Sơ lược về công ty

Một phần của tài liệu Marketing mix mì ăn liền omachi (Trang 27)

Lịch sử thành lập:

• Năm 2003, Công ty cổ phần Thương mại Masan thành lập trên cơ sở sáp nhập Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ – Thương mại Việt Tiến và Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt Tiến.

• Tháng 11/ 2004 Thành lập Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) với vốn điều lệ ban đầu là 3.200.000.000 đồng. • Tháng 11/2004 - 8/2009 MSC hoạt động trong lĩnh vực vận

tải biển.

• Tháng 5/2005 MSC tăng vốn từ 3,2 tỷ đồng lên 32 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu.

• Tháng 7/2009 MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San; MSC tăng vốn từ 32 tỷ đồng

lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San.

• Tháng 8/2009 Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Ma San (Masan Group), và tăng vốn từ 100 tỷ đồng lên 3.783 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu và thành viên Tập đoàn.

• Tháng 9/2009 Masan Group tăng vốn từ 3.783.650.010.000 đồng lên 4.065.528.690.000 đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu và các cá nhân trong Tập đoàn.

• Tháng 10/2009 Masan Group tăng vốn từ 4.065.528.690.000 đồng lên 4.285.927.700.000 và lên 4.763.998.200.000 thông qua việc phát hành riêng lẻ cho BI Private Equity New Markets II K/S, một quỹ đầu tư được quản lý bởi Bank Invest, và cho các nhà đầu tư khác.

• Masan Group hoàn tất việc tái cấu trúc, nắm giữ 54,8% Masan Food. Hai công ty con của Masan Group là Hoa Bằng Lăng và Hoa Phong Lan lần lượt nắm giữ 11,0% và 7,0% cổ phiếu Masan Food. Masan Group vẫn tiếp tục giữ 19,99% cổ phiếu Techcombank.

• Masan Group đăng ký thủ tục Công ty đại chúng và chính thức là Công ty đại chúng từ ngày 16/10/2009. Xác định và đánh giá các cơ hội kinh doanh, đầu tư trong các lĩnh vực được hưởng lợi ích từ ngành tiêu dùng và phân phối nội địa. Tăng vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hiện nay và những khoản đầu tư mới. Điều hành các công ty con và công ty liên kết, đồng thời tư vấn kế hoạch phát triển chiến lược.

• Từ ngày 10/03/2011, tại Việt Nam công ty Masan Food đã đổi tên giao dịch mới : Tên viết công ty bằng Tiếng Việt : Công Ty Cổ Phần Hàng Tiêu

Dùng Masan (gọi tắt là công ty Masan ).

Tên công ty viết bằng tiếng Anh : Masan Consumer Corporation Tên công ty viết tắt : Masan Consumer Corp

Chiếc lược v à ý nghĩa biểu tượng:

Masan tin rằng quy mô, các nền tảng vận hành và dòng tiền là những thành phần quan trọng của một doanh nghiệp thành công và bền vững tại Việt Nam.

Chiến lược xây dựng Tập đoàn hàng đầu trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam.

Dòng tiền bền vững - Là một thị trường đang phát triển, Việt Nam rất nhạy cảm với các biến động kinh tế vĩ mô. Chúng tôi tin rằng sự tăng trưởng bền vững trong thị trường như vậy cần đến việc xây dựng được các doanh nghiệp có khả năng tạo ra dòng tiền. Masan không tham gia hoạt động mua bán tài sản, chẳng hạn như mua quỹ đất hoặc tham gia đầu cơ ngắn hạn.

Nền tảng vận hành hàng đầu - Sự tăng trưởng bền vững chỉ có thể đạt được thông qua việc xây dựng các hệ thống và nền tảng vận hành tốt nhất. Nền tảng kinh doanh và vận hành có thể khác nhau trong từng lĩnh vực,

nhưng thường bao gồm mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc, các công cụ kiểm soát tài chính, danh mục thương hiệu, hệ thống thông tin quản lý, năng lực nghiên cứu và phát triển, và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. Masan sở hữu ba nền tảng vận hàng hàng đầu thị trường, nắm giữ vị trí dẫn đầu trong từng ngành tương ứng.

