Nghệ thuật nhân hoá của Nguyễn Tuân trong tập tuỳ bút Sông Đà

Một phần của tài liệu Nghệ thuật so sánh và nghệ thuật nhân hoá trong tuỳ bút sông đà của nguyễn tuân (Trang 35 - 47)

T ên tác phẩm câu văn ổng số trần thuật

2.2.2.Nghệ thuật nhân hoá của Nguyễn Tuân trong tập tuỳ bút Sông Đà

Nghệ thuật nhân hoá là biện pháp nghệ thuật truyền thống của văn học phơng Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Nghệ thuật đó nảy sinh từ một quan niệm của triết học phơng Đông. Con ngời và vũ trụ luôn hoà nhập vào nhau. Giữa con ngời và vũ trụ có mối tơng liên nào đó: “Thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân cảm ứng”. Vì thế, con ngời phơng Đông bao giờ cũng nhìn thế giới tự nhiên quanh mình có linh hồn nh chính con ngời vậy. Và bao giờ cũng em

thiên nhiên nh bầu bạn để những lúc có tâm sự lại tìm đến thiên nhiên. Lúc ấy, thiên nhiên lại là phơng tiện thể hiện tâm sự của con ngời và thiên nhiên đợc khoác trên mình nó những trạng thái, tính cách của con ngời.

Tùng cúc lờng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm

(Đỗ Phủ)

Khóm cúc nở hoa đã hai lần làm tuôn rơi nớc mắt ngày trớc.

Núi láng giềng, chim bầu bạn Mây khách khứa, nguyệt anh tam

(Nguyễn Trãi)

Biện pháp nhân hoá đợc sử dụng phổ biến trong thơ ca cổ phơng Đông. Biện pháp đó đến bây giờ vẫn đợc rất nhiều nhà thơ, nhà văn sử dụng để thể hiện cảm nhận riêng về thế giới tự nhiên.

Nguyễn Tuân là nhà văn sử dụng khá nhiều biện pháp nhân hoá. Trong tùy bút Sông Đà, số lợng câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá chỉ đứng sau số lợng câu văn sử dụng biện pháp so sánh. Thống kê 15 bài tuỳ bút của tập

Sông Đà, chúng tôi thống kê đợc 90 câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân

Hãy quan sát bảng thống kê sau: TT Tên tác phẩm Tổng số câu văn trần thuật Số câu văn sử dụng phép nhân hóa tỉ lệ 1 Đờng lên Tây Bắc 180 4 2,2% 2 Một tí về lịch sử và một bản... 289 1 0,35% 3 Tây Trang 188 5 2,66% 4 Đi mở đờng 210 6 2,8%

5 Dọn nhà lên Điện Biên 297 1 0,34%

6 Phố núi 231 4 1,7% 7 Xòe 254 1 0,4% 8 Đào Cộng sản 61 2 3,3% 9 Đất cũ Sơn La 293 4 1,4% 10 Tình cao su 232 10 4,3% 11 Bài ca trên phần mặt đờng 189 5 2,6%

12 Gió Than Uyên 155 11 7,1%

13 Than Quỳnh Nhai 161 4 2,5%

14 Ngời lái đò sông Đà 345 27 7,8%

15 Sông Đà đỏ 103 1 0,9%

Hình thức nhân hoá của Nguyễn Tuân vừa có nét chung, vừa có những bản sắc riêng. Nghệ thuật nhân hoá của Nguyễn Tuân không chỉ đơn thuần là biện pháp tu từ nói cho sinh động đối tợng mà bao giờ qua các hình ảnh nhân hoá, tác giả cũng thể hiện cái cảm nhận riêng của mình về đối tợng. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu những biểu hiện độc đáo về nghệ thuật nhân hoá của Nguyễn Tuân trong Sông Đà.

