- Nét độc đáo của nghệ thuật truyện này là hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần
1. Cụ Bơmen qua đời tại bệnh viện vì tuổi già, sức yếu, cảm lạnh nặng do phải đứng vẽ trên bậc thang cao khấp khểnh giữa trời tuyết cóng cũng là một cách kết thúc
đứng vẽ trên bậc thang cao khấp khểnh giữa trời tuyết cóng cũng là một cách kết thúc một cuộc đời nghệ sĩ không mấy niềm vui. Tại sao O.Hen ri lại chọn cách kết thúc truyện đau đớn ấy mà không viết những dòng cuối nhẹ nhàng, êm ái hơn ? Chẳng hạn, cụ Bơ men cảm nặng phải vào viện, Giôn xi khỏi bệnh biết rõ sự thật, vô cùng cảm động, ân hận. Cô ngày đêm chăm sóc cụ Bơ men như chăm sóc người cha thân yêu. Và sức khoẻ của hoạ sĩ cũng dần dần bình phục. Một buổi sáng mùa xuân nắng ấm, hai người cùng nhau ra viện, trở về noi cũ ở. Họ cùng nhìn lên bức tường xám nham nhở : chiếc lá trường xuân vẫn xanh ngắt giữa đám dây leo loằng ngoằng.
Không dễ dãi và nhạt nhẽo như ta nghĩ, nhà văn Mĩ đã gia tăng chất muối, cho gắt mặn hơn ấn tượng đậm chát trong lòng người đọc, cho độ căng của nghịch cảnh càng tăng, cho giọt nước mắt ân hận, biết ơn, nhớ tiếc càng chảy dài trên má Giôn xi, Xiu, và cả mỗi chúng ta.
Người đọc cứ bị ám ảnh mãi về tính hai mặt của biểu tượng « chiếc lá cuối cùng ». Chiếc lá cứu người- đó là mặt phải. Chiếc lá lại giết người- đó là mặt trái. Làm sao không nghĩ, không chiêm nghiệm về triết lí nhân sinh cao cả mà nghiệt ngã do nhà văn gợi ra từ một chiếc lá trường xuân nhỏ bé tầm thường, do bàn tay một hoạ sĩ « thường thường bậc trung ». Cụ Bơ men đáng thương, đáng kính và cũng nhiều khi đáng ngại, khi uống rượu say- đã để trọn cuộc đời dài trong nghèo túng và thất bại bằng thành công loé sáng cuối cùng. Bức tranh « lá » thật sinh động đến nỗi con mắt chuyên môn tinh trẻ của Giôn xi nhìn ngắm hoài mà sao không thể phân biệt nổi là lá thật hay lá vẽ ? Hoạ sĩ già « tử vì nghệ », đã vui lòng đổi kiệt tác của mình bằng cả xác, hồn và tình thương người nồng nhiệt, nỗi đam mê nghề nghiệp đến quên cả tuổi tác, nỗi cay cú vì cả đời lao động nghệ thuật kiệt lực mà thành công chưa một lần mỉm cười.
Một điều hết sức cảm động là khi đứng giữa trời đêm gió lạnh, tay miệt mài đưa bút vẽ lên tường, cụ Bơ men chắc không hề nghĩ đến việc mình đang làm nghệ thuật, đang thực hiện công trình có thể lưu danh hậu thế. Đơn giản, cụ chỉ nghĩ đây là cách tốt nhất cụ có thể làm, để cứu Giôn xi. Bức tranh vẽ hoàn thành, hoạ sĩ già vào viện và thanh thản sang thế giới bên kia trong niềm vui Giôn xi khỏi bệnh, chẳng hề bận tâm đến « chiếc lá » kia có thành kiệt tác hay không ?
2.Câu hỏi dành cho học sinh giỏi : Có người nhận xét rằng chiếc bóng trên vách đã giết chết Vũ Nương nhưng chiếc lá trên tường đã cứu sống Giôn Xi. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy phát biểu ý kiến của em về vấn đề này.
Gợi ý