Quy mô - Vị thế dẫn đầu thị trường về quy mô giúp Masan cạnh tranh thành công trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước bị phân tán và sự cạnh tranh từ các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp nhà nước rất khốc liệt. Nhờ đó, Masan có lợi thế tiếp cận nguồn vốn, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, và các cơ hội lớn để đầu tư xây dựng hệ thống và nền tảng vận hành. Chúng tôi phát triển quy mô thông qua đầu tư có chọn lọc và chiến lược hợp nhất.

Masan là tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất nước về vốn hóa thị trường.

Lĩnh vực kinh doanh:

MASAN GROUP sẽ không tham gia các lĩnh vực sau đây:

• Bất động sản - Masan Group không đầu tư tiền mặt nhàn rỗi để mua bán bất động sản. Chúng tôi tin tưởng vào chiến lược xây dựng các doanh nghiệp có thể tạo ra dòng tiền.

• Cổ phần thiểu số - Masan Group tin tưởng vào việc nắm giữ quyền sở hữu đa số hoặc các hình thức kiểm soát trong các doanh nghiệp của mình và không đầu tư thụ động. Điều này giúp chúng tôi nâng cao giá trị và áp dụng những chuẩn mực tốt nhất.

• Quản lý theo công ty gia đình - Masan Group không phải là một công ty gia đình. Chúng tôi tuyển dụng chuyên gia quản lý ở tất cả các cấp tổ chức và trao cho họ cơ hội trở thành cổ đông. • Sở hữu chéo - Các doanh nghiệp của chúng tôi không đầu tư chéo và họ cũng không sở hữu cổ phần của Masan Group. Điều này làm tăng tính minh bạch và ngăn ngừa xung đột lợi ích.

• Giao dịch nội bộ giữa các doanh nghiệp thành viên - Các doanh nghiệp của Masan Group không liên kết với nhau hoặc trở thành đối tác của nhau. Ví dụ, Masan Consumer không vay vốn từ Techcombank, và Masan Resources sẽ không tham gia vào liên doanh với Masan Consumer.

Biến động giá cổ phiếu Masan Group từ khi niêm yết

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh, tỷ giá 1 USD = 21,000 VND

Tại Việt Nam C á c c ô ng ty con v à c ô ng ty li ê n kết của Tập đoàn Masan chú trọng ph á t triển c á c lĩnh vực sau:

o Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng MaSan: sản xuất nước chấm, gia vị, mì ăn liền, hạt nêm và các loại hàng đóng gói khác.

o Ngân hàng Techcombank: cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng.

Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng MaSan (gọi tắt là công ty Masan) : sản xuất nước chấm, gia vị, mì ăn liền, hạt nêm và các loại thực phẩm đóng gói khác. Để tăng thị phần, Masan tập trung quản lý các nhãn hiệu bằng cách phân khúc thị trường mục tiêu với những sản phẩm riêng biệt tương ứng. Trong mỗi dòng sản phẩm nước chấm, mì ăn liền và hạt gia vị đều có cả nhãn hiệu cao cấp và nhãn hiệu trung cấp. Có thể kể đến nhãn hiệu mì ăn liền Omachi hướng tới phân khúc thị trường cao cấp, trong khi nhãn hiệu Tiến Vua phục vụ cho phân khúc thị trường trung cấp.

Sau đây là số thông tin về công ty Masan tại Việt Nam

Sơ đồ tổ chức của Masan Consumer Corp tại Việt Nam 2010.

CHỦ TỊCH

NGUYỄN ĐĂNG QUANG

TỔNG GIÁM ĐỐC TRƯƠNG CÔNG THẮNG

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC NGUYỄN HOÀNG YẾN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC NGUYỄN QUỐC THÚC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ROBERTO S. CASITILLO GIÁM ĐỐC Marketing NGUYỄN ĐÌNH TOÀN GIÁM ĐỐC KD Nội Địa

PHẠM TRUNG LÂM GĐ NGHIÊN CỨU & PHÁT

TRIỂN SP LÊ THỊ NGA

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHẠM ĐÌNH TOẠI

Lợi nhuận của Tập đoàn Masan, Thực phẩm Masan và Ngân hàng Techcombank

Bảng tỷ trọng doanh thu và thị phần của Masan trên thị trường năm 2008

Nguồn: báo cáo doanh thu thường niên của Masan tại Việt Nam

Phạm vi hoạt động

Việt Nam là khu vực tập trung chính của Masan Group vì đây là nước có nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Từ năm 2004 đến 2010, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực đã tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 7,3%. Tuy sự tăng trưởng của Việt Nam dựa trên chi phí lao động thấp và năng suất gia tăng sau công cuộc "Đổi mới", nhưng chúng tôi tin rằng giá trị Việt Nam đích thực nằm ở tiềm năng tiêu dùng trong nước và tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác.

