Megalurothrips sp F: Thrips hawwaiiensis Trybom

Một phần của tài liệu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch (côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh) của chúng; đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ trĩ chính trên lạc vụ xuân 2007 TạI Hà Nội Và VùNG PHụ CậN (Trang 42)

C: Thrips tabaci Lindeman D: Scirtothrips dorsalis Hood

EMegalurothrips sp F: Thrips hawwaiiensis Trybom

Bảng 4.5. Tỷ lệ (%) giữa các loài bọ trĩ hại trên lạc vụ xuân năm 2007 tại Gia Lâm - Hà Nội

Tỷ lệ (%) giữa các loài bọ trĩ Ngày điều tra Giai đoạn sinh tr−ởng A B C D E 24/2 42,81 12,12 28,33 11,08 5,66 3/3 Cây con 44,55 16,11 23,34 8,45 7,55 10/3 41,67 15,13 24,57 10,03 8,6 17/3 40,03 17,24 25,95 9,77 7,01 24/3 Phân cành 37,72 18,01 20,55 12,56 11,16 1/4 41,43 17,63 16,71 13,02 11,21 7/4 Ra hoa 46,33 13,86 14,81 15,22 9,78 14/4 Đâm tia 49,01 11,23 17,09 17,11 5,56

21/4 Đâm tia-củ non 47,93 9,21 20,44 14,39 8,03

28/4 45,67 10,91 21,83 11,09 10,5 5/5 46,65 13,16 23,96 9,11 7,12 12/5 Phát triển củ 41,22 15,09 24,54 12,83 6,32 19/5 Củ chắc 44,99 17,81 22,34 10,09 4,77 26/5 42,01 21,33 20,72 13,56 2,38 1/6 Củ chín 38,19 24,72 18,76 16,11 2,22 Trung bình 40,64 14,60 20,25 11,53 6,74 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tỷ lệ tí nh b ằn g ph ần tr ăm (% ) A B C D E Tên loài

Hình 4.2. Tỷ lệ (%) giữa các loài bọ trĩ hại trên lạc vụ xuân tại Gia Lâm - Hà Nội

Ghi chú: A: Thrips palmi Karny B: Frankliniella intonsa Trybom

C: Thrips tabaci Lindeman D: Scirtothrips dorsalis Hood

4.2. Đặc điểm hình thái và tác hại của bọ trĩ trên lạc

4.2.1. Đặc điểm hình thái

4.2.1.1. Thrips palmi Karny

Tr−ởng thành có màu vàng đến màu vàng sẫm. Cơ thể tr−ởng thành cái dài khoảng 0,60 mm + 0,05 mm, cơ thể tr−ởng thành đực dài khoảng 0,79 mm + 0,07 mm.

Cánh tr−ớc có màu vàng nâu, thon và xếp song song; cánh sau màu nâu đậm, trên vân thứ nhất ở cánh tr−ớc có 2 - 3 lông, vân thứ 2 có 12 lông xếp thành hàng.

Râu đầu 7 đốt, đốt III đến V có màu vàng nhạt. Đốt VI và VII có màu tối. Mảnh l−ng ngực tr−ớc có hai đôi lông dài mọc ở góc sau và các lông còn lại nhỏ. Cánh tr−ớc có hàng lông cứng trên gân, nh−ng không liên tục.

ảnh 4.1. Tr−ởng thành Thrips palmi Karny (Ng−ời chụp: Hà Quang Hùng, 2007)

4.2.1.2. Scirtothrips dorsalis Hood

Con tr−ởng thành cơ thể có màu vàng đến vàng đậm. Râu đầu có 7 đốt, Đốt I màu trắng, đốt II và III màu hơi xám, các đốt còn lại màu nâu. Mảnh l−ng ngực tr−ớc có 2 lông cứng, diềm lông mép cánh tr−ớc thẳng. Con cái có chiều dài cơ thể dao động trong khoảng 0,7 mm + 0,06 mm, con đực chiều dài cơ thể dao động 0,6 mm + 0,07 mm.

