Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn nguyên liệu đến động thái tăng trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của mộc nhĩ đen (auricularia – judae) trên một số phế thải nông nghiệp tại mai sơn – sơn la năm 2014 (Trang 29)

8. Cấu trúc của đề tài

3.1.4 Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn nguyên liệu đến động thái tăng trưởng

kính mũ mộc nhĩ đen.

Đường kính mũ mộc nhĩ là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của mộc nhĩ bởi mũ mộc nhĩ là một phầm của sản phẩm thu hoạch. Thông qua, hình dạng và đường kính mũ mộc nhĩ ta có thể biết được cây sinh trưởng tốt hay không.

Động thái tăng trưởng đường kính mũ mộc nhĩ: Đường kính được xác định từ sau 5 ngày khi cụm mộc nhĩ mọc ra từ vết rạch và hình thành mũ nấm hoàn chỉnh. Mộc nhĩ cho thu hoạch là những cá thể nấm có đường kính mũ nấm ổn định, có độ rắn chắc, các bào tử ở dưới mũ nấm bắt đầu phát tán ra trong không khí như những lớp khói đen.

Bảng 3.4 Động thái tăng trưởng đường kính mũ mộc nhĩ đen

Đơn vị: cm CT Sau 5 ngày Sau 8 ngày Sau 11 ngày Sau 14 ngày Trung bình CT1 1,1 2,25 4,5 6,8 3,66 CT2 1,05 2,3 5 7,1 3,86 CT3 1,15 2,4 4,7 6,9 3,79 LSD0,05 0,32 CV % 4,2

Qua kết quả ở bảng 3.4 và Sau 5 ngày mọc ta thấy tốc độ tăng trưởng đường kính mũ mộc nhĩ có sự khác nhau. Thể hiện sự chênh lệch của đường kính mũ nấm ở các

công thức là từ 1,05 - 1,15 cm. Qua theo dõi 8 ngày sau mọc ta thấy đường kính mũ nấm ở các công thức đã có sự tăng về tốc độ sinh trưởng nhưng khá thấp khoảng 2,25 - 2,4 cm. Tuy nhiên sau 11 ngày mọc ta nhận thấy tốc độ sinh trưởng của sợi mộc nhĩ tăng rất nhanh gần gấp 2 lần so với 3 ngày trước. Từ sau 14 ngày mọc ta lại thấy tốc độ phát triển sợi mộc nhĩ tuy có tăng nhưng tốc độ lại giảm dần, thể hiện sự chênh lệch của các công thức là từ 6,8 - 7,1 cm.

Qua các kết quả đạt được ta thấy các công thức thí nghiệm được trồng trên cùng một giống mộc nhĩ, kĩ thuật chăm sóc như nhau, thành phần dinh dưỡng khác nhau thì đường kính mũ nấm có khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của mộc nhĩ đen (auricularia – judae) trên một số phế thải nông nghiệp tại mai sơn – sơn la năm 2014 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)