có tính quyết định đối với việc mở rộng nguồn vốn, hay huy động một nguồn vốn mới. Với một chính sách lãi suất phù hợp ngân hàng có thể mở rộng huy động vốn với chi phí tiết kiệm, cũng như mở rộng các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hiện nay trong vấn đề huy động vốn, chi nhánh phải chịu ràng buộc bởi những quy định của NHNN Việt Nam. Đặc biệt là vấn đề về lãi suất, do đó làm giảm tính cạnh tranh và thiếu sức hút đối với khách hàng. Vấn đề đặt ra là phải tăng tính tự chủ, có nghĩa là giám đốc tại các chi nhánh được quyền ra quyết định phần nào về lãi suất huy động, lãi suất cho vay.

Vì vậy đòi hỏi chi nhánh phải có những biện pháp để khắc phục các khó khăn bên trong và bên ngoài, đặc biệt trong giai đoạn sắp tới. Để đảm bảo được hoạt động huy động vốn tăng trưởng, phục vụ cho hoạt động tín dụng, tăng lợi nhuận cho chi nhánh nói chung và góp phần giữ vững đóng góp cho toàn hệ thống, thương hiệu Sacombank nói riêng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

CHI NHÁNH TÂN BÌNH 3.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn

3.1.1 Định hướng phát triển chung.

nhánh Tân Bình vẫn luôn kinh doanh có hiệu quả và giành được sự tín nhiệm cao từ phía khách hàng, đó chính là cơ sở để trong những năm tới ngân hàng tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm them khách hàng, thực hiện đa dạng hóa trong kinh doanh và ngày càng phát triển nhằm hướng tới mục tiêu “phát triển- an toàn- hiệu quả”.

Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác phát triển, thường xuyên tăng cường các mối quan hệ tốt hơn nữa với các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, với các ngân hàng bạn trong cũng như ngoài khu vực, cụ thể:

Với các ngân hàng bạn: phát triển quan hệ hợp tác theo nguyên tắc cạnh tranh

lành mạnh, hợp tác kinh doanh cùng có lợi, phát huy thế mạnh phục vụ đầu tư phát triển, cùng đàm phán ký kết làm đối tác cho vay hợp vốn đối với các dự án có quy mô lớn vượt quá khả năng của mỗi ngân hàng, góp phần thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Với các chi nhánh cùng hệ thống: hợp tác chặt chẽ, phối hợp thực hiện các

chính sách như chính sách khách hàng, chính sách lãi suất… tạo nên một thể thống nhất trong toàn hệ thống. Không ngừng hiện đại hóa công nghệ thanh toán qua ngân hàng. Nâng cấp một bước chương trình giao dịch thanh toán liên hàng điện tử trực tiếp như hiện nay, tiếp tục phát triển và nâng cao các loại hình dịch vụ cung ứng tại nhà (Home banking) đến các khách hàng lớn. Chú trọng công tác xây dựng mạng thanh toán cục bộ cũng như mạng thanh toán liên ngân hàng nhằm thu nhập và nắm bắt được các thông tin cập nhật về môi trường kinh doanh. Từ đó xây dựng các chương trình tư vấn phục vụ hoạt động tạo nguồn, huy động và sử dụng vốn. Không ngừng phát huy những thế mạnh sẵn có về địa bàn hoạt động, về uy tín đối với khách hàng, về trình độ cán bộ công nhân viên… hoạt động thanh toán, qua đó rút ngắn thời gian và giảm chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng

3.1.2 Đinh hướng cho hoạt động huy động vốn trong giai đoạn 2013 – 2015.

Đơn vị: tỷ đồng

Trong những năm tới Ngân hàng đặc biệt quan tâm đẩy mạnh công tác nguồn vốn: cố gắng duy trì và tăng trưởng nguồn vốn hiện có, thông qua tăng trưởng huy động vốn dự đoạn xu hướng 2013 tăng 3,5 % do tình hình khó khăn. Và kỳ vọng 2014 tăng 11,85 % và năm 2015 tăng 12,1 % khi tiến trình tái cơ cấu và các giải pháp nhằm vực dậy nền kinh tế có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, chi nhánh phải chủ động nghiên cứu thị trường để có phương án mới hợp lý hơn. Đặc biệt là trong công tác huy động tiền gửi dân cư. “tạo vốn thông qua các nghiệp vụ thanh toán” là hình thức huy động vốn hiệu quả nhất, bởi không chỉ có chi phí lãi thấp mà còn mang lại nguồn thu dịch vụ đáng kể cho ngân hàng.