2.2.2.1. Nguyễn Tuân nhìn thiên nhiên, cảnh vật giống nh con ngời với những tâm trạng, tính cách, hành động khá nhau

Đến với Tây Bắc, Nguyễn Tuân đợc thả hồn trên những ngọn núi, những cánh rừng Tây Bắc với niềm yêu, say mới. Nhng khác với những nhà văn đơn giản, một chiều, Nguyễn Tuân đã miêu tả đợc sự khắc nghiệt của Tây Bắc bằng bút pháp hiện thực. Đó là cách ông chống lại cách nói sáo mòn xa cũ, chỉ thấy Tây Bắc là “rừng vàng biển bạc”. Nguyễn Tuân cũng thấy đợc Tây Bắc đẹp nh- ng Tây Bắc vẫn còn nghèo nàn, thiên nhiên Tây Bắc hoang vu, bí hiểm. Cái thiên nhiên ấy đang trở thành thế lực hung dữ ngăn cản quá trình xây dựng, cải tạo của con ngời. Để lột tả đợc khó khăn của những ngời cải tạo, xây dựng quê hơng Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã khoác vào thế giới thiên nhiên Tây Bắc các đặc điểm của con ngời. Dới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông, đá, sóng, gió... đều hiện lên sôi động, có hồn với tất cả các biểu hiện của con ngời về tính cách, tâm trạng, hành động.

Trong Sông Đà xuất hiện một loạt hình ảnh rất sống động và độc đáo:

"Đá bớng bỉnh", "những chùm sao run run", "nớc chảy hậm hực", "những con lũ của rừng sớt mớt", "cái con sông đau thơng", "cao su khó tính", "thác sông Đà ác hơn", "con suối... đổi lòng", "con sông dữ tợn", "tất cả những cái lá cao su đang nhí nhảnh", "cánh đồng lịch sử Mờng Thanh hiền lành", "cái luồng giận dữ của một con thác". Tất cả những từ nh: bớng bỉnh, run run, hậm hực, sớt mớt, đau thơng, dữ tợn, ác, nhí nhảnh, hiền lành đều là

những tính từ chỉ tính chất, trạng thái của con ngời. Nhng những từ đó đã đợc Nguyễn Tuân sử dụng đúng, hợp lý đối với từng loại đối tợng. Cái tài tình của Nguyễn Tuân là ở chỗ: thông thờng khi nhân hoá ngời ta chỉ lấy các tính cách, đặc điểm tiêu biểu của con ngời để ghép cho đối tợng nh tính chất: ác, hiền lành. Nhng ở Sông Đà, Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện hiện tợng bằng các đặc điểm, tính chất tiêu biểu của con ngời mà ông còn ghép vào sự vật, hiện tợng những biểu hiện đa dụng trong tính chất, trạng thái của con ngời nh hậm hực, nhí nhảnh, bớng bỉnh, run run:

"Những chùm sao run run nh muốn né tránh gió Lào..."

(Tây trang)

“Có những cái sụ đá bớng bỉnh bao năm nay xoay lng ra đờng cái..."

(Đi mở đờng)

“Vờn cao su Điện Biên không ngừng ra lá già, lá non, tất cả những cái

lá cao su giữa vờn này đang múa trong nắng thu, đang nhí nhảnh trong gió núi Điện Biên".

(Tình cao su)

Không phải ai cũng nhìn thấy và đa đợc các nét tính chất, trạng thái trên của con ngời vào sự vật, hiện tợng. Chỉ có những tâm hồn tinh tế và một cây bút tài hoa nh Nguyễn mới thực hiện đợc điều đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tợng và sự vật trong Sông Đà không tĩnh tại mà rất sống động. Chúng cũng có những hành động nh chính con ngời. Ta bắt gặp trong Sông Đà rất nhiềuhình ảnh nhân hoá biểu thị sự hoạt động của thiên nhiên.

"Gỗ tơi kêu, đá kêu, suối la", "có những cái sụ đá...xoay lng ra đòng cái,

chổng mông, giơ đít...", "gió chúm vào móng ngựa", "gió trách móc", "mặt nớc hò la vang dậy ùa vào mà bẻ gãy cán chèo", "đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông", "cái thứ gió Than Uyên nó đang rống lên...".