ảnh 4.2. Tr−ởng thành Scirtothrips dorsalis Hood (ng−ời chụp: Ngô Quỳnh Hoa, 2007)

4.2.1.3. Frankliniella intonsa Trybom

Con tr−ởng thành cái màu xám nhạt, chiều dài cơ thể khoảng 0,95 + 0,05 mm, con đực gần giống con cái nh−ng màu nhạt hơn.

Đầu rộng, ngắn hơn 0,75 lần chiều rộng, không lồi ra phía tr−ớc mắt kép, râu đầu cứng, đốt thứ IV ngắn hơn 2,3 lần chiều rộng, gốc của đốt thứ V màu vàng. Con tr−ởng thành cánh tr−ớc có 2 hàng lông cứng liên tiếp nhau trên gân khá rõ. Mảnh l−ng ngực đốt bụng thứ8 có cặp hình l−ợc phát triển mạnh.

ảnh 4.3. Tr−ởng thành Frankliniella intonsa Trybom (ng−ời chụp: Ngô Quỳnh Hoa, 2007)

4.2.1.4. Thrips tabaci Lindeman

Tr−ởng thành cơ thể dài dao động khoảng 0,85 + 0,15 mm, cơ thể màu vàng nâu đậm, màu sắc ở ngực sáng hơn ở bụng. Râu đầu 7 đốt. Đầu có hai lông ngắn ở giữa mắt đơn, chỉ có một lông ngắn ở sau mắt kép. Cánh tr−ớc có hai vân, trên vân chính có ba lông cứng ở gần đỉnh, 7 lông cứng ở gần góc, trên vân thứ 2 các lông cứng xếp liên tục.

ảnh 4.4. Tr−ởng thành Thrips tabaci Lindeman (ng−ời chụp: Ngô Quỳnh Hoa, 2007)

4.2.1.5. Haplothrips sp.

Cơ thể màu đen, cánh tr−ớc hẹp, +màu trắng, không có vân dọc. Trên mảnh l−ng ngực tr−ớc có mọc 5 đôi lông lớn dài, trên mảnh đầu có một đôi lông mọc ở phần sau đầu. Râu đầu 9 đốt, đốt thứ 3 của râu đầu không có hoặc chỉ có 1-2 cơ quan cảm giác. Đùi chân tr−ớc không có lỗ cảm giác.

ảnh 4.5. Tr−ởng thành Haplothrips sp. (ng−ời chụp: Ngô Quỳnh Hoa, 2007)

4.2.1.6. Thrips hawaiiensis Trybom

Cơ thể tr−ởng thành có màu nâu đen, chân màu vàng, râu màu nâu, ngoại trừ đốt thứ III, IV và V có màu vàng. Con tr−ởng thành có hai cặp cánh rất mảnh với những lông dài xếp dọc trên l−ng khi không bay. Cánh tr−ớc có màu nâu xám khá rõ. Con cái dài khoảng 1,4 + 0,5 mm, cơ thể con đực nhỏ hơn con cái.

ảnh 4.6. Tr−ởng thành Thrips hawaiiensis Trybom

(ng−ời chụp: Ngô Quỳnh Hoa, 2007) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1.7. Megalurothrips sp.

Râu đốt thứ 8 có nón cảm giác, không có gốc lớn, râu thứ 3 có đế. Gân thứ nhất của cánh tr−ớc có 1 khoảng cách nhỏ ở hàng lông cứng gần đỉnh. Mảnh l−ng ngực tr−ớc có 2 cặp lông cứng phía sau và 2 cặp lông cứng phía tr−ớc. Chân tr−ớc không có mốc hoặc mấu nhỏ. Con cái tr−ởng thành màu hơi đen

ảnh 4.7. Tr−ởng thành Megalurothrips sp. (ng−ời chụp: Hà Quang Hùng, 2007)

4.2.2. Tác hại của bọ trĩ trên lạc

Bọ trĩ th−ờng tập trung ở mặt d−ới lá non gần gân lá và hoa. Trên các lá già chúng th−ờng sống phát tán. Bọ trĩ sinh sản và gây hại rất mạnh, những vết hại lúc đầu có màu xanh hơi xám sau đó lan rộng có màu trắng nhạt. Lá bị hại dày hơn và co rúm, quăn queo. Trong t−ờng hợp bị hại nặng lá bị biến dạng, nhăn nheo sau đó chết toàn bộ cây. Khi tập trung gây hại ở trên hoa, chúng làm ảnh h−ởng đến năng suất lạc.

