Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay hộ SXKD tại chi nhánh NHN0&PTNT khu vực triệu Hải Quảng Trị.

Một phần của tài liệu phan I mói (Trang 43)

NHN0&PTNT khu vực triệu Hải - Quảng Trị.

2.1. Thực thi chính sách lãi suất và phí dịch vụ linh hoạt, cạnh tranh.

Một chính sách lãi suất hợp lí là vấn đề quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó vừa phải đáp ứng bù chi, đảm bảo lợi nhuận vừa thu hút khách hàng về với ngân hàng. Để không ngừng mở rộng hoạt động và nâng cao hiệu quả cho vay, ngân hàng cần có chính sách vừa ưu dãi vừa linh hoạt và dựa trên nguyên tắc nhất quán là lãi suất cho vay phải phù hợp với chi phí của ngân hàng đồng thời phải giữ mức chênh lệch hợp lí và tương đối với lãi suất của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Để có mức lãi suất như vậy, ngân hàng cần giảm bớt chi phí không cần thiết, tính toán lãi suất và nghiên cứu tình hình thị trường quyết định lãi suất vào từng thời điểm cụ thể.

2.2. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn đối với hộ SXKD.

Đơn giản hóa thủ tục vay vốn đối với hộ SXKD là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, mục đích của vấn đề là làm sao để cho nguời dân nhận tiên vay từ ngân hàng thuận lợi và nhanh chóng nhất. Vì vậy phải xem xét đồng thời các mối quan hệ giữa các vần đề đơn giản hóa thủ tục cho vay, quy trình thẩm định xét duyệt cho vay và giải ngân tiền vay phải thực hiện sao cho đơn giản nhất mà vẫn đảm bảo tính pháp lí chặt chẻ. Quyết định số 148/1999/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ có quy định. “ Đối với hộ sản xuất nông,

Chuyên đề thực tập GVHD: Lê Ngọc Duy

lâm, ngư nghiệp ngân hàng cho vay vốn đến 10 triệu đồng người vay không phải thế chấp tài sản, chỉ nộp kèm theo đơn xin vay vốn, giấy xác nhận của UBND xã, thị trấn về diện tích đất đang sử dụng, không có tranh chấp ”. Quyết định này không chỉ nói về chính sách, cơ chế đảm bảo tiền vay mà còn bao hàm nội dung chính sách đơn giản hóa thủ tục vay vốn, người vay chỉ làm 2 động tác đơn giản:

- Nộp đơn xin vay vốn và giấy xác nhận quyền sử dụng đất. - Kí chứng nhận vay tiền ngân hàng.

Nhưng trên thực tế, người vay còn phải đến UBND xã, thị trấn để đóng dấu xác nhận vào giấy đề nghị vay vốn và sổ vay vốn. Thủ tục này trùng lặp, vì vậy cần phải giải quyết như sau: Nếu khách hàng vay vốn lần đầu được cấp sổ vay vốn và giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của địa phương và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì ngân hàng giải ngân. Nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn lần sau thì chỉ cần sổ vay vốn đã lập lần trước và giấy đề nghị vay vốn. Nếu thực hiện được thì thu hút được nhiều khách hàng hơn trong tương lai.

2.3. Cải tiến nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án

Việc thẩm định của cán bộ tín dụng còn mang tính hình thức, chưa thực sự chặt chẻ, do đó nợ quá hạn và nợ xấu vẫn còn tồn động. Vì vậy cần phải tuyệt đối tranh thủ quy trình tính dụng và đảm bảo tính dụng đối với hộ sản xuất, thường xuyên kiểm tra quy trình để có cải tiến phù hợp nhằm phòng ngừa, hạn chế sự rủi ro. Trước khi cho vay: Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định như tính pháp lí, khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo thời hạn cam kết, mục đích sử dụng vốn vay, thực hiện các quy trình đản bảo tiền vay theo quy định. Sau khi cho vay: Kiểm tra mục đích sử dụng tiền cho vay, hiệu quả của phương án sản xuất, hiện trạng tài sán đảm bảo tiền vay...Mỗi lần kiểm tra phải có biên bản và lưu hồ sơ tính dụng. Nếu cán bộ tín dụng thực hiện tốt các khâu thẩm định thì hạn chế được sự rủi ro, đem lại hiệu quả cho ngân hàng.