Những từ: kêu, la, chổng (mông), giơ (đít), chém, hò la, trách móc, mai

phục... là những động từ diễn tả hành động của con ngời. Nhng ở đây, Nguyễn

Tuân đã khéo léo “nhập” nó vào thiên nhiên khiến thiên nhiên trở nên cựa quậy, sống động hơn bao giờ hết.

Nguyễn Tuân là nhà văn có thiên hớng thể hiện những khung cảnh hoặc đẹp tuyệt vời hoặc thật dữ dội. Khi thể hiện tính chất dữ dội, hiểm trở, tàn phá của thiên nhiên Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã dùng biện pháp nhân hoá. Ông đặc biệt đi sâu vào miêu tả sự vận động của thiên nhiên, cụ thể là những hoạt động, những hành động. Nhng đó cũng là những hành động mạnh mẽ mà ông lấy từ hành động của con ngời khoác vào thiên nhiên. Và để diễn tả điều đó, nhà văn rất hay dùng các động từ mạnh.

“Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông (...). Mỗi lần

có chiếc thuyền nào nhô vào đờng ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền".

"Nớc nó rống lên rồi đấy"

"Lại nh quãng mặt ghình Hát Loóng, dài hàng cây số, đá xô sóng, trong xô gió... "

(Ngời lái đò sông Đà)

"Gió đuổi theo ngời bộ hành đang rảo bớc trên con đờng về nông trờng

thân thuộc".

(Bài ca trên phần mặt đờng)

"Buổi chiều xám ập xuống Sông Đà, chụp lấy dãy phố"

(Phố núi)

“Gỗ tơi kêu, đất kêu, đá kêu, suối la lên mỗi lần núi ngả xuống vực từng

mảng".

(Đi mở đờng)

Những động từ mạnh: vồ, xô, đuổi, chụp, kêu, la có tác dụng gây ở ngời đọc một ấn tợng mạnh, tởng nh mình thấy rõ trớc mắt các hành động của sự vật, hiện tợng.

2.2.2.2. Nghệ thuật nhân hoá trong tuỳ bút Sông Đà đợc Nguyễn Tuân kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh để tăng độ chính xác

Trong tùy bút Sông Đà, ta bắt gặp nhiều câu văn có sự kết hợp đó. Chẳng hạn: "Bông giồng, gió chịt lấy cổ cây không tài gì nở hoa kết quả đợc (...) gió

đánh gốc nh vòi voi lay cuộn tàu lá nào cũng t ớc xơ" .

(Gió Than Uyên)

"Mặt hòn nào trông cũng ngỗ ngợc, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả mặt n ớc ...".

“N ớc bám lấy thuyền nh đô vật túm thắt l ng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nớc vang trời thanh la não bạt".

Những câu văn trên thể hiện sự khéo léo của Nguyễn Tuân khi kết hợp nghệ thuật so sánh và nhân hoá với nhau. Trớc hết, Nguyễn Tuân nhân hoá các hiện tợng, chẳng hạn, gió: chịt lấy cổ cây, đá: ngỗ ngợc, nhăm nhúm, nớc:

bám lấy thuyền... Sau khi nhân hoá các hiện tợng đó với những tính chất, hành

động của con ngời, tác giả lại tiếp tục sử dụng biện pháp so sánh để hiện tợng hiện lên cụ thể và thuyết phục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.3. Để nhân hoá các đối tợng không phải là con ngời, Nguyễn Tuân dùng các đại từ nhân xng, các danh từ chỉ bộ phận của con ngời cho các đối tợng đó

Trong tùy bút Sông Đà, Nguyễn Tuân nhiều lúc gọi thiên nhiên bằng các đại từ: thằng, anh, chị, nó, thím... (đó là những đại nhân xng chân thực hoặc lâm thời).

"Cho đến mấy anh cao su đa từ giới tuyến Vĩnh Linh lên hôm nọ mới vực

đợc mơi lăm cái lá non mà cũng đùa vui thi reo trớc gió nồm cuối năm".

