Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại xã chiềng ly huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 40)

- Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp hay một địa phương. Khi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được tính đến dựa trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm tính. Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi chọn lựa địa bàn xã Chiềng Ly năm 2013.

a) Hiệu quả kinh tế của các cây trồng

- Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, công lao động và chi phí khác tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng, hình thức canh tác mà mức độ đầu tư là khác nhau.

- Qua điều tra thực tế nông hộ và tổng hợp mức độ đầu tư trên mỗi héc ta cây trồng, việc điều tra thu thập thông tin được tiến hành trên 03 bản với hình thức lựa chọn là đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế, trình độ sử dụng đất ở mức trung bình của xã. Các hộ điều tra trong bản được chọn ngẫu nhiên. Hiệu quả kinh tế cây trồng các bản được thể hiện lần lượt trong các Bảng 4.6 và Bảng 4.7.

Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính xã Chiềng Ly

Cây trồng

Tính trên 1 ha Tính trên 1 công

lao động GTSX (triệu đ) CPTG (triệu đ) GTGT (triệu đ) (công) GTSX (1000đ) GTGT (1000đ) Lúa xuân 35 13,2 21,8 250 70 31 Lúa mùa 21,5 11,5 10 200 69 28 Ngô 19,5 4,5 15 310 30 11 Sắn 90 6 84 450 10 4 Lạc 18 3 15 300 45 19 Đậu tương 10 2,7 7,3 150 25 8 Rau 25,54 9,02 16,52 160 50 10

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

- Xã Chiềng Ly có hệ thống cây trồng tương đối đa dạng và cho hiệu quả kinh tế khá cao, điển hình là cây sắn với GTSX là 90 triệu đồng/ha. So với các cây trồng hàng hóa trong vùng thì Ngô, Đậu tương, Lạc cho hiệu quả kinh tế thấp, trong đó cây Đậu tương cho hiệu quả kinh tế thấp nhất với GTSX là 10 triệu đồng/ha. Giữa các cây trồng có sự chênh lệch hiệu quả cũng tương đối lớn như: cây Sắn cho GTSX/ha gấp 2,8 lần GTSX/ha của cây Lúa, cây Lúa cho GTSX/ha gấp 1,89 lần GTSX/ha của cây Đậu tương...

- Tuy cây Lúa, Lạc và Đậu tương cho hiệu quả kinh tế thấp nhất nhưng đây là loại cây trồng có hiệu quả “kép” ngoài hiệu quả về mặt kinh tế thì cây Lạc, cây Đậu tương còn có hiệu quả về nâng cao độ phì của đất, còn đối với cây lúa thì trong đất trồng Lúa luôn có sẵn nước nên có tác dụng giảm được dư lượng chất hóa học trong đất sau mỗi mùa vụ đồng thời đảm bảo an ninh lương thực.

- Như vậy, xã có ưu thế phát triển cây ăn quả, lúa và cây trồng cạn. đây là những cây trồng hàng hoá cho hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định, dễ trồng, không đòi hỏi đầu tư thâm canh cao do xã có đất đai khá màu mỡ.

b) Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

- Từ kết quả điều tra nông hộ và số liệu thống kê trên địa bàn xã Chiềng Ly cho thấy: Hệ thống cây trồng nơi đây khá đa dạng với nhiều công thức luân canh khác nhau. Giữa các bản thì có điều kiện canh tác và hệ thống cây trồng tương đối giống nhau, hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất của xã được tổng hợp và thể hiện tương ứng trong Bảng 4.7

Số liệu tổng hợp tại xã cho thấy:

* LUT Chuyên lúa: Với kiểu sử dụng đất chính là Lúa xuân - Lúa mùa cho GTSX đạt 56,5 triệu đồng/ha và giá trị gia tăng là 32,1 triệu đồng. Tuy hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trên không cao so với một số kiểu sử dụng đất khác trong vùng, nhưng kiểu sử dụng đất này có ý nghĩa lớn trong vấn đề đảm bảo an toàn lương thực, nhất là thời điểm giá cả thực phẩm tăng nhanh như hiện nay.

* LUT Rau, màu: Các kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao và tương đối đồng đều, bình quân GTSX đạt 98,124 triệu đồng/ha cao gấp 1,7 lần LUT Chuyên lúa. Trong đó, kiểu sử dụng đất Sắn - Lạc - Ngô cho hiệu quả kinh tế cao nhất với 127,5 triệu đồng/ha, Kiểu sử dụng đất Rau - Đậu Tương - Ngô cho hiệu quả kinh tế thấp nhất với GTSX đạt 55,04 triệu đồng/ha.

