5.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài có thể rút ra những kết luận sau:
- Tốc độ tăng trưởng của cá tra cho ăn thức ăn chứa AFB1 với hàm lượng 10 đến 50 mg/kg chậm hơn so với cá cho ăn AFB1 thấp hơn, từ 0 đến 2,5 mg/kg thức ăn.
- AFB1 chứa trong thức ăn với hàm lượng khác nhau (0,5-50 mg/kg) ít ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá Tra, trung bình đạt từ 83,3 đến 100%.
- Gan và thận cá tra bị tổn thương khi cá được cho ăn thức ăn chứa hàm lượng AFB1 từ 0,5 mg/kg thức ăn trở lên. Ở hàm lượng 50 mg AFB1/kg thức ăn, nhân tế bào gan bị teo, tích lũy mỡ và bị hoại tử, tế bào thận bị
sưng phồng, xuất hiện các không bào trong tế bào chất và bị hoại tử. - Ngưỡng nhiệt độ của của cá tra không thay đổi theo hàm lượng AFB1
trong thức ăn. Ngưỡng nhiệt độ trên của cá tra là 41-42oC và ngưỡng nhiệt
độ dưới là 11-12oC.
- Cường độ hô hấp và ngưỡng oxy ít thay đổi theo thức ăn thí nghiệm. Ở
nghiệm thức 50 mg AFB1/kg thức ăn, cá tra có cường độ hô hấp (208 mg Oxy/kg/giờ) và ngưỡng oxy (1,83 mg/L) cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.
- Tính mẫn cảm của cá tăng lên khi cá được cho ăn thức ăn chứa hàm lượng AFB1 tăng từ 0-10mg/kg thức ăn.
5.2. Đề nghị
- Nghiên cứu mức độ tích lũy độc tố nấm trong nguyên liệu làm thức ăn cho cá Tra hiện nay
- Nghiên cứu khả năng tích lũy AFB1 trong thịt cá khi ăn phải thức ăn có chứa độc tố này