Chương trình Văn học sử và thực trạng học sinh THPT khi tiếp nhận văn bản văn học sử

Một phần của tài liệu Đọc - hiểu tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông (Trang 27 - 31)

bản văn học sử

3.1. Chương trình Văn học sử và tâm lí học sinh lứa tuổi THPT

“Học sinh sau khi kết thúc lứa tuổi thcs bước vào tuổi thanh niên. Đây được coi là giai đoạn phát triển được tính bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn” [7.65].

Theo tâm lí học lứa tuổi, học sinh ở tuổi thanh niên có sự khác biệt về nội dung và tính chất của hoạt động học. Sự khác nhau cơ bản không phải ở chỗ nội dung học tập ngày một sâu hơn, mà là ở chỗ hoạt động học tập của thanh niên học sinh đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc thì cần phát triển tư duy lí luận.

Đối với lứa tuổi này, các em đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực nhưng chưa phải là người lớn, tri thức của học sinh ở lứa tuổi này đã có sự phát triển về tính chủ định, khả năng tri giác có mục đích của các em đã đạt mức cao, các em có thể tự nhìn nhận các vấn đề và rút ra các kết luận cho riêng mình. Không những vậy, hoạt động tư duy của các em cũng có sự thay đổi, các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trìu tượng một cách độc lập sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. Ở bậc THPT, tri thức ở mức độ khái quát cao hơn bậc THCS, đòi hỏi học sinh tính năng động, tính độc lập cộng thêm sự phát triển của tư duy lí luận trong sự lĩnh hội tri thức.

Ngoài hoạt động tích cực của học sinh thì vai trò của người giáo viên cũng hết sức quan trọng. Người giáo viên ngoài trau dồi kiến thức cho mình còn cần tìm ra những phương pháp dạy học thích hợp, đạt hiệu quả cao.

Ở nước ta, phương pháp đọc – hiểu là phương pháp đã và đang được sử dụng phổ biến trong chương trình giảng dạy. Và nó thực sự ngày càng phát huy hiệu quả trong hoạt động dạy và học.

Ở tiểu học, học sinh được rèn luyện kĩ năng đọc qua yêu cầu hiểu nghĩa của các từ thông thường, nắm được ý chính của đoạn, nhận xét về hình ảnh, nhân vật… Đến bậc trung học cơ sở, học sinh hoàn thiện các yêu cầu đọc qua hệ thống câu hỏi đọc – hiểu, phát triển theo trục chính là đặc trưng thể loại, có tính đặc trưng về đặc điểm lịch sử văn học.

Lên bậc trung học phổ thông, các em tiếp tục phát triển những yêu cầu về đọc của trung học cơ sở qua hệ thống câu hỏi đọc – hiểu của phần hướng dẫn học bài. Ở bậc học này các em được định hướng chú ý nhiều hơn đến đặc điểm lịch sử văn học và thể loại văn học.

Như vậy, ở từng bậc học gắn liền với đặc điểm về trình độ của học sinh mà có những phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo. Phân môn Văn học sử là một phân môn khá quan trọng, trước hết nó gắn liền chặt chẽ với việc lựa chọn các tác giả, tác phẩm. Ngoài ra, nó còn là cơ sở cho việc dạy học tập lí luận văn học, tạo điều kiện để gắn dạy văn và tiếng Việt.

Việc tìm ra phương pháp mới giảng dạy phân môn này vừa tạo hứng thú cho học sinh vừa đảm bảo thời gian và truyền thụ kiến thức của giáo viên là điều cần thiết.

3.2. Thái độ của học sinh THPT khi tiếp nhận Văn học sử

Như trên vừa trình bày, học sinh THPT với sự phát triển, thay đổi về tâm sinh lí cũng như nhận thức. Thái độ của học sinh THPT khi tiếp nhận văn học sử như thế nào?