4.3. Đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của Thrips palmi Karny

4.3.1. Đặc điểm hình thái

Bảng 4.6. Kích th−ớc các pha phát dục của bọ trĩ Thrips palmi Karny

Pha phát dục Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình

(x+∆)

Dài (mm) 0,28 0,24 0,27 + 0,04

Trứng

Rộng (mm) 0,19 0,13 0,16 + 0,05

Dài (mm) 0,90 0,58 0,66 + 0,13

Sâu non tuổi 1

Rộng (mm) 0,16 0,11 0,14 + 0,06

Dài (mm) 0,80 0,72 0,75 + 0,05

Sâu non tuổi 2

Rộng (mm) 0,26 0,14 0,18 + 0,03 Dài (mm) 0,91 0,73 0,81 + 0,04 Tiền nhộng Rộng (mm) 0,21 0,18 0,19 + 0,16 Dài (mm) 0,96 0,78 0,89 + 0,05 Nhộng Rộng (mm) 0,25 0,22 0,19 + 0,05 Dài (mm) 1,08 1,03 1,06 + 0,75 Tr−ởng thành cái Rộng (mm) 0,21 0,18 0,20 + 0,55 Dài (mm) 1,41 0,93 0,98 + 0,05 Tr−ởng thành đực Rộng (mm) 0,18 0,15 0,17 + 0,08

Kích th−ớc cơ thể của bọ trĩ Thrips palmi Karny đ−ợc trình bày trong bảng 4.6. Theo bảng 4.6, chiều dài của cơ thể tr−ởng thành cái dao động 1,06 + 0,75 mm, chiều rộng trong khoảng 0,20 + 0,55 mm. Tr−ởng thành đực có chiều dài cơ thể dao động trong khoảng 0,98 + 0,05 mm, chiều rộng dao động 0,17 + 0,08 mm. Chiều dài trứng trong khoảng 0,27 + 0,04 mm, chiều rộng trứng trong khoảng 0,16 + 0,05 mm. Sâu non tuổi 1 có chiều dài dao động trong khoảng 0,66 + 0,13 mm, chiều rộng dao động trong khoảng 0,14 + 0,06 mm. Chiều dài sâu non tuổi 2 dao động trong khoảng 0,75 + 0,05 mm, chiều rộng dao động trong khoảng 0,18 + 0,03 mm. Giai đoạn nhộng có chiều dài dao động trong khoảng 0,89 + 0,05 mm, chiều rộng trong khoảng 0,19 + 0,05 mm. 4.3.2. Đặc điểm sinh học

4.3.2.1. Vòng đời và thời gian phát dục các pha

Khi theo dõi vòng đời, thời gian phát dục các pha và khả năng sinh sản của con tr−ởng thành Thrips palmi Karny, chúng tôi tiến hành 4 đợt thí

nghiệm với các nhiệt độ khác nhau trong điều kiện phòng thí nghiệm (bảng 4.7). Nhiệt độ trong quá trình thử nghiệm trong khoảng từ 24,45 oC đến

28,65 oC (trung bình 26,33 oC), ẩm độ từ 65,27 % đến 73,35 % (trung bình 70,10 %), thời gian phát dục các pha nh− sau:

