Về mặt tự nhiên

Một phần của tài liệu Đề địa lí 12 - sưu tập đề kiểm tra, thi học kỳ, thi học sinh giỏi, tn địa lý tham khảo (180) (Trang 27)

+ Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng hơn 1 triệu km2

. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú.( có hơn 2000 loài cá, hơn 1600 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm..)

+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, trữ lượng lớn.

+ Ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, trên đất liền có nhiều sông ngòi, kênh rạch… => nuôi trồng thuỷ sản.

- Về mặt KT – XH

+ Nhân dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản + Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.

+ Dịch vụ thuỷ sản được mở rộng và CN chế biến được đầu tư và phát triển

+ Nhu cầu thị trường ngày càng lớn, việc áp dụng KHKT trong nuôi trồng được chú ý.

* Khó khăn

+ Hằng năm có khoảng 9 – 10 cơn bão và 30 đến 35 đợt gió mùa Đông Bắc => thiệt hại người và tài sản

+ Nuôi trồng thuỷ sản còn bị hạn chế do dịch bệnh thường xảy ra

+ Tàu thuyền, phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới, hệ thống cảng chưa đáp ứng được nhu cầu.

+ Môi trường một số vùng biển bị suy thoái + CN chế biến chưa đáp ứng một cách tốt nhất. + Thị trường xuất khẩu không ổn định..

Câu II ( 2 điểm) 1. Vẽ biểu đồ cột

2. Nhận xét: Nhìn chung tổng diện tích cây công nghiệp nước ta tăng, trong đó diện tích cây công nghiệp hàng năm và diện tích cây công nghiệp lâu năm đều tăng, nhưng tốc độ tăng không đều:

+ Tổng diện tích cây công nghiệp tăng 6,56 lần.

+ Cây công nghiệp hàng năm tăng chậm và không ổn định (tăng 4,27 lần) + Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và tăng liên tục (tăng 9,22 lần)

- Những nhân tố tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của cây công nghiệp nước ta: + Nước ta có tiềm năng phát triển cây công nghiệp (đất, khí hậu…)

+ Có nguồn lao động dồi dào.

+ Việc đảm bảo lương thực giúp chuyển một phần diện tích cây lương thực sang trồng cây công nghiệp.

+ Những chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của nhà nước. + Sự hoàn thiện của công nghiệp chế biến.

Câu III ( 3 điểm)

Các điều kiện để phát triển ngành công nghiệp điện lực.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều hệ thống sông lớn, độ dốc cao, có nhiều thác ghềnh. - Nguồn nguyên – nhiên liệu phong phú: than đá, dầu mỏ, khí đốt.

- Tổng số giờ nắng lớn, tổng lượng bức xạ Mặt trời cao, nhiều gió, nguồn nước dồi dào. - Nhu cầu lớn, chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước.

Kể tên các tỉnh, thành trọng điểm về phát triển thủy sản (giá trị thủy sản chiếm trên 30% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản) : Quảng Ninh,TP Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang.

Giải thích:

- Giáp biển, vùng biển thuộc các ngư trường lớn, nguồn thủy hải sản phong phú (bãi tôm, bãi cá).

- Nhiều điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản.

II. PHẦN RIÊNG ( 2 điểm)

Câu IV. a Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

Sau đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước trên thế giới.

Xuất khẩu :

+ Nhờ việc mở rộng và đa dạng hoá thị trường, kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng lên.

+ Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thuỷ sản.

+ Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Nhập khẩu

+ Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh. …

+ Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta bao gồm chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.

+ Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.

Câu IV b. a) Tính tỉ trọng...(%)

Sản lượng ĐBSCL ĐBSH Cả nước

Cá nuôi 67,16 17,25 100

Tôm nuôi 81,22 2,53 100

b) ĐBSCL là vùng có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là do: - Có đường bờ biển dài

- Có ngư trường trọng điểm Cà Mau-Kiên Giang, gần ngư trường Bà Rịa-Vũng Tàu – Bình Thuận – Ninh Thuận

- Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn, trữ lượng cá biển chiếm ½ cả nước

- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày, nhiều bãi triều, rừng ngập măn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Dân cư có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản

- Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho sự phát triển nhiều loài sinh vật biển, ít có bão nên tàu thuyền đánh bắt cá hoạt động quanh năm .

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ 10Câu I (3 điểm) Câu I (3 điểm)

1. Biểu hiện của tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta:

+ Tổng bức xạ lớn.

+ Cán cân bức xạ dương quanh năm. + Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. + Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ.

Ảnh hưởng của biển đông đến địa hình và hệ sinh thái ven biển:

- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng như: các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu, các đầm phá, cồn cát, đảo ven bờ…

- Các hệ sinh thái cũng đa dạng và giàu có như: hệ sinh thái rừng ngập mặn diện tích tới 450 nghìn ha lớn thứ hai thế giới, rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao. Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

2. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành CN trọng điểm vì:

a) Có thế mạnh lâu dài

+ Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú: Nguyên liệu từ ngành trồng trọt; đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhu cầu tăng .

b) Mang lại hiệu quả kinh tế cao : Không đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn nhanh; Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động

c) Tác động mạnh đến sự phát triển của 1 số ngành kinh tế khác : nông nghiệp, ngư nghiệp và nhiều ngành khác.

