Tính ña dạng ñộng vật ñáy

Một phần của tài liệu đặc điểm động vật đáy ở một số ruộng lúa tỉnh hậu giang (Trang 35)

Kết quả phân tích cho thấy chỉ số ña dạng biến ñộng từ 0 ñến 2,237 không phụ thuộc nhiều vào số lượng loài ñộng vật ñáy mà phụ thuộc nhiều vào tần suất xuất hiện của từng loài. Ở ñợt khảo sát vụ Thu Đông, D1 và D10 có số loài cao nhất (10 loài) nhưng chỉ số H’ lần lượt là 1,212 và 0,636, thấp hơn các ñiểm D4 và D8 có 7 loài nhưng chỉ số H’ lần lượt là 2,237 và 1,577. Tính ña dạng ñộng vật ñáy tại khu vực nghiên cứu thấp, với 22,59% các vị trí khảo sát có H’<1, 55,17%>1 và 17,24% vị trí khảo sát có H’ từ 2 ñến 3.

Chỉ số ña dạng H’ có xu hướng giảm từ vụ Đông Xuân sang vụ Thu Đông (hình 4.8). Biến ñộng chỉ số ña dạng H’ giữa hai ñợt khảo sát lớn do sự phân bố không ñồng ñều của các loài thuộc nhóm giun ít tơ, hầu hết những vị trí khảo sát ở vụ Đông Xuân có chỉ số H’ cao hơn so vụ Thu Đông.

0 2 4 6 8 10 12

Nàng Mau Bún Tàu Lái Hiếu Cái Lớn Xà No Tổng

Khu vực khảo sát

H

'

Đông Xuân Thu Đông

Hình 4.8: Biến ñộng chỉ số ña dạng H’ tại năm khu vực khảo sát

Khu vực kênh Cái Lớn có chỉ số H’ lớn nhất là 2,78 vào vụ Đông Xuân và thấp nhất tại khu vực sông Xà No vụ Thu Đông với H’ là 0,489, số lượng loài Limnodrilus hoffmeisteri ảnh hưởng ñến chỉ số ña dạng H’ của khu vực.

Chỉ số ña dạng H’ giữa các ñiểm cũng có sự biến ñộng rất lớn, ở vụ Đông Xuân H’ biến ñộng từ 0 ñến 2,054, ở vụ Thu Đông biến ñộng từ 0.327 ñến 2.237. Sự biến ñộng lớn ở vụ Đông Xuân do việc không phát hiện ñược loài sinh vật nào ở vị trí D11 (thuộc lưu vực sông Cái Lớn), ở các ñiểm còn lại mức biến ñộng chỉ từ 1 ñến 2,054.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8 D9 D10 D11 D12 D13 D14 D15 Vị trí khảo sát H '

Đông Xuân Thu Đông

Hình 4.9: Biến ñộng chỉ số ña dạng H’ giữa các vị trí khảo sát

Ở các ñiểm D7, D13, D14 và D15 là những vị trí có mật ñộ cao nhất nhưng chỉ số H’ ở những ñiểm này lại rất thấp chỉ từ 0,327 ñến 0,54, chủ yếu là do mật ñộ lớp giun ít tơ quyết ñịnh (mật ñộ hơn 90%).

Chỉ số ña dạng ở các nhóm khu vực khảo sát có ñiểm tương ñồng, H’ cao ở vụ Đông Xuân và thấp hơn vào vụ Thu Đông. Tuy nhiên 2 khu vực chuyên canh lúa 3 vụ có xu hướng giảm mạnh chỉ số ña dạng vào vụ Thu Đông, do việc canh tác liên tục làm mất khoảng thời gian phục hồi. Giữa 3 vùng không chuyên canh lúa cũng có sự khác biệt, kênh Nàng Mau và sông Lái Hiếu cũng có sự chênh lệch khá cao chỉ số H’ giữa 2 vụ, còn kênh Bún Tàu canh tác lúa 2 vụ không có sự chênh lệch lớn về chỉ số ña dạng giữa 2 vụ lúa Đông Xuân (2,13) và Thu Đông (1,858).

Tóm lại, do sự phân bố không ñều của các loài thuộc lớp giun ít tơ ñã tác ñộng lớn ñến chỉ số ña dạng H’, những ñiểm có tần suất xuất hiện các loài ñồng bộ thường có chỉ số H’ cao hơn.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Có 23 loài ñộng vật ñáy ñược phát hiện cho thấy sự nghèo nàn về thành phần loài, các loài ñược phát hiện thuộc 4 lớp là Oligochaeta, Gastropoda, Bivalvia và Insecta.

Số lượng ñộng vật ñáy biến ñộng rất lớn, mật ñộ từ 0 ñến 8000 ct/m2, chủ yếu là nhóm giun ít tơ (Oligochaeta), ñặc biệt là số lượng của loài Limnodrilus hoffmeisteri.

Sinh lượng ñộng vật ñáy biến ñộng rất lớn từ 0 ñến 370,137 g/m2, do sự ñóng góp chủ yếu của các loài thuộc nhóm chân bụng (Gastropoda), ñặc biệt là do sự khác biệt lớn về kích thước và số lượng của loài Pomacea canaliculata.

Chỉ số ña dạng H’ ñộng vật ñáy có biến ñộng lớn từ 0 ñến 2,237, có xu hướng giảm từ vụ Đông Xuân sang vụ Thu Đông và chịu tác ñộng bởi số lượng loài

Limnodrilus hoffmeisteri.

Qua hai ñợt khảo sát vào 2 vụ lúa Đông Xuân và vụ Thu Đông cho thấy có sự khác biệt lớn về thành phần loài, mật ñộ và sinh lượng ñộng vật ñáy giữa 2 vụ canh tác. Mật ñộ có xu hưởng tăng từ vụ Đông Xuân sang vụ Thu Đông, ngược lại sinh lượng ñộng vật ñáy có xu hướng giảm.

Sự phân bố của ñộng vật ñáy ruộng lúa không chỉ chịu tác ñộng bởi yếu tố ñịa hình, môi trường mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ chế ñộ canh tác của vùng chủ yếu là việc sử dụng thuốc BVTV.

Một phần của tài liệu đặc điểm động vật đáy ở một số ruộng lúa tỉnh hậu giang (Trang 35)