Thực hiện xây dựng chiến lược huy động vốn phải luôn đi đôi với chiến lược sử dụng vốn, nếu không sẽ gây áp lực lớn về chi phí và làm giảm hiệu quả hoạt động của ngành, tích cực mở rộng các hình thức huy động vốn và đầu tư tín dụng nhằm nâng cao hệ số sử dụng vốn. Cố gắng tạo mối quan hệ huy động- sử dụng vốn chặt chẽ đối với các thành phần kinh tế, các ngành nghề trọng điểm được Nhà nước chú trọng phát triển cũng như không ngừng củng cố các đơn vị khách hàng truyền thông của Chi nhánh.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Số tiền Số tiền

Hoạt động ngắn hạn 1,595 1,810 2,024 Cá nhân 1,200 1,390 1,671 Doanh nghiệp 316 358 300 Tín dụng 79 62 53 Hoạt động trung hạn 447 490 517 Cá nhân 201 249 280 Doanh nghiệp 210 215 214 Tín dụng 36 26 33 Hoạt động dài hạn 320 392 421 Cá nhân 250 290 355 Doanh nghiệp 70 55 58 Tín dụng 20 27 28 Tổng vốn huy động 2362 2692 2962 Tốc độ tăng trưởng ( %) 3,5 % 11,85 % 12,1 %

Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức gửi tiền với các mức lãi suất linh hoạt và hấp dẫn khách hàng, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, tác phong phục vụ thanh lịch của cán bộ công nhân viên Ngân hàng trong khi giao tiếp với khách hàng, để thông qua khách hàng Ngân hàng có thể mở rộng hoạt động Marketing tới khách hàng mới

3.2 Đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.

Dưới đây những đề xuất giải pháp được xây dựng dựa trên khả năng thực hiện, tình hình thực tế của chi nhánh trong tương lai. Ngoài những chính sách tiếp thị bán hàng mà bản thân ngân hàng cũng như chi nhánh đang áp dụng cho từng gói sản phẩm, từng đối tượng khách hàng. Sau thời gian thực tập tại ngân hàng, qua quan sát và tìm hiểu tình hình thực tế tại chi nhánh cũng như dựa theo những phân tích ở trên, nguồn vốn huy động của chi nhánh có được là từ tiền gửi của khách hàng. Vì vậy em xin trình bày những đề xuất giải pháp chủ yếu nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi như sau:

Xây dựng các chính sách về hiểu quả từ huy động theo đối tượng khách hàng đặc thù tại chi nhánh

• Đối với đối tượng cá nhân:

Phân theo độ tuổi để tiếp thị các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

+Với đối tượng khách hàng có đội tuổi từ trên 60 nên tư vấn gửi kỳ hạn 13 tháng lãnh lãi hàng tháng. Vì ở đối tuổi này, khách hàng có nguồn tiền gửi có tính chất ổn định chủ yếu mong muốn hưởng lãi để phục vụ chi tiêu, sinh hoạt hàng tháng khi đã nghỉ hưu. Hơn nữa, ở kỳ hạn dài khách hàng vẫn hưởng mức lãi suất ưu đãi cao hơn lãi suất kỳ hạn dưới 1 năm, 12 tháng.

+Đối với đối tượng khách hàng có độ tuổi 40 - 60 tuổi: Phù hợp với kỳ hạn gửi 13 tháng lãnh lãi hàng tháng hoặc hàng quý hoặc kỳ hạn 12 tháng lãnh lãi hàng tháng, hoặc hàng quý . Cũng có các đặc tính cơ bản giống các khách hàng trên 60 tuổi nhưng nguồn tiền gửi kém ổn định hơn, đôi khi họ cần có những việc gấp rút ra đột xuất nên tiếp thị khách hàng gửi thành nhiều sổ để phòng ngừa nhu cầu cần sử dụng tiền gấp của khách hàng. Vì thường đối tượng này trong độ tuổi có nguồn thu nhập ổn định, và

muốn gửi tiết kiệm nhằm mục đích chính là hưởng lãi để tăng nguồn thu nhập, cũng như khoản đâu tư.