(Đi mở đờng)

"Mùa xuân trôi cỏ chay, anh cỏ gianh nhìn xuống thân núi mà c ời cái thân loài cỏ chạy, nhng lúc cháy rừng, anh có gianh đứng mà chết cháy thì anh cỏ chạy lại đứng ở lòng suối lại nhìn lên trời mà cời rất lâu".

(Bài ca trên phần mặt đờng)

“Cái thằng đá tớng đứng chiếm ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè

thất vọng thua cái thuyền".

"Này, thím Sông Đà ơi, phải biết rằng cái thời làm dữ của Sông Đà coi nh xoá rồi đó nghe... thím quầy phá bừa bãi nh vậy bấy nhiêu niên, tởng cũng đủ chuyện giang hồ, bụi đời rồi".

(Ngời lái đò Sông Đà)

"Bỡ ngỡ chăng là những chị ong chúa, những đàn ong quân..."

(Tình cao su)

Bên cạnh sử dụng các đại từ, Nguyễn Tuân còn dùng các danh từ chỉ bộ phận của con ngời cho sự vật nh: mặt. tay, cổ....

"Cây cao su tớng (..., muốn đa cánh tay lá lên ra hiệu)..."

(Tình cao su)

“Bông giống, nó chịt lấy cổ cây không tài gì nở hoa kết quả đợc"

(Gió Than Uyên)

"Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngợc"

(Ngời lái đò Sông Đà)

Với những đại từ và những danh từ chỉ ngời trên, Nguyễn Tuân đã khiến cho sự vật, hiện tợng nh mang dáng dấp của con ngời. Tất nhiên, đi kèm với các đại từ, danh từ đó là những từ thể hiện tính chất, hành động của con ngời. Anh

cao su thì đùa vui, anh cỏ chạy cời chế nhạo anh cỏ gianh, thằng đá thì thất vọng, thím Sông Đà thì quấy phá...

Nghệ thuật nhân hoá trong tập tuỳ bút Sông Đà với những sáng tạo riêng, độc đáo của Nguyễn Tuân đã đa ông lên hàng nghệ sĩ ngôn từ và nó cũng góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên Tây Bắc sinh động, hùng vĩ.

kết luận

1. Nguyễn Tuân là một nhà văn có cá tính mạnh mẽ, là ngời có ý thức sâu sắc về sự độc đáo của bản thân, ông không chấp nhận sự lặp lại, bắt chớc. Nguyễn Tuân đã để lại cá tính ấy khá đậm nét trong nghệ thuật. Đọc các tác phẩm của ông, nhất là những tác phẩm tuỳ bút, không cần xem tên tác giả trên bìa sách, ngời đọc cũng dễ dàng nhận ra đó là lối văn của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân độc đáo trong sử dụng ngôn ngữ. Tìm hiểu nghệ thuật so sánh, nhân hoá của ông ở tùy bút Sông Đà, chúng tôi thấy quả không sai khi có ngời gọi ông là ngời “thợ kim hoàn của chữ”, là “nhà nghệ sĩ ngôn từ”.

2. Nghệ thuật so sánh, nhân hoá của Nguyễn Tuân trong tập tùy bút Sông

Đà biểu hiện cái nhìn chủ quan của nhà văn trong cách cảm thiên nhiên và con

ngời Tây Bắc. Những so sánh và nhân hoá của ông đều rất độc đáo, không dễ bắt gặp ở một tác giả nào.

Với nghệ thuật so sánh, chúng ta bắt gặp cái mới lạ trong vế chuẩn so sánh, kết cấu so sánh. Khi so sánh, Nguyễn Tuân không dùng một từ riêng lẻ mà đặt từ trong chuỗi hình ảnh đầy tởng tợng để khắc hoạ một đối tợng cụ thể. Ông cũng thờng mở rộng định ngữ để giải thích về chuẩn so sánh và dùng lối so sánh gây ấn tợng mạnh là đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật so sánh của Nguyễn Tuân ở tuỳ bút Sông Đà.