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất xa Chiềng Ly Loại hình Sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX/ha (triệu đ) CPTG/ha (triệu đ) GTGT/ha (triệu đ) 1. Chuyên lúa LX - LM 56,5 24,7 31,8 2. Lúa – Rau, màu TB 74,76 29,51 45,28 LX - LM - Đậu tương 66,5 27,4 39,1 LX - LM - Ngô 76 29,2 46,8 LX - LM- Lạc 74,5 27,7 46,8 LX - LM - Rau 82,04 33,7 48,32 3. Chuyên rau, TB 98,12 15,43 96,49

màu Rau – Đậu tương -

Ngô 55,04 16,22 38,82

Ngô - Đậu tương -

Sắn 119,5 13,2 106,3

Rau – lạc – Ngô 63,04 16,52 115,52 Sắn - Lạc - Ngô 127,5 13,5 114 Rau - Sắn - Đậu

Tương 125,54 17,72 107,82

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Trên cơ sở hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất của các vùng, chúng tôi tổng hợp hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất toàn xã được thể hiện trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các loại hình sử dụng đất xã Chiềng Ly Loại hình Sử dụng đất GTSX/ha (triệu đ) CPTG/ha (triệu đ) GTGT/ha (triệu đ) 1. Chuyên lúa 56,5 24,7 31,8 2. Lúa - rau màu 74,76 29,51 45,26 3. Chuyên rau màu 98,12 15,43 96,49 Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Hiệu quả kinh tế có sự chênh lệch khá lớn giữa các LUT trong xã.Trên mỗi kiểu sử dụng đất lại có sự chênh lệch lớn. GTSX/ha của LUT chuyên rau, màu gấp 1,4 lần LUT lúa - rau, màu và gấp 1,7 lần GTSX/ha của LUT chuyên lúa.

4.3.3.2. Hiệu quả xã hội

- Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến đến một số chỉ tiêu: Mức thu hút lao động, giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.

- Phát triển sản xuất hàng hóa tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động sẽ gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây nên.

- Xã Chiềng Ly, ngoài việc là một trong những xã có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội khá cao của huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La còn là một trong những xã trọng điểm về sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo nhu cầu nông sản cho nhân dân trong xã còn có thế mạnh cung cấp một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp như ngô, sắn, rau củ của cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với vị trí địa lý thuận lợi, Chiềng Ly đã và đang có được thị trường tương đối ổn định để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Để đánh giá về hiệu quả xã hội trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Chiềng Ly chúng tôi tiến hành so sánh mức đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu sử dụng đất; Mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất; đảm bảo an toàn lương thực; mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật (khả năng chấp nhận của người dân).

- Qua nghiên cứu thực tế cho thấy trên địa bàn xã Chiềng Ly, đối với vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sắn và rau là sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh đã và đang được người dân quan tâm, lựa chọn là cây trồng mũi nhọn để thị trường nông nghiệp hàng hóa ngày càng phát triển tại nơi đây. Ngày nay, nhờ học hỏi tiến bộ khoa học kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông.

Bảng 4.9. Mức đầu tƣ lao động và thu nhập trên ngày công lao động xã Chiềng Ly Loại hình Sử dụng đất Kiểu sử dụng đất LĐ/ha (công) GTSX/ha (1000đ) GTGT/ha (1000đ) 1. Chuyên lúa LX - LM 450 35,34 29,5 2. Lúa – Rau, màu TB 680 24,23 13,43 LX - LM - Đậu tương 600 20,07 12,25 LX - LM - Ngô 760 22,15 13,31 LX - LM- Lạc 750 26,60 15,16 LX - LM - Rau 610 28,08 12,99 3. Chuyên rau, màu TB 824 30,93 10,12

Rau - Đậu tương - Ngô 620 35 9,67 Ngô - Đậu tương - Sắn 910 22,67 8,21 Rau - lạc - Ngô 770 35,05 13,4 Sắn - Lạc - Ngô 1060 34,34 11,34 Rau - Sắn - Đậu Tương 760 27,65 7,6 9

* Mức độ đầu tư lao động và giá trị ngày công khác nhau, cụ thể là:

- Một số LUT yêu cầu đầu tư lao động lớn như LUT Chuyên rau, màu, LUT lúa – màu. Trong đó LUT Lúa – Rau, màu yêu cầu số ngày công lớn 824 công. Một số LUT yêu cầu ngày công thấp như LUT chuyên lúa mức độ đầu tư lao động thấp hớn 450 công.

- Một số kiểu sử dụng đất điển hình vừa yêu cầu nhiều lao động và cho giá trị ngày công cao như: Kiểu sử dụng đất Sắn - Lạc - Ngô sử dụng 1060 lao động và GTGT/LĐ đạt tới 11,34 nghìn đồng; kiểu sử dụng đất Rau – lạc – Ngô dụng 770 công cho GTSX/LĐ đạt 35,05 nghìn đồng và GTGT/LĐ là 13,4 nghìn đồng.

Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất Loại hình Sử dụng đất LĐ/ha (công) GTSX/ha (1000 đ) GTGT/ha (1000 đ) 1. Chuyên lúa 450 35,34 29,5

2. Lúa – Rau, màu 680 24,23 13,43

3. Chuyên rau, màu 824 30,93 10,12 * Từ bảng tổng hợp, có một số nhận xét chung:

- Trong các loại hình sử dụng đất: LUT Lúa - rau, màu, LUT Chuyên rau, màu, sử dụng nhiều công lao động: LUT Lúa - rau sử dụng 680 công gấp 1,5 lần LUT chuyên lúa và giá trị ngày công lao động là 13,43 nghìn đồng gấp 0,5 lần LUT chuyên lúa. Đây là những LUT không những thu hút được lực lượng lao động lớn mà còn nâng cao được mức thu nhập cho người dân.