Phân môn Văn học sử cùng với những phân môn tiếng Việt, tập làm văn góp phần hoàn thiện kiến thức không chỉ đối với riêng bộ môn văn mà nó thực sự đã trở thành một môn học công cụ giúp các em có thể sống và tồn tại được. Tuy nhiên, qua

khảo sát thực tế, thực trạng học sinh không thích học văn nói chung trong đó có Văn học sử nói riêng hiện nay rất đáng báo động. Không những vậy, thực tế cũng chứng minh rằng phần lớn những kiến thức trong bài Văn học sử khô khan và khó tiếp nhận. Hơn nữa, chương trình Ngữ văn mới lại có sự giảm tải về số tiết học Văn học sử song nội dung kiến thức bài học lại đặt ra yêu cầu cao hơn. Trong khi đó, thực tế cũng cho thấy nhiều học sinh học văn chưa hoàn toàn yêu văn mà thậm chí nếu có thích học văn lại không phải do những giờ Văn học sử mang lại. Đó là một thực tế rất đáng lo ngại.

Một điểm nữa cũng rất đáng quan tâm là đa phần học sinh không gắn liền được mối quan hệ giữa tri thức Văn học sử và tác phẩm văn học cụ thể . Sự tách bạch giữa hai loại tri thức này khiến cho các em thiếu đi cái nhìn khái quát và biện chứng đối với một hiện tượng văn học mà các em đang khám phá. Hơn nữa, trong quan niệm của các em, Văn học sử như những tiết học đảm bảo đúng theo phân phối chương trình và các em chỉ học và đọc những bài dạy về Văn học sử với tính chất bắt buộc.

Khảo sát cũng cho thấy chính những giáo viên khi dạy những tiết học về văn học sử cũng tỏ ra không mấy hứng thú, say mê. Cũng do sự hạn định về thời lượng lên lớp nên giáo viên chỉ có thể đưa ra những nhận định, những luận điểm khái quát nhất, trừu tượng và khó hiểu cho học sinh mà lại ít có thời gian để minh họa, mở rộng thêm để học sinh hiểu cặn kẽ, tỏ tường.

Bài học Văn học sử không thu hút hứng thú của học sinh điều đó không hoàn toàn do thầy giáo mà cũng không hẳn từ phía học sinh. Vấn đề ở đây là làm sao tìm ra một phương pháp giảng dạy phân môn này một cách thích hợp nhất vừa đảm bảo thời gian truyền thụ kiến thức mà còn kích thích được sự thích thú, say sưa của học sinh.

KẾT LUẬN

Để nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp giảng dạy mới góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các giờ Văn học sử nói chung và giờ dạy tác gia văn học nói riêng, tác giả khóa luận góp phần đáp ứng nhu cầu trên của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Sau một quá trình thực hiện đề tài, tác giả khóa luận đã nghiên cứu được những vấn đề sau:

1. Từ việc tìm hiểu các phương pháp truyền thống và phương pháp mới trong dạy học văn bản Văn học sử, chúng tôi đi đến khẳng định: Phương pháp đọc – hiểu là phương pháp phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Nó đã khắc phục được những mặt còn hạn chế của các phương pháp dạy văn học sử đã có trước đó. Đọc – hiểu là phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu thời đại, yêu cầu của hoạt động dạy và học hiện nay.

2. Áp dụng các thao tác đọc – hiểu trong việc dạy bài học về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THPT.

Với những nội dung đã nghiên cứu, khóa luận đã góp phần hiện thực hóa những nguyên tắc nói chung, lí giải phân tích qua hệ thống ví dụ, giúp người giáo viên hiểu được bản chất của phương pháp đọc – hiểu. Đồng thời khóa luận đã từng bước đi vào triển khai việc dạy đọc – hiểu Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cho giáo viên THPT đưa ra cách thức tổ chức một giờ đọc – hiểu tác gia qua các bước cụ thể. Với giáo án thiết kế thể nghiệm, khóa luận giúp người giáo viên hình thành, hình dung cách thức soạn giáo án theo phương pháp đọc – hiểu về tác gia văn học.

Do phạm vi đề tài nghiên cứu, sự hạn chế về thời gian và kiến thức, khóa luận mới chỉ dừng lại ở vấn đề tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và sẽ không

tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả khóa luận rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng bạn đọc.

Một phần của tài liệu Đọc - hiểu tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông (Trang 27 - 31)