2.4. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Để giảm thiểu rủi ro từ phía ngân hàng cũng như khách hàng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay, chi nhánh cần coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Ngân hàng phải lập một nhóm chuyên viên thanh tra kiểm tra mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt hàng tháng nhóm thanh tra cùng phối hợp với cán bộ tín dụng đến địa điểm hoạt động của khách hàng có quy mô sản xuất lớn để xem hiệu quả hoạt động kinh doanh như thế nào. Ngoài ra còn phải thường xuyên kiểm tra mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Chuyên đề thực tập GVHD: Lê Ngọc Duy

để phát hiện ngăn chặn kịp thời, ngăn ngừa những việc làm sai nguyên tắc, những hiện tượng tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động cũng như uy tín và sự phát triển của ngân hàng.

2.5. Nâng cao trình độ toàn diện cho cán bộ tín dụng và các cộng tác viên.

Với địa bàn rộng 70.120 ha và hơn 15.000 hộ vay, chi nhánh cần có thêm cán bộ tín dụng có chất lượng để kịp thời thẩm định những hộ vay có nhu cầu vay vốn. Vì vậy cần phải:

- Tiến hành phân loại đội ngũ cán bộ tín dụng có kế hoạch cụ thể để đào tạo lại, trang bị thêm kiến thức nghiệp vụ tính dụng, nên ưu tiên những cán bộ có năng lực, trình độ tâm huyết sang làm tính dụng. Ngoài ra cán bộ tín dụng phải áp dụng tri thức mới, cộng nghệ mới, sản phẩm mới, xâm nhập thị truờng, am hiểu khách hàng, nắm bắt phong tục tập quán ở địa phương, tranh thủ sự giúp đở của các ngành các cấp ở địa phương, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả cho vay, ngân hàng chú trọng việc nghiên cứu phục vụ quá trình đổi mới chính sách phục vụ khách hàng, công tác quản trị... nhằm giảm chi phí, nâng cao an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

- Cử cán bộ đi học các chương trình do trung ương tổ chức. Chú trọng việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học theo hướng hiện đại hóa ngân hàng nhằm tiếp cận với các công cụ, quy trình công nghệ thanh toán hiện đại.

- Khuyến khích tin thần tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ. Có chế độ thưởng phạt hợp lí đối với từng cá nhân. Bồi dưỡng kiến thức cho cộng tác viên, tổ trưởng các tổ vay vốn.

2.6. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.

Thường xuyên cử cán bộ đi khảo sát, nghiên cứu tại cơ sở sản xuất của hộ gia đình, việc này không thu nhập những con số cụ thể nhưng lại hình dung khá rõ ràng về tình trạng hiện thời của hộ SXKD, vận dụng khả năng quan sát, phân tích linh hoạt và xử lí thông tin để khai thác thông tin từ khách hàng. Tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng theo từng niên độ kế toán như quý, năm... để phổ biến những quy định, những chính sách, thủ tục mới, lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng, tạo điều kiện gặp gỡ, làm quen giữa các đối tác để tìm ra cơ hội làm ăn, đối tác mới, thị trường đầu tư mới có lợi cho khách hàng.

Sau đó, ngân hàng sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, xử lí phân loại khách hàng và có biện pháp cụ thể. Ngoài ra, ngân hàng có thể phối hợp với các đoàn thể tại địa phương để có thể tiếp cận dể dàng và tìm hiểu thị trường hơn.