Với nghệ thuật nhân hoá, Nguyễn Tuân cho ngời đọc thấy đợc một thiên nhiên Tây Bắc sống động, cựa quậy, có tính cách, có tâm hồn nh chính con ng- ời. Nghệ thuật nhân hoá của ông độc đáo ở chỗ khi sử dụng biện pháp nhân hoá bao giờ ông cũng kết hợp với biện pháp so sánh để cụ thể hoá đối tợng. Mặt khác, để nhân hoá đối tợng không phải là con ngời, Nguyễn Tuân thờng sử dụng các đại từ nhân xng và cái danh từ chỉ bộ phận của con ngời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tuỳ bút Sông Đà chỉ là một trong số rất nhiều tác phẩm thể hiện tài năng về sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân. Và nghệ thuật so sánh, nhân hoá cũng chỉ là những biểu hiện nhỏ trong hệ thống ngôn từ nghệ thuật của Nguyễn

Tuân. Tuy nhiên, qua khảo sát hai biện pháp tu từ này trong một tập tùy bút của Nguyễn Tuân, ta đã có thể hình dung đợc phần nào về đóng góp lớn của Nguyễn Tuân đối với ngôn ngữ trong văn học Việt Nam hiện đại.

tài liệu tham khảo

1. Trơng Chính, Đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân, Tạp chí Văn học số 10/ 1960.

2. Phạm Cự Đệ, Nguyễn Tuân một phong cách nghệ thuật độc đáo, Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, tập II, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội 1983. 3. Hà Văn Đức, Tuỳ bút Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng tám, 50

năm văn học cách mạng Việt Nam sau cách mạng Tháng tám - Nxb ĐHQG Hà Nội, 1996.

4. Hà Văn Đức, Nguyễn Tuân và cái đẹp, Tạp chí Văn học số 5, 1994. 5. Đỗ Kim Hồi, Ngời lái đò Sông Đà - vẻ đẹp của một dòng sông chữ,

Nghĩ từ việc dạy văn, Nxb Giáo dục, 1998.

6. Thuỵ Khuê, Thi pháp Nguyễn Tuân, http // Thuỵ Khuê, free, fr, 2003. 7. Đinh Trọng Lạc, 99 phơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb

Giáo dục 1998.

8. Đinh Trọng Lạc, 300 bài tập phong cách học tiếng Việt, Nxb GD 1998. 9. Nguyễn Lai, Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo

dục 1996.

10. Phong Lê, Nguyễn Tuân trong tùy bút, Tác giả văn xuôi hiện đại sau 1945, Nxb KHVH Hà Nội, 1997.

11. Nguyễn Thế Lịch, yếu tố chuẩn trong cấu trúc so sánh nghệ thuật, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2004, trang 29 - trang 48.

12. Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục 1999.

13. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đờng đi đến tuỳ bút chống Mỹ, Tạp chí Văn học số 8/ 1968.

14. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn t tởng và phong cách, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001.

16. Nam Mộc, Nguyễn Tuân và Sông Đà, Tạp chí Văn học số 5/ 1961. 17. Vơng Trí Nhàn, Nguyễn Tuân và thể tuỳ bút, Tạp chí Văn học số 6/ 1997. 18. Nguyên Ngọc, Cảm tởng đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân, báo Văn

học số 133, ra ngày 23/9/1960.

mục lục

***

Lời nói đầu 1

Mở đầu 2

Chơng 1: Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 8

1.1. Ngôn từ nghệ thuật 8

1.2. Phong cách tác giả 13

Chơng 2: Nghệ thuật nhân hoá và nghệ thuật so sánh trong Tuỳ

bút Sông Đà của Nguyễn Tuân

Một phần của tài liệu Nghệ thuật so sánh và nghệ thuật nhân hoá trong tuỳ bút sông đà của nguyễn tuân (Trang 35 - 47)