Câu II ( 2 điểm)

a. Vẽ biểu đồ.

Yêu cầu: đúng về giá trị, khoảng cách năm; đẹp; đầy đủ tên, chú thích. - Nếu sai, thiếu 1 trong các yếu tố: - 0,25đ

- Vẽ sai dạng, không cho điểm.

b. Nhận xét và giải thích.

- Sản lượng thủy sản của nước ta từ 1990 đến 2007 đều tăng, cụ thể: + Sản lượng đánh bắt tăng: ……. nghìn tấn (hoặc tăng bao nhiêu lần..) + Sản lượng nuôi trồng tăng: ……. nghìn tấn. (hoặc tăng bao nhiêu lần..) + Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt.

- Do:

+ Đầu tư trang thiết bị, ngư cụ hiện đại, đóng mới các tàu thuyền công suất lớn, phát triển đánh bắt xa bờ.

+ Mở rộng diện tích nuôi trồng, đưa nhiều giống thủy sản mới vào nuôi trồng cho hiệu quả cao. + CN chế biến phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ rộng lớn…..

1. Công nghiệp trọng điểm

- Khái niệm ngành CN trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

* Hãy kể tên các ngành CNTĐ.

Gồm: CN năng lượng, chế biến LT-TP, dệt – may, hóa chất – phân bón – cao su, VLXD, cơ khí – điện tử…….

2.

- 5 thành phố trực thuộc Trung Ương : Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ .

- Các tỉnh của khu vực Tây Nguyên : Kon Tum , Gia Lai , Đăk Lăk , Đăk Nông và Lâm Đồng - Tên các núi ở các vung núi :

+ Vùng núi Đông Bắc : Phia Ya , Mẫu Sơn , Tây Côn Lĩnh + Vùng núi Tây Bắc : Phanxipăng , Pusilung , Pusamsao

+ Vùng núi Trường Sơn Bắc : Puxailaileng , Phu Hoạt , Rào Cỏ + Vùng núi Trường Sơn Nam : Ngọc Linh , Chư Yang Sin , Chưpha - Tên các dãy núi , cánh cung và cao nguyên :

+ Các dãy núi : Hoành Sơn , Hoàng Liên Sơn , Bạch Mã + Cánh cung : Sông Gâm , Ngân Sơn , Bắc Sơn , Đông Triều + Cao nguyên : Sơn La , Mộc Châu , Đăk Lăk , Di Linh ,…

Câu IV a - Thế mạnh và hạn chế của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam qua quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam, có các sân bay: Đà Nẵng, Phú Bài, cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào… thuận lợi phát triển kinh tế giao lưu hàng hóa.

+ Vùng có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.

+ Vùng còn khó khăn về lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông.

Câu IV. b

Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1.Phân tích các thế mạnh nổi bật và hạn chế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ.

a) Vị trí địa lí

- Liền kề với đồng bằng sông Cửu Long, giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, những vùng này là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

- Phía đông giáp biển thuận lợi phát triển kinh tế biển.

- Phía tây giáp Campuchia thuận lợi mở rộng buôn bán với các nước láng giềng.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Đất đỏ bazan màu mỡ, chiếm đến 40% diện tích của vùng. Ngoài ra còn có đất xám tuy nghèo dinh dưỡng nhưng thoát nước tốt là cơ sở hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả.

- Khí hậu cận xích đạo, ít bị ảnh hưởng của bão.

-Tài nguyên biển gần các ngư trường lớn là Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau – Kiên Giang. Vùng còn có điều kiện thuận lợi xây dựng cảng cá và nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Tài nguyên rừng tuy không nhiều nhưng là nguồn cung cấp gỗ, củi, cho dân dụng, cung cấp nguyên liệu giấy. Các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn trong vùng còn có ý nghĩa bảo vệ môi sinh và ý nghĩa về du lịch.

- Tài nguyên khoáng sản có dầu khí ở vùng thềm lục địa, sét, cao lanh.. - Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động: là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật - Sự phát triển kinh tế năng động của vùng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn, Có TP Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật : là vùng có cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất ở phía nam .

- Đông Nam Bộ là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn, thu hút nhiều dự án hợp tác đầu tư nước ngoài.

2. Trình bày sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm chính ở Đông nam Bộ. Vì sao ĐôngNam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất nước Nam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất nước

- Cao su: Đồng Nai,Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước.

- Cà phê: Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, ngoại vi TP Hồ Chí Minh.

- Điều: Bà Rịa-Vũng Tàu, ngoại vi TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. - Hồ tiêu: Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ 11Câu I (3 điểm) Câu I (3 điểm)

1. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta.a. Ý nghĩa tự nhiên a. Ý nghĩa tự nhiên

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Một phần của tài liệu Đề địa lí 12 - sưu tập đề kiểm tra, thi học kỳ, thi học sinh giỏi, tn địa lý tham khảo (180) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w