Chuyên đề thực tập GVHD: Lê Ngọc Duy

Để có thể mở rộng được yêu cầu thu thập thông tin về khách hàng nhằm mục đích mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh, trong thời gian đến theo em cách đơn giản nhất lập hồ sơ theo dõi khách hàng và tiến hành xếp loại từng tiêu thức đánh giá theo bảng sau:

Bảng 12: BẢNG THEO DÕI KHÁCH HÀNG NỘI DUNG MỨC ĐỘ TỐT KHÁ TB YẾU KÉM 1, Tư cách đạo đức 2, Khả năng quản lí 3, Năng lực hoàn trả 4, Sức mạnh tài chính 5, Biện pháp đảm bảo 6, Mục đích sử dụng

2.7. Một số biện pháp kiểm soát rủi ro.

2.7.1. Phòng chóng rủi ro cho hộ vay gia đình.

Bất kì hoạt động kinh doanh thì quá trình sinh lời thì cũng luôn đi với sự rủi ro, lợi nhuận càng cao thì sự rủi ro càng lớn. Một số nguyên nhân gây rủi ro có thể xem xét như sau:

- Rủi ro liên quan đến người vay tiền: Do ngân hàng đặt niền tin vào sự ưu ái ở một số khách hàng mà không chắc chắn vền mặt năng lực pháp lí, khả năng trả nợ của họ.

- Rủi ro về kỉ thuật nghiệp vụ: ngân hàng đã cho khách hàng vay tiền mà không kiểm soát được mục đích của khách hàng.

- Rủi ro liên quan đến đảm bảo: do ngân hàng chưa xem xét đến khả năng đảm bảo tiền vay của khách hàng khi cho vay.

- Ngoài ra còn có một số rủi ro mà ngân hàng không lưu tâm như đạo đức của khách hàng...

2.7.2. Các giải pháp giải quyết rủi ro

Bên cạnh các giải pháp như khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng, xiết nợ tài sản thế chấp của khách hàng...thì về lâu dài mang tính chiến lược, ngân hàng cần triển khai các biện pháp đề phòng, đối phó với rủi ro trong tín dụng như:

Chuyên đề thực tập GVHD: Lê Ngọc Duy

- Phân chia giới hạn rủi ro + Cho nhiều khách hàng vay + Cho nhiều ngành hoạt động vay + Cho vay ở nhiều vùng khác nhau + Giới hạn số tiền vay

- Xem xét cẩn thận hồ sơ khách hàng

+ Dự án đầu tư có khả thi hay không? Có thích hợp với chính sách tín dụng của Chính phủ hay không? Ngân hàng sẽ có lợi gì?

+Khách hàng có đủ năng lực pháp lí hay không? Mục đích vay vốn của khách hàng là gì? Biện pháp bảo đảm tiền vay như thế nào?

2.8. Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương

Để thực hiện đường lối đổi mới CNH-HĐH của Đảng, chi nhánh cần có một nguồn vốn ổn định. Trước yêu cầu đó phải tăng cường nguồn huy động để đáp ứng mọi nhu cầu vốn cần thiết phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế của địa phương, nhất là vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Do đó chi nhánh phải áp dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn huy động nhằm giải quyết việc thiếu vốn trong những năm qua như :

- Tăng cường vốn huy động tại các khu vực thị trấn, thị tứ và nơi tập trung đông dân cư. - Mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế và đoàn thể xã hội có lượng tiền thanh toán để thu hút mở tài khoản thanh toán nhằm khơi tăng nguồn vốn với lãi suất thấp.

- Phát hành kỳ phiếu các loại kỳ hạn khác nhau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng trả lãi hàng tháng với lãi suất hấp dẫn, nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư.

- Giúp dân xoá được thói quen để tiền ở nhà, khuyến khích tinh thần tiết kiệm để làm giàu. Nhưng để thực hiện điều đó có hiệu quả, ngân hàng phải tạo sự tin tưởng và nâng cao sự hiểu biết của dân đối với hoạt động ngân hàng. Ngoài tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ ngân hàng phải gần gũi, giúp đỡ, tư vấn, góp ý một cách trung thực, chân thành cho dân trong tiết kiệm và sử dụng tiền, để dân thấy rõ được mục đích và sự an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng.

Một phần của tài liệu phan I mói (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w