Pha trứng có thời gian phát dục (tính từ khi tr−ởng thành đẻ đến khi trứng nở) kéo dài từ 4-7 ngày, trung bình 4,98 + 0,39 ngày. Khi nhiệt độ tăng thì thời gian phát dục của pha trứng ngắn lại. Thời gian phát dục của pha trứng từ 5,21 + 0,55 ngày ở nhiệt độ 24,45 oC, 5,18 + 0,62 ngày ở nhiệt độ 25,97 oC, 4,89 + 0,32 ngày ở nhiệt độ 26,23 oC và chỉ có 4,64 + 0,43ngày ở nhiệt độ 28,65 oC. Qua những đợt nuôi ở nhiệt độ nuôi khác nhau cho thấy nhiệt độ càng tăng thì thời gian phát dục càng ngắn. Kết quả này cũng khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Vijaya Laskshmi (1994) [65] khi cho rằng ở nhiệt độ 25 oC và 30 oC thời gian phát dục của pha trứng t−ơng ứng sẽ là 5,1 và 4 ngày.

ảnh 4.8. Pha Trứng của Thrips palmi Karny (ng−ời chụp: Hà Quang Hùng, 2007)

Sâu non tuổi 1 có thời gian phát dục kéo dài từ 1-3 ngày, trung bình 1,84 + 0,61 ngày, cụ thể thời gian phát dục nh− sau: thời gian phát dục là 2,02 + 0,43 ngày khi nuôi ở nhiệt độ 24,45 oC, 1,94 + 0,76 ngày khi nuôi ở nhiệt độ 25,97 oC, 1,78 + 0,53 ngày khi nuôi ở nhiệt độ 26,23 oC và 1,62 + 0,51 ngày khi nuôi ở 28,65 oC.

ảnh 4.9. Sâu non tuổi 1 của Thrips palmi Karny (ng−ời chụp: Hà Quang Hùng, 2007)

Cũng ở điều kiện nuôi nh− vậy nh−ng thời gian phát dục của sâu non tuổi 2 kéo dài hơn, trung bình 2,38 + 0,70 ngày, nh−ng chúng cũng có chiều h−ớng rút ngắn thời gian phát dục khi nhiệt độ tăng. ở nhiệt độ 24,45 oC, thời gian phát dục kéo dài 2,62 + 0,75 ngày, ở 25,97 oC kéo dài 2,58 + 0,67 ngày, ở 26,23 oC kéo dài 2,34 + 0,56, và ở 28,65 oC thì kéo dài chỉ 1,98 + 0,71 ngày.

ảnh 4.10. Sâu non tuổi 2 của Thrips palmi Karny (ng−ời chụp: Hà Quang Hùng, 2007) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pha nhộng của Thrips palmi gồm có 2 giai đoạn tiền nhộng và nhộng. ở

giai đoạn này chúng ngừng ăn và ít di chuyển. Thời gian phát dục của tiền nhộng kéo dài 1-2 ngày, trung bình 1,65 + 0,49 ngày. Qua 4 đợt thí nghiệm, không có sự chênh lệch lớn về thời gian phát dục của pha tiền nhộng. Thời gian phát dục của pha nhộng kéo dài từ 1-2 ngày, trung bình 1,81 + 0,67 ngày. Khi nhiệt độ tăng từ 24,45 oC đến 28,65 oC thì thời gian phát dục của nhộng giảm rõ từ 2,01 + 0,73 ngày xuống còn 1,62 + 0,80 ngày.

ảnh 4.11. Tiền nhộng của Thrips palmi Karny (ng−ời chụp: Hà Quang Hùng, 2007)

ảnh 4.12. Nhộng của Thrips palmi Karny (ng−ời chụp: Hà Quang Hùng, 2007)

Thời gian từ khi vũ hoá đến lúc bắt đầu đẻ trứng của tr−ởng thành Thrips palmi kéo dài từ 1 đến 3 ngày, trung bình 2,80 + 0,31 ngày, thời gian

này rút ngắn lại khi nhiệt độ tăng. ở nhiệt độ 24,45 oC, thời gian tr−ớc đẻ trứng từ 3,01+ 1,22 ngày và giảm xuống còn 2,53 + 0,54 oC ngày khi nuôi ở nhiệt độ 28,65 oC.