Như vậy việc phát triển các cây trồng theo hướng hàng hóa đã thu hút được nhiều lao động trong nông thôn. Bởi vì phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đòi hỏi công chăm sóc cao, mất nhiều thời gian. Mặt khác, khi sản xuất hàng hóa phát triển thì yêu cầu về cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm lại tăng lên, một bộ phận sẽ chuyển sang hoạt động thương mại, dịch vụ. Khi đó thu nhập của người dân ngày một tăng, cải thiện được đời sống vật chất cũng như tinh thần, trình độ dân trí cao lên, an ninh, chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo.

4.3.3.3. Hiệu quả môi trường

Trong những năm qua, xã Chiềng Ly đạt được tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao, chính tốc độ phát triển đó đã tác động mạnh đến cơ cấu đất đai cũng như việc sử dụng đất trên địa bàn toàn xã. Việc đẩy nhanh phát triển sản xuất nông nghiệp trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp đòi hỏi người dân nơi đây cần có những thay đổi trong tập quán canh tác. Họ sử dụng nhiều hơn lượng phân bón cho cây trồng, tăng hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Việc thúc đẩy và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa khiến cho một số người dân nơi đây đang dần lạm dụng quá nhiều vào

các loại thuốc BVTV và thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng trong đó có cả loại nằm trong danh mục hạn chế sử dụng.

*Việc sử dụng phân bón trong canh tác:

- Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N: P: K. Việc tăng hệ số sử dụng đất nhưng không có biện pháp hoàn trả lại chất dinh dưỡng trong đất, sẽ làm cho đất bị suy kiệt, vì vậy cần tăng cường phân bón hữu cơ, hạn chế bón phân hoá học và kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Tuy nhiên, trong các nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng phân bón Việt Nam tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng còn thiếu khoa học và lãng phí. Nông dân mới chỉ quan tâm nhiều đến sử dụng phân đạm mà còn ít quan tâm đến lân, kali và các nguyên tố trung, vi lượng khác.

*Việc sử dụng thuốc BVTV trong canh tác:

- Ngày nay, việc thâm canh cao trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa dẫn tới việc phải sử dụng nhiều loại thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng. Tuy nhiên do sự nhận thức của người dân còn hạn chế dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất, canh tác nông nghiệp. Đó là một trong những nguyên nhân chính làm cho chất lượng môi trường đất ngày càng giảm.

- Qua điều tra nông hộ, cho thấy hiện nay trên địa bàn các bản thuộc xã Chiềng Ly đang dùng rất nhiều chủng loại thuốc BVTV của nhiều nhà sản xuất khác nhau.

- Theo tài liệu định hướng phát triển nông nghiệp xã Chiềng Ly năm 2012 thì trong thời gian tới Chiềng Ly sẽ tiếp tục thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Trong năm 2012 tổng sản lượng cây lương thực là 2.431 tấn:

+ Lúa vụ chiêm 50 ha, năng suất bình quân 57 tạ, sản lượng đạt 258 tấn + Lúa mùa: 58 ha, năng suất bình quân 56 tạ/ha, sản lượng đạt: 324,8 tấn. + Ngô:209 ha, năng suất bình quân 67 tạ/ha, sản lượng đạt 1.400 tấn. + Sắn: 44,45 ha, năng suất bình quân 95 tạ/ha, sản lượng đạt 422 tấn.

- Cây công nghiệp: giữ vững tổng diện tích đã cho thu hoạch chỉ đạo bà con tiếp tục mở rộng diện tích, trồng mới chè 3 ha; cà phê 2 ha.

+ Chè: 128 ha trong đó: 29 ha trồng mới, 99 ha cho thu hoạch., năng suất bình quân là 17 tấn/ha, sản lượng đạt 1.683 tấn.

+ Cà phê: 120 ha trong đó: 20 ha trồng mới, 100 ha cho thu hoạch năng suất bình quân 75 tạ/ha, sản lượng đạt 750 tấn quả tươi.

- Để đạt được mục tiêu đó Chiềng Ly đã đẩy mạnh thâm canh kết hợp hài hoà giữa chuyên canh và thực hiện đa canh. Cùng với chủ trương đó thì việc sử dụng thuốc BVTV trong vùng này ngày càng tăng và nếu như sử dụng không hợp lí sẽ gây ra những tác động có hại không nhỏ tới môi trường xung quanh và sức khoẻ con người. Vì vậy sử dụng phân bón, thuốc BVTV cân đối và hợp lý, hướng tới sản xuất nông sản hàng hóa và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường trong điều kiện hiện nay là cần thiết.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại xã chiềng ly huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 40)