=>Và chủ yếu tại chi nhánh tập trung đông cả về quy mô, số lượng khách, số lượng tiền gửi ở độ tuổi trên 40 trở đi. Và họ cũng hệ khách hàng có độ ổn định cao, luôn giữ mối quan hệ lâu dài với ngân hàng. Chính vì vậy cần có những chính sách chăm sóc, ữu đãi đặc biệt đối với hệ khách hàng này như ưu đãi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp đối với phái nữ, quà tặng sách, tặng phẩm phù hợp để họ luôn là khách hàng thân thiết. Và chủ yếu là những người đã có kinh nghiệm lâu năm, giao thiệp rộng, bạn bè cũng thuộc tầng lớp có thu nhập tương đối thông qua đó sẽ giúp ngân hàng quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhiều hơn. Đặc biết chú trọng công tác duy trì giới thiệu các sản phẩm tiền gửi truyền thống cho đối tượng khách hàng này.

+ Với hệ khách hàng dưới 40 tuổi, chủ yếu họ gửi tiết kiệm nhằm mục đích để tiêu dùng, mua sắm như dự định mua nhà, xe, hay đi du học, tiết kiệm cho con cái… Và thường gủi kỳ hạn ngắn dưới 1 năm, nguồn tiền gửi, kỳ hạn không ổn định, thường có nhiều sổ và có trị giá thấp dưới 200 triệu. Nhằm phục vụ nhu cầu rút tiền bất cứ khi nào cần vì vậy nên khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi “Tương lai “, góp Chợ đối với các tiểu thương hoặc tư vấn bán chéo sản phẩm giúp họ linh động trong việc sử dụng nguồn tiền của mình hiệu quả. Ưu đãi khuyến mãi cần thiết thực như có thể là quy ra tiền mặt hoặc các tặng phẩm phù hợp độ tuổi này.

Chủ động tiếp thị các sản phẩm mới để họ trải nghiệm sử dụng và biết được sự đa dạng trong sản phẩm của ngân hàng. Vì đối tượng này thường có nhiều nhu cầu phát sinh, cần năm bắt thông tin kịp thời cũng như linh động trong công tác tiếp thị.

• Hệ khách hàng doanh nghiệp:

Tiếp tục tư vấn các kỳ hạn gửi truyền thống đối với doanh nghiệp như các kỳ hạn ngắn 1, 2, 3 tháng. Vì các doanh nghiệp chủ yếu tập trung dòng tiền để quay vòng vốn phục vụ sản xuất trong các kỳ tiếp theo nên nguồn tiền gửi của họ thường hạn chế về thời gian. Bên cạnh đó cũng tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc, tiếp thị bán chéo sản phẩm đối với hệ khách hàng này như đăng ký hợp đồng tài khoản chi lương

qua đó tận dụng nguồn tiền huy động từ tiền gửi không kỳ hạn. Chủ động theo dõi số dư trong tài khoản và sổ phụ để biết được luồng tiền vào ra của doanh nghiệp qua đó thực hiện công tác tư vấn tiền gửi từ nguồn tiền nhàn rỗi ngắn hạn đó của công ty với lãi suất ưu đãi phù hơp.

Cũng như thông qua các đối tác làm ăn của họ để phá triển hệ khách hàng mới đến với chi nhánh. Và nên phân loại khách hàng để tiện công tác chăm sóc, phục vụ được tốt hơn như các công ty lớn đã có mối quan hệ kinh doanh lâu với ngân hàng: công ty hóa chất Tân Phú Cường, công tý Thép TVP, công ty Trại Việt, Đại Toàn Thắng…..Bên cạnh đó cũng nên xây dựng các chính sách đối với các cửa hàng, công ty có gắn máy POS để tân dụng lượng tiền trong tài khoản thanh toán của khách hàng. Đồng thời tư vấn linh hoạt sang tài khoản cá nhân để tăng lợi ích cho khách hàng cũng như ngân hàng.

Tăng cường công tác marketing, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, bán chéo sản phẩm.

Ngân hàng nên tổ chức thường xuyên những khóa đào tạo, tọa đàm về kỹ năng giao tiếp. Đó là các kỹ năng về khả năng phản ứng, về ngôn ngữ cử chỉ, lắng nghe một cách chủ động, kỹ năng đặt câu hỏi, lịch sự và kính trọng trọng, tính linh hoạt. Để mỗi một cán bộ nhân viên trong ngân hàng đều là những người bán hàng linh động.

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng mỗi ngày qua điện thoại. Thông qua công tác gọi điện thoại chăm sóc khách hàng, nhắc khách hàng đáo hạn sổ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh tân bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w