Qua 4 đợt nuôi trong phòng thí nghiệm, với nhiệt độ nuôi từ 24,45 oC đến 28,65 oC (trung bình 26,33 oC), ẩm độ từ 65,27 % đến 73,35 % (trung bình 70,10 %), thì vòng đời của Thrips palmi kéo dài từ 14 - 17 ngày trung bình 15,46 + 0,50 ngày. Kết quả nuôi cũng cho thấy thời gian hoàn thành vòng đời của Thrips palmi tỷ lệ ngịch với điều kiện nhiệt độ nuôi. ở nhiệt độ nuôi 24,45 oC, vòng đời 16,59 + 0,28 ngày, 25,97 oC vòng đời 16,16 + 0,66 ngày, 26,23 oC vòng đời 15,13 + 0,25 ngày và chỉ còn 13,92 + 0,67 ngày khi ở nhiệt độ 28,65 oC. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu của nhiều tác giả khi cho rằng, khi nhiệt độ càng cao thì vòng đời của Thrips palmi càng ngắn lại (Bournier, 1983; 1987; Martin và Mau, 1992) [24], [26], [46].

Bảng 4.7. Vòng đời của bọ trĩ Thrips palmi Karny trong phòng thử nghiệm

Thời gian phát dục các pha của Thrips palmi Karny(ngày) Pha phát dục Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Trung bình (x+∆) Trứng 5,21 + 0,55 5,18 + 0,62 4,89 + 0,32 4,64 + 0,43 4,98 + 0,39 Sâu non T1 2,02 + 0,43 1,94 + 0,76 1,78 + 0,53 1,62 + 0,51 1,84 + 0,61 Sâu non T2 2,62 + 0,75 2,58 + 0,67 2,34 + 0,56 1,98 + 0,71 2,38 + 0,70 Tiền nhộng 1,72 + 0,41 1,70+ 0,54 1,65 + 0,37 1,53 + 0,41 1,65 + 0,49 Nhộng 2,01 + 0,73 1,85+ 0,48 1,74 + 0,29 1,62 + 0,80 1,81 + 0,67 TT đến đẻ 3,01+ 1,22 2,91 + 1,16 2,73 + 0,65 2,53 + 0,54 2,80 + 0,31 Vòng đời 16,59 + 0,28 16,16 + 0,66 15,13 + 0,25 13,92 + 0,67 15,46 + 0,50 Nhiệt độ TB (o C) 24,45 25,97 26,23 28,65 26,33 ẩm độ TB (%) 65,27 70,56 73,35 71,23 70,10

Ghi chú: T: tr−ởng thành, T1: tuổi1, T2: tuổi 2

Trong những năm gần đây đ6 có nhiều tác giả nghiên cứu về vòng đời của bọ trĩ Thrips palmi Karny trên các loài cây trồng khác nhau nh−: đậu rau (Yorn Try, 2003) [15], bông (Hoàng Anh Tuấn, 2002) [9]. Chúng tôi thấy có một sự sai khác đáng kể về vòng đời của Thrips palmi Karny khi nuôi trên các loại thức ăn khác nhau với điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khác nhau (bảng 4.8).

Bảng 4.8. So sánh vòng đời của Thrips palmi Karny trên các loại thức ăn khác nhau với nhiệt độ và ẩm độ khác nhau

Đậu rau (Yorn Try, 2003) [15] Loại thức ăn

Chỉ tiêu theo dõi Đậu trạch

Đậu cô ve

xanh Đậu đũa

Bông (Hoàng Anh Tuấn, 2002) [9] Lạc (Ngô Quỳnh Hoa, 2007) Vòng đời (ngày) 19,67 + 1,00 21,35 + 1,03 29,79 + 1,27 13,17 + 1,74 15,46 + 0,50 Nhiệt độ TB (oC) 20,42 + 0,20 20,93 + 0,23 20,80 + 0,23 27,8 26,33 ẩm độ TB (%) 77,66 + 0,27 77,65 + 0,28 77,65 + 0,26 70,3 70,10

4.3.2.2. Sức đẻ trứng và thời gian sống của bọ trĩ Thrips palmi Karny

Chúng tôi tiến hành ba đợt nuôi để tìm hiểu sức đẻ trứng của tr−ởng thành. Sức đẻ trứng của tr−ởng thành đ−ợc thể hiện qua bảng 4.9.

ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm 21 oC và ẩm độ 67,8 % thì thời gian sống của con tr−ởng thành kéo dài từ 7 đến 23 ngày, trung bình 15,17+ 7,32 ngày, ở nhiệt độ 25,5 oC và ẩm độ 70,1 % thì thời gian sống của con tr−ởng thành kéo dài 8 đến 20 ngày, trung bình 14,35+ 5,62 ngày, và khi nhiệt độ tăng lên 27,9 oC, ẩm độ 71,7 % thời gian sống của con tr−ởng thành chỉ kéo dài từ 5 đến 18 ngày, trung bình 11,98 + 6,06 ngày. Nh− vậy, khi nhiệt độ thấp thì thời gian sống của con tr−ởng thành dài hơn và ng−ợc lại, khi nhiệt độ tăng thì thời gian sống của con tr−ởng thành giảm.

Khi theo dõi yếu tố nhiệt độ có ảnh h−ởng nh− thế nào đến khả năng sinh sản của Thrips palmi Karny, qua ba đợt nuôi chúng tôi thấy ở nhiệt độ 25,5 oC khả năng sinh sản của con tr−ởng thành là cao nhất. Khi nhiệt độ 21 oC, thì con tr−ởng thành chỉ đẻ đ−ợc 21,93 + 8,29 trứng, khi nhiệt độ 25,5 oC con tr−ởng thành đẻ đ−ợc 24,83 + 10,83 trứng, và khi nhiệt độ lên đến 27,9 oC thì khả năng đẻ của con cái lại giảm xuống còn 19,15 + 7,6 trứng. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Vijjaya Lakshmi (1994) [63] khi cho rằng nhiệt độ trên d−ới 25 oC là thích hợp nhất cho sự sinh sản của bọ trĩ.

Bảng 4.9. Sức đẻ trứng và thời gian sống của bọ trĩ tr−ởng thành

Thrips palmi Karny

Đợt điều tra Chỉ tiêu theo dõi

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3

Trung bình (x+∆) Thời gian sống (ngày) 15,17+ 7,32 14,35+ 5,62 11,98+ 6,06 13,83+6,23 Khả năng sinh sản (trứng) 21,93 + 8,29 24,83 + 10,83 19,15 + 7,62 21,97+ 8,51

Nhiệt độ TB (oC) 21 25,5 27,9 24,8

ẩm độ TB (%) 67,8 70,1 71,7 69,87

(Thí nghiệm thực hiện tại Bộ môn côn trùng - Tr−ờng ĐH Nông nghiệp I)

4.4. Thiên địch của bọ trĩ hại lạc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.1. Thành phần thiên địch của bọ trĩ hại lạc

Kết quả điều tra thu thập và theo dõi trong phòng đ6 xác định đ−ợc 9 loài thiên địch của bọ trĩ hại lạc.

Qua quá trình điều tra, chúng tôi thấy phổ biến nhất trên các loài ăn thịt đ−ợc xác định là bọ xít nâu nhỏ Orius sauteri Poppius và bọ xít đen nhỏ

Orius sp. thuộc bộ Hemiptera, họ Anthocoridae, chúng tấn công sâu non, nhộng và tr−ởng thành. Cả ấu trùng và con tr−ởng thành loài này đều có khả năng săn bắt bọ trĩ.

Bảng 4.10. Thành phần thiên địch của bọ trĩ hại lạc vụ xuân 2007

STT Tên khoa học Tên th−ờng gọi Tên bộ Tên họ Mức độ phổ

biến 1 Coccinella

transversalis Fabricius Bọ rùa vằn Coleoptera Coccinellidae

+

Một phần của tài liệu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch (côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh) của chúng; đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ trĩ chính trên lạc vụ xuân 2007 TạI Hà Nội Và VùNG PHụ CậN (Trang 42)