Hiện nay, sản phẩm Chin-Su chiếm khoảng 80,4% thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối của sản phẩm Chin-Su rất mạnh các điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành.

Sản phẩm Chin-Su còn được xuất khẩu sang nhiều nước:

Mỹ Canada Pháp Nga

CH Séc Ba Lan

Đức Trung Quốc

Khu vực Trung Đông Khu vực Châu Á Lào

Campuchia

Link:http://www.masanfood.com/market_area.php

* Mục đích hoạt động của công ty tại Việt Nam

"Hội tụ và nuôi dưỡng khát vọng & tài năng để tìm kiếm sự đột phá nhằm nâng cao lợi ích của sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Chính vì vậy, khách hàng sẽ tưởng thưởng chúng ta bằng doanh số, lợi nhuận dẫn đầu và sự tăng trưởng bền vững."

BỐN GIÁ TRỊ NỀN TẢNG CỦA MASAN 1. Con người là tài sản, là nguồn lực cạnh tranh. 2. Tiên phong khai phá với khát vọng chiến thắng.

3. Hợp tác cùng phát triển, hài hòa lợi ích với các đối tác. 4. Tinh thần dân tộc.

BỐN PHẨM CHẤT CỦA CON NGƯỜI MASAN 1. Tài năng và sáng tạo.

2. Tố chất lãnh đạo.

3. Tinh thần làm chủ công việc. 4. Liêm khiết và minh bạch.

SÁU NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA MASAN

1. Lợi ích khách hàng, công ty (cổ đông), nhân viên không tách rời nhau. 2. Làm việc theo nhóm.

3. Tôn trọng cá nhân.

4. Tổ chức luôn học hỏi, luôn đổi mới.

5. Định hướng theo mục tiêu và kết quả cuối cùng. 6. Lòng tin, sự cam kết.

Giới thiệu về sản phẩm mì ăn liền omachi

Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây. Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ chiên đặc biệt cho ra sợi mì vừa chín tới mà vẫn đảm bảo chất lượng tuyệt hảo. Chính áp dụng mang tính đột phá này đã loại trừ được rất nhiều chất phát sinh từ khâu chiên mì ở nhiệt độ quá cao thường làm cho sợi mì cháy, có mùi khét, có độ oxy hóa cao… Nhà sản xuất cũng điều chỉnh lượng dầu hợp lý trong quá trình chiên và chế biến gói súp, nên sợi mì có vị mát, thực khách hoàn toàn yên tâm nên sẽ không sợ nóng khi dùng Omachi.

Trên cả “rất ngon mà không sợ nóng “, theo các nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu Thực phẩm Anh quốc, chất Kukoamine có trong khoai tây có tác dụng làm đẹp da, chữa thâm quần, cải thiện sức khỏe,

giúp ngủ ngon hơn và làm hạ đường huyết. Khoai tây còn được xem như một thứ vac-xin phòng viêm gan B và chống cảm cúm hiệu quả.

Nói đến Omachi chắc hẳn người tiêu dùng nào cũng quen thuộc vì đã từng nghe, từng gặp và thậm chí từng sử dụng. Thông điệp “rất ngon mà không sợ nóng “ đã giữ được vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng.

3. CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX CỦA MASAN FOOD

a. Chiến lược sản phẩm (Product)

Masan Food là một trong số những doanh nghiệp đã và đang rất thành công trong việc thực hiện

chiến lược sản phẩm của mình. Trước tiên chúng ta nên biết Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây vừa chín tới, đảm bảo chất lượng (không bị cháy, không bị oxy hóa – tác nhân gây ra các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư) có 4 loại mì khoai tây Omachi là Cá Hồi Nấu Măng, Nghêu Hấp Thái, Lẩu Hàn Quốc và Sườn Hầm Ngũ Quả .

Đơn giản là sự khác biệt:

Cái bánh thị phần khá lớn ở phân khúc bình dân, nhưng có lợi nhuận biên tế rất thấp, chỉ đón nhận những nhãn hàng có quy mô sản lượng lớn. Bên cạnh đó, ba nhãn hàng đang ngự trị phân khúc này là Hảo Hảo, Hảo 100 và Gấu Đỏ với hơn 50% ngân sách truyền thông của ngành và mật độ bao phủ thị trường dày đặc cộng với vô số sản phẩm chưa thành danh sẽ là lựa chọn không khôn ngoan cho bất kỳ tay chơi mới nào muốn gia nhập.Ngoài ra, với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của một quốc gia đang lên, phân khúc trung cao đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ chiếc bánh của thị trường mì. Hiểu được điều này Masan đã quyết định tung ra thị trường một sản phẩm rất đặc biệt “Omachi”. Một sản phẩm mì ăn liền không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu tiện lợi mà còn là dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, không gây nóng cơ thể, một vấn đề nan giải khi người tiêu dùng phải đối mặt với mì gói từ trước đến giờ. Với Omachi người tiêu dùng sẽ hoàn toàn yên tâm với thông điệp “không sợ nóng”, một chiến lược sản phẩm khác biệt mà Masan đã khai thác hết sức thành công.

Nhãn hiệu Mì Omachi:

Nhãn hiệu hàng hóa bắt đầu đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống hiện đại, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Hàng hóa ngày càng đa dạng hơn dẫn đến người tiêu dùng cần được chỉ dẫn để có thể lựa chọn chính xác, nhanh chóng sản phẩm hàng hóa cần lựa chọn, và việc đặt tên cho sản phẩm, dịch vụ là điệu kiện tất yếu.Nhãn hiệu hàng hóa có khả năng giúp người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người cung cấp dịch vụ từ đó khuyến khích hơn nữa sự tái tạo sản xuất và phát triển nền kinh tế.

Ý nghĩa omachi: chờ một chút, đợi một chút

Logo: Omachi

Dòng chữ Omachi màu đỏ nổi bật, tạo “sức hấp dẫn không thề chối từ”-cũng chính là Slogan của công ty khi tung ra sẩn phẩm này. Ở các chữ O, a, c, i trên logo có các hình khối tròn thể hiện nguyên liệu làm mì omachi được chọn lọc từ những củ khoai tây

tươi ngon nhất. Phía góc phải của biểu tượng là 5 ngôi sao tạo nên một vòng tròn , thể hiện đẳng cấp 5 sao, tượng trưng cho tham vọng sản phẩm sẽ “phủ song” khắp năm châu. Phía trên dòng chữ Omachi là chữ “Mì khoai tây” thể hiện một cách đơn giản sự khác biệt giữa mì omachi với các mì khác – sợi mì làm từ khoai tây.

Không ít người lầm lẫn rằng xây dựng thương hiệu là thiết kế logo. Logo là một phần trong chiến lược thương hiệu, logo là biểu tượng giúp khách hàng nhận biết ngay được doanh nghiệp cũng như các sản phẩm mà bạn cung ứng. Logo cần được thiết kế dựa trên chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Tại sao như vậy? Có thể xem logo như là một quảng cáo “nhỏ” cho chính doanh nghiệp bạn, nếu không có chiến lược thương hiệu ẩn chứa bên trong thì logo của bạn có thể truyền thông điệp sai lệch đến khách hàng và điều này sẽ làm suy giảm hiệu quả của chiến lược thương hiệu. Vì vậy, bạn cần phải giữ thông điệp nhất quán nhằm gia tăng sự nhận biết thương hiệu từ khách hàng.

Mục đích của logo là phải thể hiện được giá trị hay mục tiêu của doanh nghiệp, vì vậy các tiêu chí này cần phải xác định thật cụ thể trước khi bắt đầu công việc thiết kế logo.Phải xác định rõ thông điệp mà thương hiệu cần chuyển tải, qua đó thì việc sáng tạo logo sẽ bám sát các thông điệp này. Bạn phải lưu ý làm sao phải có sự kết nối giữa thương hiệu và logo vì logo chính là một phần trong chiến lược thương hiệu.

Logo cần thể hiện được tính chất chuyên nghiệp cho dù công ty bạn nhỏ đến mức nào.Nếu bạn phải thiết kế logo trong nội bộ công ty nhằm tiết giảm chi phí thì nên làm một nghiên cứu để lấy ý kiến phản hồi

Một phần của tài liệu Marketing mix mì ăn liền omachi (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w